Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm bêtông thương phẩm của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (Trang 51 - 53)

. Lợi nhuận sản phẩm bêtông thương phẩm

1.2.1.Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm bêtông thương phẩm của

thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng

1.2.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh (NLCT) được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay giữa các học giả vẫn chưa có sự thống nhất chung. Dưới đây là một số quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phổ biến hiện nay:

Theo Nguyễn Thị Quy (2008): “NLCT của một doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những ưu thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời sẽ đảm bảo hoạt động an tồn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.

Tuy nhiên, có thể nói khái niệm về NLCT là của Michael Porter: “NLCT được đánh giá dựa trên năng suất, giá trị của hàng hố và dịch vụ làm ra tính trên một đơn vị nhân lực, vốn, tài nguyên của một quốc gia. Năng suất cao tạo ra mức lương cao (cho người làm công), đồng tiền mạnh (cho một quốc gia), lợi nhuận hấp dẫn trên nguồn vốn và cuối cùng là mức sống cao cho người dân”. (Ngô Kim Thành, 2018)

Tổng hợp quan điểm trên, tác giả đề xuất khái niệm NLCT trong phạm vi nội dung luận văn: “NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi

15

thế cạnh tranh, tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để đạt được lợi ích kinh tế cao, chiếm được thị phần lớn và phát triển bền vững”.

Như vậy, NLCT thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. NLCT không phải là một chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành. Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, marketing.... một cách riêng biệt mà cần phải đánh giá, so sánh những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường.

Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên NLCT, địi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với các đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các địi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh về mình, mở rộng được thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận cao và bền vững.

1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Đặc trưng của ngành VLXD là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Bên cạnh đó, sức ép từ các yếu tố đầu vào, cũng như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh là rất lớn.

Trước đây khách hàng thường sử dụng bê tông được trộn theo phương pháp thủ công nhưng khi trên thị trường xuất hiện BTTP thì khách hàng bắt đầu chuyển sang sử dụng BTTP ngày càng nhiều. Vì sử dụng bê tơng được trộn theo phương pháp thủ cơng thì tốn nhiều thời gian cơng trình mới được hồn thành và đặc biệt là chất lượng khơng cao cịn đối với việc sử dụng BTTP thì sẽ rút ngắn thời gian hồn thành cơng trình, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm được nguồn nhân lực.

16

Chính vì vậy, tác giả đưa ra khái niệm: “NLCT sản phẩm BTTP của doanh

nghiệp VLXD là lợi thế, ưu việt của sản phẩm BTTP mà doanh nghiệp VLXD cung ứng so với đối thủ cạnh tranh, trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để chiếm thị phần và lợi nhuận thu được từ sản phẩm BTTP cao hơn”. Sản

phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD A có khả năng cạnh tranh cao hơn khi sản phẩm BTTP của doanh nghiệp VLXD B cùng chủng loại chiếm thị phần lớn hơn.

1.2.2. Các tiêu chí cấu thành kết quả năng lực cạnh tranhsản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp vật liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh sản phẩm bê tông thương phẩm của Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng MHDI9 – Tổng công ty ĐTPT Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (Trang 51 - 53)