d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết
2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo là sự vận dụng sáng tạo, phát triển tinh hoa tư tưởng giáo dục phương Đông,
dụng sáng tạo, phát triển tinh hoa tư tưởng giáo dục phương Đông, phương Tây và chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
Trong quan niệm phương Đông (chủ yếu là Nho giáo), Người thầy có một vị thế quan trọng đến mức thiêng liêng. Người thầy là mẫu mực về nhân cách, tri thức, đạo đức, là người có ảnh hưởng quyết định đến thành cơng của học trị. Học trị chỉ có thể học theo thầy, cải tiến lý thuyết của thầy, chứ khơng được phản bác thầy. Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục theo hệ tư
tưởng của Nho giáo. Bằng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Người đã khai thác, chắt lọc, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp của Nho giáo để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, trong đó có những tư tưởng tiến bộ về nghề dạy học, về người thầy.
Đối với phương Tây, khái niệm người thầy khơng có ý nghĩa là bề trên như ở phương Đông (người thầy giống như cha mẹ). Mối quan hệ giữa thầy và trò theo quan niệm phương Tây là bình đẳng, cùng học hỏi lẫn nhau để tìm ra chân lý. Xơcrát dạy học trị bằng phương pháp đàm thoại, khơng áp đặt quan điểm của mình. Arixtốt, bằng các cơng trình nghiên cứu của mình, đã thẳng thắn phản bác lại quan điểm duy tâm thần bí của thầy mình là Platôn. Các Mác đã kiên quyết cải biến phép biện chứng duy tâm của người thầy Hêghen để lập ra phép biện chứng duy vật.
Qua những năm tháng hoạt động cách mạng ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Liên Xô,... Hồ Chí Minh đã nghiền ngẫm rất nhiều về sự phát triển của các nước phương Tây. Từ suy nghĩ vào trạc tuổi 13, muốn tìm hiểu những gì ẩn dấu đằng sau khẩu hiệu của cách mạng Pháp “Tự do, bình đẳng, bác ái”, đến việc đi xem tận mắt “nước Pháp và các nước khác” để trở về giúp đồng bào mình, Hồ Chí Minh đã học hỏi rất nhiều từ tư tưởng và phương pháp dân chủ của nền văn hóa phương Tây. Dân chủ vừa là phương thức, vừa là động lực của sự phát triển trong xã hội, và cũng là nét đặc sắc trong nền giáo dục phương Tây, nơi mà người học có thể khẳng định “thầy là quý nhưng chân lý cịn q hơn”. Tư tưởng giáo dục dân chủ phương Tây đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về xây dựng đội ngũ nhà giáo nói riêng.
Hồ Chí Minh ln coi Mác, Ăngghen, Lênin là những người thầy vĩ đại, và Người đặt mình là học trị nhỏ của các vị ấy. Người cho rằng tinh túy của học thuyết Mác - Lênin là phương pháp làm việc biện chứng. Phương pháp luận ấy chính là kim chỉ nam cho việc xây dựng nền giáo dục mới của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Nó địi hỏi người cách mạng phải biết vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng, chứ không phải đi tìm những kết luận sẵn có trong sách vở kinh điển. Điều này hoàn toàn trái ngược với phương pháp giáo dục của Nho giáo, coi những điều được viết ra trong sách thánh hiền là chân lý bất di bất dịch. Không chỉ lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin làm “chiếc cẩm nang thần kỳ” cho hành động, Hồ Chí Minh cịn học tập từ những nhà kinh điển những phẩm chất đạo đức mẫu mực. Đó là tình bạn thủy chung, lối sống tình nghĩa, hy sinh vì nhau, vì những mục tiêu cao cả của cách mạng của hai người thầy vĩ đại Mác và Ăngghen. Do đó, Hồ Chí Minh đã căn dặn những người cách mạng Việt Nam là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là phải lao động sáng tạo, phải ln hồn thành nhiệm vụ được giao và hơn hết là phải sống với nhau có tình, có nghĩa.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển tinh hoa tư tưởng giáo dục phương Đông, phương Tây và chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu ra được hệ thống tư tưởng của mình về xây dựng đội ngũ nhà giáo. Đó là hệ thống quan điểm xác lập vị trí, vai trị của nhà giáo, mục tiêu, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo trong điều kiện đất nước đã giành được độc lập, xây dựng chế độ dân chủ mới và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây chính là hình mẫu, là chuẩn mực để xây dựng đội ngũ nhà giáo ở nước ta hiện nay.