d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết
3.2.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, các trường đại học ở Tây Nguyên đều có kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Hàng năm, lãnh đạo các trường đều tổ chức những buổi làm việc với các khoa để ra soát tiến độ thực hiện kế hoạch, đề án, kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Giải pháp được các trường triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua là đẩy mạnh đào tạo trong nước, đào tạo tại chỗ, đồng thời tích cực mở rộng quan hệ quốc tế để tìm nguồn học bổng gửi giảng viên đi đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,… Các trường như Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt đề ra yêu cầu bắt buộc giảng viên trẻ, mới tuyển dụng phải đi học cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngồi.
Để tìm hiểu thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, đề tài tiến hành khảo sát các khâu: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ; Cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước; Cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài và tạo điều kiện cho giảng viên tự đào tạo, bồi dưỡng.
Bảng 3.5: Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Stt Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV GV CBQL
1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 3.00 4.12 2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ 2.83 3.31 3 Cử GV đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước 4.15 4.28 4 Cử GV đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài 4.11 4.31 5 Tạo điều kiện cho GV tự đào tạo, bồi dưỡng 2.87 4.00
Điểm trung bình 3.18 3.96
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án
Kết quả khảo sát cho thấy: tất cả các nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đều được hai nhóm đối tượng đánh giá từ mức “Bình
thường” đến “Tốt”. Trong tất cả các nội dung, nhóm cán bộ quản lý đều đánh
giá mức đạt được cao hơn nhóm giảng viên. Có những nội dung cả hai nhóm đánh giá có sự thống nhất cao, đều ở mức “Tốt” và “Rất tốt”. Cụ thể là: “Cử
giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài” được đánh giá cao nhất (CBQL:
4.31, GV: 4.11); tiếp theo là “Cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước” cũng được đánh giá ở mức “Tốt” và “Rất tốt” (CBQL: 4.28, GV: 4.15). Kết quả này phản ánh đúng thực tế các trường trong thời gian vừa qua đã khá tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ và tạo điều kiện cho giảng viên tự đào tạo, tự bồi dưỡng, đồng thời cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, nước ngồi. Nhờ đó, số giảng viên có học vị sau đại học, đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên tăng lên đáng kể, đáp ứng được nhu cầu phát triển của các trường trong giai đoạn 2013 - 2018.
Tuy nhiên, khi được phỏng vấn, các giảng viên cũng chia sẻ những khó khăn trong q trình đào tạo, bồi dưỡng là: rào cản về ngoại ngữ; một số chuyên ngành đặc thù khó dự tuyển ở nước ngồi; giảng viên trẻ rất khó khăn
trong việc sắp xếp cơng việc gia đình; khó khăn về kinh phí đào tạo, bồi