Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm bêtông thương phẩm của Xí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (Trang 103 - 108)

. Lợi nhuận sản phẩm bêtông thương phẩm

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm bêtông thương phẩm của Xí

của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9

2.3.1. Ưu điểm năng lực cạnh tranh

67

MHDI9 trong giai đoạn 2015 – 2019, có thể rút ra một số kết quả đạt được:

Thứ nhất, thị phần tiêu thụ sản phẩm BTTP tại Xí nghiệp MHDI9 có xu hướng

tăng lên qua các năm (từ 14,35% vào năm 2015 lên 17,66% vào năm 2019); doanh thu và lợi nhuận sản phẩm BTTP có xu hướng tăng qua các năm, đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp MHDI9.

Thứ hai, Ngay từ đầu thành lập, sản phẩm BTTP đã được Xí nghiệp MHDI9

chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng, đạt các Tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với các Tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm BTTP đã được Xí nghiệp MHDI9 được các chuyên gia trong lĩnh vực VLXD và khách hàng đánh giá có hệ số dư mác cao, cường độ chịu nén cao, độ dẻo bê tông cao hơn hẳn các loại BTTP cùng loại, thích hợp với mọi cơng trình, đặc biệt là các cơng trình dân dụng, chịu được mơi trường ăn mòn và xâm thực.

Thứ ba, Giá thành sản phẩm BTTP đã được Xí nghiệp MHDI9 cạnh tranh so

với các doanh nghiệp VLXD khác, tạo được mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng thơng qua hoạt động chăm sóc khách hàng, chiết khấu giá bán.

Thứ tư, Xí nghiệp MHDI9 có một đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao

động có trình độ kỹ thuật, năng động sáng tạo, đồn kết thống nhất, cùng nhau chung đưa Cơng ty vượt qua khó khăn trong những năm đầu mới đi vào hoạt động để ổn định sản xuất và từng bước vươn lên khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà Xí nghiệp MHDI9 cần phải khai thác và phát huy nhằm thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển của mình trong thời gian tới.

Thứ năm, Uy tín và danh tiếng của Xí nghiệp MHDI9 nói chung và sản phẩm

BTTP nói riêng đang được khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đánh giá ngày càng cao, được ứng dụng đa dạng cơng trình dân dụng và khu vực nên bước đầu đã tạo dựng được hình ảnh, uy tín và danh tiếng của Xí nghiệp MHDI9 đối với người tiêu dùng.

2.3.2. Hạn chế năng lực cạnh tranh

68

còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Xí nghiệp MHDI9 chưa có đội ngũ chuyên gia, quản trị viên giỏi và

có kinh nghiệm phân tích, đánh giá nhu cầu của khách hàng, dự báo xu thế phát triển thị trường, so sánh các tiềm năng và lợi thế của Xí nghiệp MHDI9 với các ĐTCT nhằm xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản có tầm trung hạn và dài hạn để định hướng phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài và nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp MHDI9 trên thị trường BTTP.

Thứ hai, Xí nghiệp MHDI9 là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty

ĐTPT Nhà và Đô thị BQP với nguồn vốn chủ sở hữu được giao rất thấp. Vì vậy năng lực tài chính hiện nay của Xí nghiệp MHDI9 cịn khá yếu, nguồn vốn đầu tư và vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp MHDI9 phần lớn đều phụ thuộc vào nguồn vốn vay Ngân hàng nên hàng năm phải trả chi phí lãi vay khá lớn, làm cho chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả kinh doanh thấp.

Thứ ba, hệ thống trạm trộn BTTP của Xí nghiệp MHDI9 chủ yếu là do Tổng

cơng ty ĐTPT Nhà và Đô thị BQP cấp xuống nên đã cũ và có nhiều bộ phận bị hỏng. Điều đó, khiến Xí nghiệp MHDI9 có lúc phải trì hỗn thời gian cung cấp BTTP đến cơng trình và cho khách hàng để có thời gian sửa chữa vì an tồn cho khách hàng và cơng nhân. Phải đối mặt với khó khăn như vậy đã làm cho khả năng cạnh tranh sản phẩm BTTP của Xí nghiệp MHDI9 bị giảm mạnh.

Thứ tư, Đội ngũ cán bộ của Phịng Kinh doanh Xí nghiệp MHDI9 cịn thiếu về

số lượng, yếu về trình độ và năng lực chun mơn, chưa có các chun gia và cán bộ chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo tuyên truyền và tiếp thị bán hàng nên hiệu quả mang lại còn thấp.

Thứ năm, Việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm BTTP của Xí

nghiệp MHDI9 chưa được quan tâm đầu tư: trong cơ chế thị trường thì thương hiệu là một tài sản vơ hình của doanh nghiệp, có khi nó cịn lớn hơn giá trị tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Chi phí đầu tư cho cơng tác xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu BTTP MHDI9 chiếm tỷ lệ cịn thấp trong doanh thu bán hàng hằng năm.

69

Do đó, năng lực cạnh tranh sản phẩm BTTP của Xí nghiệp MHDI9 cịn có một số hạn chế:

Thứ nhất, về năng lực marketing: Công tác Marketing, quảng cáo, tuyên

truyền cịn hạn chế: Cơng tác nghiên cứu thị trường chưa được tiến hành thường xuyên và tổ chức một cách khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người làm cơng tác thực hiện tiêu thụ là chính; chưa có sự kết hợp giữa các chiến lược 4P (sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ động) để triển khai hoạt động marketing - mix. Công tác quảng cáo, tuyên truyền vẫn cịn nhiều hạn chế, quy mơ quảng cáo cịn nhỏ, khơng có cán bộ chun trách có kinh nghiệm và trình độ cao về cơng tác quảng cáo, tiếp thị bán hàng nên tuyên truyền chưa sâu, hiệu quả mang lại còn hạn chế. Việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng đơi khi thực hiện cịn chậm.

Thứ hai, về năng lực sản xuất và công nghệ: thiết bị phục vụ hoạt động sản

xuất kinh doanh sản phẩm BTTP của Xí nghiệp MHDI9 có sự tương đồng với các ĐTCT, tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ máy móc, thiết bị của Xí nghiệp đa phần từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, các thiết bị được đưa vào sử dụng từ năm 2009 đã khấu hao và công nghệ dần lạc hậu, do đó, năng suất khơng cịn cao như ban đầu.

Thứ ba, về năng lực tài chính yếu, chi phí sản xuất cao nên hiệu quả kinh

doanh còn thấp. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Công ty đều dựa vào nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (vốn cố định) và các Ngân hàng thương mại khác (vốn lưu động). Do đó hàng năm Xí nghiệp MHDI9 phải trả cho các ngân hàng khoản chi phí lãi vay hơn 5 tỷ đồng/năm, làm cho chi phí sản xuất tăng cao, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, về nguồn nhân lực: quy mô lao động và năng suất lao động của Xí

70

Thứ năm, về năng lực quản lý: nhận thức về nâng cao NLCT sản phẩm

BTTP của Ban lãnh đạo Xí nghiệp MHDI9 chưa đồng nhất, do đó, Xí nghiệp MHDI9 chưa có chiến lược đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao NLCT sản phẩm BTTP tại doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân các hạn chế

- Mơi trường chính trị - pháp luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như cơ chế quản lý hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và ngày càng hoàn thiện nên sự điều chỉnh có thể xảy ra. Ngồi ra, các văn bản pháp luật có liên quan đến chính sách về xây dựng cơ bản, đất đai, phát triển các khu đô thị, cơ sở hạ tầng cịn chồng chéo, gây khó khăn cho Xí nghiệp MHDI9 trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh.

- Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh BTTP trên thị trường thành phố Hà Nội diễn ra ngày một gay gắt do ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp phép, trong đó các ĐTCT có tiềm lực tài chính mạnh, trực thuộc Đơn vị có uy tín, tên tuổi trong lĩnh vực VLXD.

- Trong giai đoạn 2016 – 2019, giá NVL phục vụ cho sản xuất BTTP tại Xí nghiệp MHDI9 có chiều hướng tăng theo thời gian vì nhu cầu tăng lên, giá nguyên nhiên liệu tăng và các mặt hàng khác tăng lên cũng kéo giá của NVL cũng tăng lên.

- Các cơng trình xây dựng sẽ địi hỏi sự chính xác về chất lượng BTTP, cung như tiến độ giao hàng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình. Những áp lực từ khách hàng là không thể tránh khỏi đặc biệt với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường. Xí nghiệp MHDI9 đã và đang cố gắng tạo ra sản phẩm BTTP tốt nhất, với giá cả hợp lý, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp MHDI9 và giảm áp lực từ khách hàng, phục vụ họ ngày càng tốt hơn.

71

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÊ TƠNG THƯƠNG PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG MHDI9 –

TỔNG CÔNG TY ĐTPT NHÀ VÀ ĐƠ THỊ BỘ QUỐC PHỊNG ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (Trang 103 - 108)