Xây dựng đội ngũ nhà giáo về chất lượng

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 54 - 61)

Nhà giáo chính là người quyết định chất lượng giáo dục, là người có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với sự phát triển của cá nhân người học mà còn đối với sự phát triển xã hội. Nếu người thầy kém chất lượng sẽ làm hỏng người học, nguy hiểm hơn là làm hỏng cả một thế hệ, cả một nền giáo dục. Do đó, trong xây dựng đội ngũ nhà giáo, chất lượng phải đặt lên hàng đầu, luôn coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Hồ Chí Minh coi nhà giáo cũng là người cán bộ của Đảng, của Chính phủ. Người khẳng định cán bộ là cái gốc của mọi công việc, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đây là bài học mà Người tổng kết sâu sắc từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng nước ta. Do đó, có thể khẳng định nhà giáo là nền gốc của sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục thành công hay thất bại là do nhà giáo tốt hay kém. Cái quyết định ở đây là chất lượng nhà giáo. Nghiên cứu các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy Người quan tâm xây dựng chất lượng nhà giáo ở ba mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức;

chun mơn; và phương pháp giảng dạy. Về chính trị, tư tưởng, đạo đức:

Trong chất lượng ĐNNG, nội dung chính trị, tư tưởng, đạo đức được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Theo Người, chính trị phải có trước chun mơn.

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị tồn quốc lần thứ nhất về cơng tác

huấn luyện và học tập ngày 6-5-1950, Hồ Chí Minh đã phân tích rất tồn diện

vấn đề dạy và học. Trong bài nói chỉ dài 9 trang giấy với gần 3000 từ, Hồ Chí Minh đã nêu lên một cách khá đầy đủ và toàn diện những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nền giáo dục Việt Nam. Theo Người, mọi vấn đề của nền giáo dục cũng chỉ xoay quanh hai chữ “huấn luyện” và “học tập”, hay có thể nói ngắn gọn hơn là “việc dạy” và “việc học”. Mọi quan điểm và giải pháp cuối cùng đều phải trả lời cho được những câu hỏi: dạy ai? ai dạy? dạy cái gì? dạy để làm gì? dạy như thế nào? học cái gì? học để làm gì? học như thế nào? Và vị trí của hai nhân vật này (người dạy, người học) trong nền giáo dục như thế nào?

Muốn trường học, lớp học có chất lượng, yếu tố quyết định là chất lượng người dạy, người huấn luyện (tức nhà giáo). Khơng thể có trị giỏi nếu như khơng có thầy giỏi. Sau khi chỉ ra thực trạng công tác huấn luyện, đối tượng huấn luyện, Người đi vào trả lời câu hỏi ai huấn luyện ? “Không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [103, tr.356]. Như vậy, Người đã chỉ ra rằng, chất lượng ở đây là: thứ nhất, phải thạo nghề; thứ hai, phải chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, tác phong. Nghề ở đây là nghề dạy, nghề huấn luyện, dạy về ngành gì, chun mơn gì thì hiểu rõ về chun mơn đó, cả lý thuyết và thực hành. Nghề huấn luyện, nghề dạy có địi hỏi cao về tư tưởng, đạo đức, tác phong, tức là phải kiểu mẫu, phải chuẩn mực. Nói tóm lại là chất lượng nhà giáo thể hiện ở tư tưởng, đạo đức tốt, chun mơn giỏi. Tất cả hịa quyện vào nhau, thống nhất trong một con người: người thầy giáo. Đó cũng chính là lý do vì sao ngay câu đầu tiên khi nói về người huấn luyện, Hồ Chí Minh khẳng định “Khơng phải ai cũng huấn luyện được”.

Hồ Chí Minh yêu cầu người huấn luyện (người dạy) “phải thạo nghề”, “phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” cụ thể là:

Về tư tưởng: người thầy phải tự cải tạo tư tưởng của mình. Tức là tự mình phải biết làm sạch mình, “tẩy rửa khuyết điểm”, “rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc” [103, tr.359]. Những khuyết điểm về tư tưởng của các thầy, các cơ được Hồ Chí Minh nói đến nhiều lần, trong nhiều bài nói chuyện, bài viết, thư từ cho ngành giáo dục. Những khuyết điểm tư tưởng này có những trạng thái thậm chí đối lập nhau. Có những thầy, cơ ln tự cho mình là giỏi, là biết tất cả, cái gì cũng biết, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (mọi nghề đều thấp kém, chỉ có đọc sách là thanh cao). Chỉ coi nghề mình là cao q, là thanh cao, cịn tất cả các nghề khác là thấp kém. Từ tư tưởng này mà sinh ra tự kiêu, tự mãn, óc địa vị, khơng chịu học hỏi ai, xa rời nhân dân, coi thường nhân dân, coi khinh lao động chân tay. Người thẳng thắn phê phán: “Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” [103, tr.356]. “Có người cho là “dân ngu khu đen”. Thế là tầm bậy. Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thơi” [105, tr.101].

Nhà giáo phải gột rửa tư tưởng so bì, sợ khó nhọc, khơng coi trọng nghề giáo, khơng n tâm cơng tác: “làm thầy giáo không oanh liệt, không anh hùng” [107, tr.388]; “khó nhọc nhưng lại khơng có tiếng tăm. Kháng chiến giết được nhiều giặc sẽ trở thành chiến sĩ, anh hùng, vào nhà máy có nhiều sáng kiến sản xuất vượt mức cũng trở thành chiến sĩ, anh hùng [107, tr.369]; “Là so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ, an nhàn [108, tr.249].

Ln đấu tranh trong bản thân để xóa bỏ tư tưởng bàng quan, thiếu trách nhiệm. Chỉ lo dạy kiếm tiền, “gõ đầu trẻ kiếm cơm”. Ỷ lại, trên bảo sao thì làm vậy, khơng có sáng kiến, hăng hái,... “Vì bàng quan mà khơng chú ý gì

đến đấu tranh chính trị và tư tưởng, ai cứ mặc ai. Ăn xơi chùa thì đánh chng, hết xơi chùa thì khơng đánh chng [109, tr.269]. “Thầy giáo ngày nay không phải như trước chỉ biết gõ đầu trẻ, miễn là có bài cho học trò học, cuối tháng bỏ lương vào túi. Bây giờ thầy giáo có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân” [107, tr.389]. Phải xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, ngại đổi mới, chỉ “ngồi chờ Bộ Giáo dục nghĩ ra”. Điều này cũng giống như việc xây dựng chế độ mới, ai cũng nghĩ xây dựng chủ nghĩa xã hội là việc của Bác Hồ (tức là việc của cấp trên, việc của Nhà nước) thì khơng thể tiến lên chủ nghĩa xã hội được: “Thế bao giờ miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội? Tất cả nhân dân cố gắng thì tiến mau, nếu ai cũng nghĩ đó là việc của Bác Hồ thì tiến chậm [107, tr.391].

Người thầy phải không ngừng học tập để xây dựng thái độ học tập đúng đắn: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được cơng việc huấn luyện của mình. Lênin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất [103, tr.356]. Đã là thầy thì phải ghi nhớ hơn ai hết lời dạy của hai người thầy vĩ đại trong lịch sử phương Đông và phương Tây, đó là Khổng Tử và Lênin. Khổng Tử dạy: học không biết chán, dạy không biết mỏi. Lênin dạy: Học, học nữa, học mãi. Đó là sự trùng hợp của một tư tưởng vĩ đại của hai người thầy mn đời.

Hồ Chí Minh chỉ rõ phải học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp. Phải nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và áp dụng vào công tác hàng ngày. Học không chỉ ở thầy, ở sách vở mà còn phải học nhân dân. Phải luôn biết học hỏi quần chúng. Phải tự nguyện, tự giác, xem cơng tác học tập cũng là một nhiệm vụ, tích cực, tự động hồn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, khơng lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc

học tập. Phải bảo vệ chân lý, phải có ngun tắc tính, khơng được ba phải, điều hịa. Phải khiêm tốn, thật thà, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau học tập, mạnh dạn phê bình và thật thà tự phê bình. Khi phê bình, tự phê bình thì phải xuất phát từ ý muốn đồn kết, để đạt đến đoàn kết mới trên cơ sở mới.

Xây dựng thái độ làm việc đúng đắn: Phải ln ln tìm cách cải tiến cơng việc của mình sao cho tốt hơn, tức là dạy tốt, không phải ngồi chờ cấp trên nghĩ ra. Tóm lại người thầy phải ln ghi nhớ: học tập không mỏi, cải tiến không ngừng:

Muốn cải tiến kỹ thuật, phải biết kỹ thuật. Muốn cải tiến tổ chức lao động, cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức. Về mặt này và mặt kia, hiện nay chúng ta đều còn kém. Cho nên phải "học, học nữa, học mãi", như Lênin đã dạy. Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới - trước hết là tổ chức nền sản xuất mới. Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình [109, tr.527].

Phẩm chất đạo đức cách mạng là yêu cầu hàng đầu đối với nhà giáo. Vì đạo đức là gốc của con người, dạy học sinh trước hết là dạy đạo đức làm người, mà “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức” [109, tr.270]; “Nếu chính mình tham ơ bảo người ta liêm khiết có được khơng? Khơng được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được” [105, tr.98]. Như vậy, người thầy phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức. Phải có đạo đức mới dạy học sinh được, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy nói cũng khơng ai nghe.

Hồ Chí Minh thống nhất phẩm chất đạo đức với phẩm chất chính trị, coi hai nội dung này là một, hòa quyện với tài năng, tạo thành một nhà giáo mẫu mực. Mối quan hệ giữa tài và đức, chính trị và chun mơn được Hồ Chí Minh phân tích trong Bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên tháng 8-1959. Người khẳng định “Chính trị là linh hồn, chun mơn là cái xác”, “chính trị là đức, chun mơn là tài” [109, tr.269]. Thầy giáo, cô giáo là cán bộ chuyên môn, đương nhiên phải học tập, rèn luyện về chun mơn, khơng có chun mơn, hoặc chun mơn yếu kém thì khơng thể dạy được. Người nói một cách hình ảnh sự yếu kém của nhà giáo về mặt chun mơn là trình độ “i, tờ”. Do đó, nhà giáo phải khơng ngừng rèn luyện về chuyên môn. Nhưng nhà giáo chỉ chú ý học tập về chuyên mơn thơi thì chưa đủ để làm nhà giáo. Theo Hồ Chí Minh, “chun mơn là cái xác”, nhà giáo chỉ có chun mơn thơi mà khơng có chính trị thì giống như “cái xác khơng hồn”. Chính trị, đạo đức là “linh hồn”, nó vạch đường, chỉ lối cho chun mơn, tài năng đi đúng hướng, phục vụ những mục tiêu tốt đẹp, vì hạnh phúc của nhân dân. Có tài mà khơng có đức là hỏng. Nếu thầy giáo, cơ giáo khơng có đạo đức thì đào tạo ra những cơng dân khơng tốt, những cán bộ không tốt. Điều này gây hậu quả to lớn cho nền giáo dục, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Do đó, theo Hồ Chí Minh nhà giáo phải chú ý cả tài, cả đức, trong đó đức là gốc, là nền tảng.

Nhà giáo phải xây dựng tác phong làm việc sâu sát thực tế, thiết thực, có điều tra nghiên cứu, không chung chung, đại khái. Tác phong dân chủ, gần gũi học trị,...Tùy hồn cảnh, khả năng cần tham gia những cơng tác xã hội, ích nước lợi dân. Gắn lời nói với việc làm, giữ lời hứa. Học đi với lao động. Lý luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm. Nhà giáo “Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và của Nhà nước” [110, tr.71].

Về chuyên môn:

Nhà giáo là cán bộ chun mơn, trong chun mơn Hồ Chí Minh u cầu nhà giáo phải có chun mơn thành thạo, vững vàng. Dạy chun mơn gì phải thành thạo, vững vàng về chun mơn đó. Hơn nữa, dạy và làm, cũng như công tác lãnh đạo phải đúng chuyên môn, “Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội” [103, tr.356], “lãnh đạo hỏa xa phải biết chuyên môn về hoả xa” [103, tr.357].

Người giáo viên dạy chun mơn gì thì phải được đào tạo về chuyên mơn đó. Tức là phải đúng chun mơn. Đào tạo để đi dạy người khác thì phải đào tạo bài bản, đến nơi đến chốn, phải đạt được chuẩn nghề nghiệp nhất định, tức là “thạo nghề”. Không thể lấy thầy rèn để đi huấn luyện thợ nguội, thầy nguội đi huấn luyện thợ rèn. Thầy mà khơng “thạo nghề” thì khơng những khơng dạy được ai mà còn làm hại cho người học và cho xã hội, điều này gây ra hậu quả to lớn, lâu dài cho nền giáo dục - đào tạo, kìm hãm sự phát triển xã hội. Tất nhiên, Hồ Chí Minh lưu ý, chuyên môn của nhà giáo phải luôn gắn liền với phẩm chất đạo đức, chính trị. Chính trị là đạo đức, chun mơn là tài năng, đó là hai mặt khơng tách rời trong nhà giáo, tài và đức, chính trị và chuyên môn luôn đi đôi với nhau.

Về phương pháp giảng dạy:

Theo Hồ Chí Minh, người thầy, muốn trở thành người thầy tốt thì phải có phương pháp giảng dạy đúng, phù hợp với đối tượng. Trong tác phẩm Sửa đổi

lối làm việc viết năm 1947, Người đã chỉ ra một phương pháp giáo dục rất hiện

đại, đó là “Cách học tập: Tổ chức từng ban cao cấp hoặc trung cấp. Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”[102, tr.312].

Người quan niệm phương pháp giáo dục phải căn cứ vào đối tượng, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Học cốt là để làm, học mà khơng làm được thì học mấy cũng vơ ích. Do đó, phương pháp giáo dục, huấn luyện phải thiết thực, phù hợp đối tượng. Hồ Chí Minh phê phán căn bệnh “sáo cũ” trong giáo dục,

đào tạo: “họ đã đưa "thặng dư giá trị" nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông dân. Họ đã đưa "tân dân chủ chủ nghĩa" nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa "biện chứng pháp" nhồi sọ công nhân đang học quốc ngữ” [102, tr,343]. Việc làm này “là phí cơng, phí của, vơ ích” [103, tr.360].

Các phương pháp giáo dục chỉ đạt hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng giáo dục. Trong Thư gửi học sinh, cán bộ thanh niên, nhi đồng năm 1955, Hồ Chí Minh đã nêu rõ nhiệm vụ của mỗi cấp học, bậc học gắn với phương pháp giáo dục phù hợp: bậc đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, kết hợp lý luận và khoa học tiên tiến của nước bạn với thực tiễn của nước ta; bậc trung học thì cần đảm bảo học sinh học những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà; học sinh tiểu học thì cần được giáo dục lòng yêu nước, yêu nhân dân, u lao động, q trọng của cơng, giữ gìn vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp, phương pháp giáo dục phải nhẹ nhàng, tránh gò ép. Như vậy, về phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đề cao việc lấy người học làm trung

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w