d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết
4.2.2.2. Xây dựng đội ngũ giảng viên về số lượng, cơ cấu
Theo Hồ Chí Minh thì chất lượng đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục, số lượng không quyết định chất lượng. Người luôn coi trọng chất lượng hơn số lượng, cốt thiết thực chu đáo hơn tham nhiều. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến số lượng, vì số lượng cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng. Tại Hội nghị tồn quốc lần thứ nhất về cơng tác huấn luyện và học tập (6-5-1950), Hồ Chí Minh đã chỉ ra hạn chế của việc thiếu người dạy: “Thiếu người giảng thì học viên đâm chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi “bắt phu”, vì thế người đến giảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như chuồn chuồn đạp nước, dạy không được chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi lại phải “bịt lỗ”, người “bịt lỗ” năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đồn thể. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang” [103, tr.362-363]. Tháng 7-1953, Người nói về hạn chế của lớp học chính trị cho đảng viên: “Do thiếu kinh nghiệm và rất thiếu
giảng viên có chất lượng nên ban đầu kết quả khơng được hài lịng lắm” [105,
tr.184]. Như vậy, trong công tác giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phải đảm bảo đủ số lượng người dạy để hướng tới chất lượng giáo dục.
Đến năm học 2017 - 2018 các trường đại học ở Tây Nguyên tổng số ngành đào tạo là 117 ngành, trong đó có 8 ngành tiến sĩ, 19 ngành cao học, 78 ngành đại học và 12 ngành cao đẳng với tổng số 28.777 sinh viên, học viên. Tổng số giảng viên là 988 người. Tỉ lệ chung giảng viên/sinh viên là 1GV/29SV [126, tr.98]. Như vậy, tỉ lệ giảng viên/sinh viên cao hơn mức qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo là từ 17 đến 26 sinh viên/1 giảng viên. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên phát triển năng lực nghiên cứu, cần đưa tỉ lệ giảng viên/sinh viên về mức trung bình là 1GV/20SV. Như vậy, ngay thời điểm hiện tại, cần nâng tổng số giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên lên 1.400 người, tức là các trường cần tuyển mới khoảng 400 giảng viên, chưa kể số giảng viên cần tuyển để bổ sung cho các giảng viên nghỉ hưu theo chế độ và chuyển công tác đi nơi khác.
Theo dự báo, dư địa để các trường đại học ở Tây Ngun mở rộng qui mơ đào tạo vẫn cịn. Các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên cần và có thể duy trì qui mơ đào tạo từ 10.000 đến 15.000 sinh viên (đây cũng là qui mô đào tạo phù hợp với qui định của Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học). Trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trường Đại học Bn Ma Thuột có thể duy trì qui mơ đào tạo từ 1.000 đến 2.000 sinh viên, trên cơ sở tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao (tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư). Dự báo, trong 5 đến 10 năm tới, qui mô sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên sẽ dao động ở mức 30.000 sinh viên. Với tỉ lệ giảng viên/sinh viên ở mức trung bình là 1GV/20SV thì tổng số giảng viên cần có là 1.500 người. Như vậy, trong 10 năm tới các trường cần tuyển mới tổng số giảng viên là 500 người, trung bình mỗi năm tuyển mới khoảng 50 giảng viên. Tất nhiên, số giảng viên tuyển mới còn phải căn cứ vào từng ngành đào tạo cụ thể. Căn cứ vào thực tế đội ngũ giảng viên ở Tây Nguyên hiện nay, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên nhóm
ngành sức khỏe. Hiện tại, trong 4 trường đại học ở Tây Ngun thì có 3 trường có đào tạo nhóm ngành sức khỏe. Hơn nữa định hướng của Chính phủ tại Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2011 Về phát triển giáo
dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, nêu giải pháp định hướng: Ưu tiên đầu tư cho Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt phát triển theo hướng đa ngành, từng bước mở thêm ngành nghề đào tạo mới theo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của vùng, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu mạnh của vùng Tây Nguyên. Tập trung phát triển Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên làm cơ sở để thành lập Trường Đại học Y Dược khi có đủ điều kiện [138, tr.4].
Về cơ cấu, đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện đang mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu dân tộc. Số sinh viên ngành y, dược chiếm tỉ lệ lớn, nhưng số giảng viên lại thiếu hụt nhiều. Do đó, trong thời gian tới các trường cần có chính sách tập trung vào phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành sức khỏe. Vì đội ngũ giảng viên khối ngành sức khỏe là khối ngành rất khó tuyển, hơn nữa nhu cầu của các trường và của xã hội đều cần, do đó, các trường có đào tạo ngành này một mặt phải tích cực tạo nguồn tuyển từ sinh viên của trường, mặt khác phải có chính sách cụ thể tạo động lực để giữ chân những giảng viên đang làm việc tại trường.
Các trường đại học ở Tây Nguyên cần đặc biệt chú ý đến xây dựng đội ngũ giảng viên người dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì theo Hồ Chí Minh, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ để các dân tộc thiểu số tự tổ chức, quản lý lấy công việc của mình là một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cách mạng. Đối với vùng Tây Nguyên, nhiệm vụ ấy trước hết phải là sứ mạng của các trường đại học ở Tây Nguyên. Muốn đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Ngun thì ngồi giảng viên là dân tộc đa số, tất yếu phải có một tỉ lệ nhất định giảng viên là dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ giảng viên là người dân tộc thiểu số trong các trường đại học ở Tây Nguyên chiếm một tỉ lệ rất nhỏ với số lượng 25 giảng viên, chiếm khoảng 0,2% tổng số giảng viên. Số giảng viên này hầu hết tập trung ở Trường Đại học Tây Ngun. Do đó, thời gian tới cơng tác xây dựng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ở Tây Nguyên cần hết sức chú ý đến cơ cấu dân tộc, cần và có thể nâng tỉ lệ giảng viên là người dân tộc thiểu số lên khoảng 1% trong tổng số giảng viên.
Về cơ cấu trình độ, hiện nay trong đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư cịn ở mức thấp (18,8%), đặc biệt là tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư (chỉ 4,6%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ đại học cịn chiếm tỉ lệ cao (23%). Do đó, cần xác định mục tiêu theo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025 (Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15-01-2019) là đến năm 2025 các trường đại học ở Tây Nguyên có 100% giảng viên đạt chuẩn trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít nhất 25% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2030 có ít nhất 35% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các trường trong thời gian tới cần tập trung vào thực hiện mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ. Trước hết là đẩy mạnh việc cử đi đào tạo trong nước, nước ngoài và đào tạo tại chỗ số giảng viên chưa đạt chuẩn (trình độ cử nhân), số này hiện có 229 người (23,2%). Mục tiêu đến năm 2025, 100% giảng viên đạt chuẩn. Cần có chế tài mạnh, chuyển công tác khác hoặc buộc thôi việc đối với những giảng viên đến thời hạn 2025 mà chưa đạt chuẩn. Về đào tạo trình độ tiến sĩ cần lựa chọn một số ngành mũi nhọn của các trường để cử đi đào tạo, có động viên, khuyến khích về tinh thần, vật chất, đồng thời có qui hoạch bắt buộc phải đi đào tạo tiến sĩ. Từ nay đến năm 2030, các trường đại học ở Tây Nguyên phải bổ sung thêm khoảng 200 giảng viên trình độ tiến sĩ thì mới đạt tỉ lệ 35% giảng viên trình độ tiến sĩ. Điều này
địi hỏi các trường phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và có các giải pháp khả thi để thực hiện.
4.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠIHỌC Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019 - 2030