Về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 97 - 105)

d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết

3.2.1.1. Về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên

Trong giai đoạn 2013 - 2018, để đáp ứng sự phát triển của qui mô đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đại học ở Tây Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên, do đó, đội ngũ giảng viên của các trường trong giai đoạn này có sự phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Trường Đại học Đà Lạt

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên luôn được các nhiệm kỳ hiệu trưởng chú trọng, với nhận thức đây là nguồn lực của mọi nguồn lực để xây dựng nhà trường. Các giải pháp được Nhà trường thực hiện là: đẩy mạnh cử cán bộ giảng dạy đi thực tập, nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài; mở rộng hợp tác quốc tế với các trường đại học nước ngoài về đào tạo và nghiên cứu kho học; tăng cường đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ ở các khoa có đào tạo sau đại học của Trường; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại trường như các lớp nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy đại học; thường xuyên điều chỉnh qui chế chi tiêu nội bộ theo hướng tăng kinh phí hỗ trợ cho giảng viên đi học sau đại học, … Nhờ đó, số lượng và chất lượng giảng viên của Trường không ngừng tăng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Năm 1994, trường có 121 giảng viên, đến năm 2000 tăng lên 205 giảng viên, trong đó tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 53%. Năm 2008, số

giảng viên của Trường là 296, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 68%. Đến năm 2017, tổng số giảng viên của Trường là 330 giảng viên [165, tr.1]. Trong vòng 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2018, số lượng giảng viên Trường Đại học Đà Lạt tăng khơng đáng kể, chỉ có 34 người, trung bình một năm tăng 3,4 giảng viên. Như vậy, số lượng giảng viên của Trường trong 10 năm qua là tương đối ổn định.

Trong số 330 giảng viên của Trường, có 160 giảng viên nam (chiếm 48,5%), 170 giảng viên nữ (chiếm 51,5%), có 01 giảng viên người dân tộc thiểu số (chiếm 0,03%). Có 125 đảng viên, chiếm 37,9% tổng số giảng viên. Trình độ lý luận cao cấp 8 người (2,4%), trung cấp lý luận 25 người (7,6%). Có thể nhận thấy, tỉ lệ giảng viên nam/nữ của trường khá cân bằng. Tuy nhiên tỉ lệ giảng viên là đảng viên và giảng viên có trình độ lý luận trung, cao cấp là rất thấp [165, tr.2-12].

Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 57 người (17,3%); từ 31-40 tuổi có 170 người (51,5%); từ 41-50 tuổi có 57 người

(17,3%); từ 51 tuổi trở lên có 46 người (13,9%) [165, tr.8-9]. Cơ cấu độ tuổi này tương đối hợp lý, có sự kế thừa, bổ sung giữa các thế hệ giảng viên trong Trường.

Về cơ cấu trình độ: trong số 330 giảng viên có 17 phó giáo sư (5,2%), 63 tiến sĩ (19,1%), 207 thạc sĩ (62,7%), 43 đại học (13%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ là 24,3%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 87% [165, tr.1]. Đây là tỉ lệ khá cao so với các trường đại học trong vùng Tây Nguyên. Số liệu thống kê cho thấy Trường Đại học Đà Lạt đã thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khá tốt, và hiện đang có một đội ngũ giảng viên đạt chuẩn chất lượng khá cao, là nguồn lực quí giá để phát triển nhà trường.

Về cơ cấu ngành nghề: Theo Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định có 7 khối ngành. Trường

Đại học Đà Lạt không đào tạo khối ngành II (nghệ thuật) và khối ngành VI (sức khỏe), do đó khơng có giảng viên ngành này. Số giảng viên phân bố ở 5 khối ngành của Trường như sau: khối ngành I (khoa học giáo dục) có 20 giảng viên (6,1%); khối ngành III (kinh doanh và quản lý, pháp luật) có 71 giảng viên (21,5%); khối ngành IV (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên) có 51 giảng viên (15,5%); khối ngành V (công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, nơng lâm và thủy sản, thú y) có 73 giảng viên (22,1%); khối ngành VII (khoa học xã hội, báo chí, khách sạn, thể thao, an ninh, quốc phịng) có 115 giảng viên (34,8%) [165, tr.1].

Như vậy, Trường Đại học Đà Lạt có giảng viên thuộc khối ngành VII chiếm tỉ lệ lớn nhất, 1/3 tổng số giảng viên toàn trường. Sự phân bố giảng viên ở các khối ngành tương đối hợp lý so với các ngành đào tạo của Trường. Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ người học đăng ký vào học các ngành sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn đang giảm đi đáng kể, do đó dẫn đến tình trạng thừa giảng viên ở những ngành này.

Trường Đại học Tây Nguyên

Cùng với sự phát triển của qui mô đào tạo, Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên cũng đề ra nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên. Các giải pháp phát triển đội ngũ được thực hiện là: thu hút sinh viên tốt nghiệp loại ưu ở các trường đại học lớn; giữ những sinh viên giỏi, xuất sắc ở lại trường làm giảng viên; cử giảng viên đi bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo cao học và nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ; xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên từng giai đoạn và tạo điều kiện cho các giảng viên thực hiện qui hoạch; đề ra kế hoạch yêu cầu giảng viên trẻ phải đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài, hỗ trợ giảng viên học ngoại ngữ; tăng chi tiêu nội bộ cho giảng viên đi đào tạo sau đại học, đặc biệt là bậc đào tạo tiến sĩ. Nhờ đó, đội ngũ giảng viên của Trường tăng nhanh qua từng năm.

Năm 1996, Trường có 234 giảng viên, đến năm 2001 tăng lên 265 giảng viên [170, tr.123]. Năm 2006, Trường có 318 giảng viên [170, tr.163]. Năm 2017, tổng số giảng viên của Trường tăng lên là 473 người [170, tr.225]. Trong vòng hơn 10 năm, từ năm 2006 đến năm 2018, số giảng viên của Trường tăng 155 người, bình quân mỗi năm tăng 15 người. Số giảng viên của Trường 0,5 lần trong vòng 10 năm. Nhu cầu đào tạo trong những năm này tăng lên đáng kể, do đó việc tăng số lượng giảng viên là phù hợp.

Trong số 473 giảng viên có 251 giảng viên nữ (53,1%), 222 giảng viên nam (46,9%), có 15 giảng viên là người dân tộc thiểu số (3,2%). Có 225 đảng viên, chiếm 47,6% tổng số giảng viên. Trình độ lý luận cao cấp 51 người (10,8%), trung cấp lý luận 17 người (3,6%) [173, tr.1-2]. Có thể nhận thấy, Trường có tỉ lệ giảng viên nữ khá cao. Tuy nhiên tỉ lệ giảng viên là đảng viên và giảng viên có trình độ lý luận trung, cao cấp là khá thấp. Giảng viên là người dân tộc thiểu số cũng chiếm tỉ lệ thấp.

Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 137 người (29,0%); từ 31-40 tuổi có 201 người (42,5%); từ 41-50 tuổi có 53 người

(11,2%); từ 51 tuổi trở lên có 82 người (17,3%) [173, tr.1-2]. Cơ cấu độ tuổi này cho thấy, giảng viên có độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,5%) tương đương với thâm niên nghề 5 - 15 năm. Đây là đội ngũ kế cận quản lí Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. Giảng viên có độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ 11,2%. Đây là đội ngũ nồng cốt vì phần lớn giảng viên ở độ tuổi này đều có thâm niên nghề trên 15 năm, có trình độ chun mơn cao, có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và quản lý. Đội ngũ giảng viên có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 17,3%, trong đó có một số giảng viên trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu và được kéo dài thời gian làm công tác chuyên môn, làm chuyên gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận thay thế. Đây là một trong những thuận lợi trong công tác tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng viên trẻ của Nhà trường.

Về cơ cấu trình độ: trong số 473 giảng viên có 14 phó giáo sư (3,0%), 60 tiến sĩ (12,7%), 267 thạc sĩ (56,4%), 132 đại học (27,9%) [173, tr.1]. Tỉ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ là 15,7%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 72,1%. Cơ cấu trình độ này thể hiện Trường Đại học Tây Nguyên đang thiếu hụt nhiều giảng viên có trình độ cao, là những nhà khoa học đầu ngành đủ sức dẫn dắt, phát triển Trường theo định hướng nghiên cứu.

Về cơ cấu ngành nghề: trong 7 khối ngành theo Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tây Nguyên không đào tạo khối ngành II (nghệ thuật), do đó khơng có giảng viên khối ngành này. Số giảng viên phân bố ở 6 khối ngành của Trường như sau: khối ngành I có 59 giảng viên (12,5%), khối ngành III có 60 giảng viên (12,7%), khối ngành IV có 08 giảng viên (1,7%), khối ngành V có 103 giảng viên (21,8%), khối ngành VI có 144 giảng viên (30,4%), khối ngành VII có 99 giảng viên (20,9%) [173, tr.1-2]. Đối chiếu với các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của Thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên của các ngành đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, giảng viên khối ngành VI (Sức khỏe) thiếu nhiều (quy định số sinh viên chính quy trên một giảng viên quy đổi là 15). Ngành sư phạm và khoa học xã hội nhân văn, do xu hướng người học đăng ký học giảm, do đó tương lai sẽ dư thừa giảng viên các ngành này.

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Là trường đại học mới thành lập được hơn 10 năm (từ 2004), đội ngũ giảng viên ban đầu chỉ có 10 giảng viên cơ hữu, cịn lại là mời giảng viên thỉnh giảng. Sau đó Nhà trường có chính sách tuyển dụng rồi tự đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học sau đại học ở cả trong và ngoài nước. Năm 2018, tổng số giảng viên của Trường là 92 người [177, tr.1]. Sau hơn 10 năm thành lập (2014-2018), số lượng giảng viên của Trường đã tăng lên đáng kể, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Trong số 92 giảng viên, có 61 giảng viên nam (66,3%), 31 giảng viên nữ (33,7%). Trường khơng có giảng viên là người dân tộc thiểu số. Trong số giảng viên có 10 đảng viên (10,9%), trình độ cao cấp lý luận chính trị có 2 giảng viên (2,2%), trung cấp lý luận chính trị 5 giảng viên (5,4%) [177, tr.1]. Như vậy, tỉ lệ giảng viên nữ trong trường khá cao, tuy nhiên tỉ lệ đảng viên và trình độ lý luận chính trị rất thấp. Đặc biệt là khơng có giảng viên người dân tộc thiểu số.

Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 07 người (7,6%); từ 31-40 tuổi có 25 người (27,2%); từ 41-50 tuổi có 19 người (20,7%); từ 51 tuổi trở lên có 41 người (44,5%) [177, tr.1]. Cơ cấu độ tuổi này cho thấy, đội ngũ giảng viên của Trường có sự mất cân đối, số lượng giảng viên từ 51 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao. Lý do là Trường tuyển giảng viên đã nghỉ hưu và ký hợp đồng dài hạn.

Về cơ cấu trình độ: trong số 92 giảng viên có 04 phó giáo sư (4,4%), 14 tiến sĩ (15,2%), 60 thạc sĩ (65,2%) và 14 đại học (15,2%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ là 19,6%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 84,8% [177, tr.1]. Số liệu cho thấy, Trường có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn trình độ khá cao, thể hiện sự đầu tư có hiệu quả của nhà trường cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

Về cơ cấu ngành nghề: trong 7 khối ngành theo Qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Yersin Đà Lạt không đào tạo khối ngành I (sư phạm) và khối ngành II (nghệ thuật), do đó khơng có giảng viên khối ngành này. Số giảng viên phân bố ở 5 khối ngành của Trường như sau: khối ngành III có 22 giảng viên (23,9%), khối ngành IV có 13 giảng viên (14,2%), khối ngành V có 22 giảng viên (23,9%), khối ngành VI có 14 giảng viên (15,2%), khối ngành VII có 21 giảng viên (22,8%) [177, tr.1]. Đối chiếu với các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của Thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên của các ngành đảm bảo đúng quy định.

Trường Đại học Buôn Ma Thuột

Là trường đại học mới nhất ở khu vực Tây Nguyên, ra đời năm 2014. Chính sách chủ yếu để xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường là ký hợp đồng dài hạn với các giảng viên có trình độ cao ở các trường đại học của Thành phố Hồ Chí Minh, tuyển dụng giảng viên trẻ mới tốt nghiệp ở các trường đại học có uy tín ở trong nước và cử đi đào tạo sau đại học. Sau 4 năm thành lập, đến năm 2018, tổng số giảng viên của Trường có 93 người. Trong đó, giảng viên nữ 35 người (37,6%), giảng viên nam 58 người (62,4%). Trường khơng có giảng viên là người dân tộc thiểu số. Trong số giảng viên có 11 đảng viên (11,8%), trình độ cao cấp lý luận chính trị có 2 giảng viên (2,1%), trung cấp lý luận chính trị 3 giảng viên (3,2%) [161, tr.1]. Như vậy, tỉ lệ giảng viên nữ trong trường khá thấp. Tỉ lệ đảng viên và giảng viên có trình độ lý luận chính trị cũng rất thấp. Đặc biệt là khơng có giảng viên người dân tộc thiểu số.

Về cơ cấu độ tuổi: số lượng giảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 09 người (9,7%); từ 31-40 tuổi có 23 người (24,7%); từ 41-50 tuổi có 21 người (22,6%); từ 51 tuổi trở lên có 40 người (43,0%) [161, tr.1]. Cơ cấu độ tuổi này cho thấy, đội ngũ giảng viên của Trường có sự mất cân đối, số lượng giảng viên từ 51 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao. Lý do là Trường tuyển giảng viên đã nghỉ hưu và ký hợp đồng dài hạn.

Về cơ cấu trình độ: trong số 93 giảng viên có 01 giáo sư (1,1%), có 10 phó giáo sư (10,8%), 03 tiến sĩ (3,2%), 39 thạc sĩ (41,9%) và 40 đại học (43,0%). Tỉ lệ giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là 15,1%, tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 57,0% [161, tr.1]. Số liệu về cơ cấu trình độ giảng viên của Trường cho thấy Trường đang thiếu hụt nhiều giảng viên trình độ cao, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, sau đại học khá thấp, tỉ lệ giảng viên chưa đạt chuẩn cao (43%).

Về cơ cấu ngành nghề: Là Trường định hướng về khoa học sức khỏe, do đó giảng viên của Trường tập trung ở khối ngành VI với 84 giảng viên (90,3%), số giảng viên còn lại thuộc khối ngành VII có 09 người (9,7%). Đối chiếu với các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của Thông tư 32/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giảng viên của các ngành đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, tỉ lệ giảng viên giữa hai ngành đào tạo của Trường là ngành Y đa khoa và ngành Dược học chưa phù hợp. Ngành Y có 37 giảng viên (44%), ngành Dược có 47 giảng viên (56%) [159, tr.2]. Trong khi ngành Y có số lượng sinh viên lớn hơn, cần số lượng giảng viên nhiều hơn.

Bảng 3.1: Số giảng viên cơ hữu và sinh viên các trường đại học ở Tây Nguyên năm học 2017 - 2018

Stt Trường Số giảng viên cơ hữu Số sinh

Tổng GS PGS TS ThS ĐH viên

1 Đại học Đà Lạt 330 0 17 63 207 43 13.500

2 Đại học Tây Nguyên 473 0 14 60 267 132 13.691

3 ĐH Yersin Đà Lạt 92 0 4 14 60 14 500

4 ĐH Buôn Ma Thuột 93 1 10 3 39 40 1.086

Tổng 988 1 45 140 573 229 28.777

(0,1%) (4,5%) (14,2%) (58,0%) (23,2%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của các Trường [161;165;173;177]

Qua số liệu tổng hợp chung ở trên, có thể thấy số lượng giảng viên của các trường đại học ở Tây Nguyên là 988 người, trong khi số sinh viên là 28.777 người, như vậy số lượng giảng viên chưa đáp ứng được qui mô đào tạo. Tỉ lệ giảng viên/sinh viên là 1/29, vượt xa so với mức chung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là 1 giảng viên/20 sinh viên. Tuy nhiên, tỉ lệ này không đồng đều ở các khối ngành. Khối ngành sức khỏe thiếu nhiều giảng viên, trong khi khối ngành khoa học xã hội thừa giảng viên.

Về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, chất lượng cũng cịn nhiều hạn chế. Nếu lấy chất lượng là tỉ lệ giảng viên có học hàm, học vị thì tỉ lệ này trong đội ngũ giảng viên ở Tây Nguyên là khá thấp, chỉ có 18,8% giảng viên trình độ tiến sĩ, tồn vùng chỉ có 1 giáo sư và 45 phó giáo sư. Số giảng viên có trình độ đại học, tức là chưa đạt chuẩn chiếm tỉ lệ cao, tới 23% tổng số giảng viên. Tỷ lệ giảng viên là đảng viên, giảng viên có trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp nhìn chung đều thấp. Tỉ lệ giảng viên là người dân tộc thiểu số cũng rất ít (0,2%). Do đó, trong thời gian tới các trường Đại học ở Tây Nguyên phải giải quyết nhiều vấn đề để xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong giai

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w