Phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 134 - 137)

d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết

4.2.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên

4.2.1. Phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đạihọc ở Tây Nguyên học ở Tây Nguyên

Phương hướng là tầm nhìn, là khát vọng mà con người, tổ chức muốn hướng tới, muốn đạt được, đó cũng là hướng đi tất yếu mà con người, tổ chức phải đi nếu muốn đạt được mục tiêu. Phương hướng đúng là sự kết tinh của lý luận tiến tiến nhất với thực tiễn chín muồi nhất của con người, tổ chức ấy.

Phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên ở đây được hiểu là những quan điểm chung có tính phương pháp luận chỉ đạo quá trình xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030. Đồng thời là lộ trình, tầm nhìn trung hạn để các trường đại học ở Tây Nguyên thực hiện công tác xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như kinh nghiệm thực tiễn nước ta chỉ ra rằng xây dựng đội ngũ giảng viên là cơng việc khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải có tầm nhìn, lộ trình rõ ràng, phải có ý chí và quyết tâm cao, phải cần nhiều thời gian, cơng sức, kinh phí, và đặc biệt phải có cách làm phù hợp.

Phương hướng đúng đắn xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030 phải được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển hệ thống giáo dục đại học và định hướng phát triển của các trường đại học ở Tây Nguyên trong giai đoạn tới.

Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18-01-2019, đã xác định những quan điểm cơ bản sau: Việc xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học cần được coi trọng vì đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học; Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học công lập và các cơ sở giáo dục đại học ngồi cơng lập; Thu hút, trọng dụng và phát huy vai trị của các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ ở trong và ngồi nước đến làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam; Bảo đảm thiết thực, hiệu quả trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

Giai đoạn 5 đến 10 năm tới được dự báo là giai đoạn khó khăn trong phát triển của các trường đại học ở Tây Nguyên. Đây là giai đoạn bản lề để các trường tiến tới tự chủ hồn tồn. Trước áp lực tài chính và cạnh tranh (cạnh tranh nội bộ trường trong khu vực và với các trường ngoài khu vực), bắt buộc các trường phải đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức để tồn tại và phát triển, trong đó phải giải quyết được vấn đề then chốt là xây dựng đội ngũ giảng viên.

Phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên phải bám sát vào định hướng chung phát triển các trường trong giai đoạn 10 năm tới. Để tiến tới tự chủ hồn tồn và có thể phát triển được, con đường đi của các trường đại học trong vùng khơng cịn cách nào khác là phải xác định đúng định hướng phát triển của trường (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng), tái cơ cấu ngành nghề đào tạo, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, xây dựng đội ngũ giảng viên.

Trong tuyên bố tầm nhìn của mình, Trường Đại học Đà Lạt nêu: Xây dựng Trường Đại học Đà Lạt thành trường đại học định hướng ứng dụng và là trường đại học mang tầm khu vực, hướng đến hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Tây Nguyên xác định đến năm 2030 trở thành trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông - lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Trường Đại học Buôn Ma Thuột định hướng trở thành trường chuyên ngành về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phấn đấu trở thành trường Đại học Y, Dược thực hành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước nói chung và khu vực Tây nguyên nói riêng. Trường Đại học Yersin Đà Lạt là trường đại học định hướng ứng dụng, đào tạo theo mơ hình liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu - triển khai và các cơng nghệ hiện đại.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà giáo được xác định là con người tồn diện, kết hợp hài hịa đức và tài, chun mơn và chính trị, là tấm gương khơng chỉ của học trị mà còn của các tầng lớp nhân dân, là người đi trước dẫn dắt sự phát triển của xã hội theo hướng văn minh, hiện đại. Nhà giáo phải kết hợp được giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của phương Đông với khoa học, kỹ thuật, phương pháp, tinh thần dân chủ của phương Tây.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể khái quát phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên là: xây dựng đội ngũ giảng viên phát triển tồn diện, được chuẩn hố, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển đúng định hướng của các trường đại học và những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa Tây Ngun.

Về lộ trình xây dựng có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1: 2019 - 2025; giai đoạn 2: 2025-2030. Giai đoạn 2019-2025, tập trung vào các hướng sau: xây dựng văn hóa tổ chức của trường; xác định những ngành, những lĩnh vực mũi nhọn của trường, tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng cơ chế, chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài về trường làm việc; mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với địa phương, các doanh nghiệp, các trường đại học lớn ở trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên; hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh ở các lĩnh vực liên quan

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w