Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 25 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

1.2 Truyền thống cách mạng của phụ nữ Bến Tre trước 1954

1.2.2Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Sau cách mạng tháng Tám, những ngày đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, chị em phụ nữ sôi nổi hưởng ứng “Tuần lễ vàng” và “Quỹ độc lập”. Nhiều chị em đem cả các tư trang, vật kỉ niệm ngày cưới, của hồi mơn đóng góp vào quỹ kháng chiến. Những hành động cao q ấy nói lên tấm lịng u nước nồng nàn của người phụ nữ lúc bấy giờ.

Ngày 23-9-1945, Pháp bắt đầu nổ súng tái chiếm Nam Bộ. Ở Bến Tre do địa hình sơng nước cách trở nên bị chiếm muộn hơn, nhưng khoảng thời gian được tự do chỉ 135 ngày [86, 49]. Và như nhiều nơi khác ở Nam Bộ, nhân dân Bến Tre lại bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ 2.

Người phụ nữ lại gánh vác công việc hậu phương và tiễn chồng ra trận. Tuy nhiên, họ không chấp nhận như người “chinh phụ” xưa chỉ biết tần tảo nuôi con và chờ chồng. Người phụ nữ Nam Bộ nói chung, phụ nữ Bến Tre nói riêng khơng chỉ đảm đang việc nhà cho chồng yên tâm đi chiến đấu mà còn đánh giặc ngay tại quê nhà. Họ tham gia du kích, cơng tác bố phịng, an ninh làng xóm, đi dân công tải lương, tải đạn, nuôi giấu cán bộ, làm địch vận và tham gia các sinh hoạt xã hội, đồn thể v.v…Hầu hết nữ thanh niên ở thơn ấp đều tham gia vào các đội dân quân du kích, bảo vệ trật tự an ninh, đánh giặc giữ làng. Họ có mặt trong các ban chỉ huy

xã đội, huyện đội, tỉnh đội ngang hàng với nam giới. Lực lượng dân qn du kích này cũng đóng vai trị rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chị em đi cày bừa, phát cỏ, làm những việc trước đây nam giới đảm nhiệm. Ở những nơi địch đánh phá suốt ban ngày, chị em sản xuất vào ban đêm. Phong trào trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, phục hồi nghề dệt thủ công để tự túc vải mặc cho nhân dân và cho cả bộ đội phát triển khá mạnh ở Bến Tre. Vải làm ra không những đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn bán sang tỉnh bạn [86, 53].

Cuộc kháng chiến ngày càng gay go, kéo dài, khơng chỉ mang tính chất tồn dân mà cịn diễn ra một cách tồn diện trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Đường lối kháng chiến mà đảng đã đề ra trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12- 1946 là “toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” [5, 44]. Chính vì thế, u nước lúc bấy giờ khơng chỉ đơn thuần là đánh giặc ngoại xâm, diệt giặc đói mà cịn phải diệt giặc dốt. Do đó, mặc dù trong hồn cảnh kháng chiến hết sức khó khăn, chính quyền và các đồn thể cách mạng vẫn cố gắng tổ chức các lớp học bình dân cho nhân dân, chủ yếu là nơng dân, trong đó phụ nữ chiếm một tỉ lệ khơng nhỏ. Một phong trào thi đua học tập xóa mù chữ lan ra khắp nơi, từ vùng tự do, vùng du kích đến nhà riêng, đình chùa, trụ sở cơ quan. Nơi nào cũng có sự tham gia của phụ nữ, kể cả các bà, các mẹ. Vượt qua những khó khăn về thời gian, tuổi tác, phương tiện, hồn cảnh riêng…nhiều chị em đã biết đọc, biết viết, tiến bộ nhanh chóng, đủ sức đảm đương cơng việc, rồi trở thành những cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của ngành hay của địa phương.

Đầu năm 1948, theo đề nghị của Hồ Chủ Tịch, một phong trào thi đua yêu nước (thi đua ái quốc) được phát động trong toàn quân, toàn dân cùng với phong trào “Đời sống mới”. Ở các cù lao Bến Tre, các phong trào này được đồng bào, cán bộ hưởng ứng sơi nổi. Một khơng khí thi đua giết giặc lập công, thi đua sản xuất, tiết kiệm, phong trào ăn sạch, ở sạch phát triển rộng khắp, tạo cho vùng kháng chiến một bộ mặt lành mạnh, vui tươi, đầy tin tưởng. Phong trào văn nghệ quần chúng cũng phát triển chưa từng có đã cuốn hút nhiều chị em tham gia: diễn kịch, múa hát, tự biên, tự diễn theo kiểu “cây nhà lá vườn”. Đây không chỉ là nét mới trong sinh

hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân mà cịn là vũ khí động viên tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người vượt qua gian khổ đi lên, tham gia chống giặc cứu nước.

Cùng với phong trào nam giới tòng quân lên đường giết giặc, nữ giới cũng tham gia vào các công tác xã hội, gánh vác những nhiệm vụ mới của cách mạng và kháng chiến. Chị em hầu như có mặt ở khắp các ngành các cấp, ngày càng đông và họ cũng chứng tỏ rằng khi có điều kiện, phụ nữ cũng có thể làm được những việc mà xưa nay người ta cứ nghĩ chỉ dành riêng cho nam giới. Nhiều người tham gia vào lực lượng vũ trang, làm y tá cứu thương, thông tin, quân báo và các công tác hậu cần, hoặc có mặt trong bộ máy chính quyền các cấp. Chị Ba Định, chị Cẩm Thưởng, chị Võ Thị Thanh Nhàn là những gương điển hình của rất nhiều người phụ nữ Bến Tre như thế.

Sự kiện có ý nghĩa đối với phong trào phụ nữ Bến Tre là Đại hội phụ nữ cứu quốc tại rạp hát Cảnh Xuân ở thị xã (tháng 9-1945). Tại đại hội, đoàn thể phụ nữ ở Bến Tre lấy tên là Đoàn phụ nữ cứu quốc. Một ban chấp hành gồm 11 thành viên được bầu ra, sau đó ở các huyện cũng lần lượt bầu ban chấp hành phụ nữ cứu quốc. Đoàn phụ nữ cứu quốc là một tổ chức đồn thể làm nịng cốt trong phong trào phụ nữ nói chung, là thành viên của Mặt trận Việt Minh sau này. Từ đây, phụ nữ Bến Tre đã có đồn thể riêng cho giới mình, hoạt động theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện, xã. Đoàn phụ nữ cứu quốc không chỉ thu hút chị em lao động, mà cịn tập hợp, đồn kết hầu hết các nữ giáo chức, các chị em thuộc tầng lớp trí thức, tiểu tư sản và tư sản có tinh thần dân tộc, yêu nước, động viên họ đóng góp tiền của, cơng sức cho sự nghiệp kháng chiến.

Khi nói về phong trào phụ nữ thời 9 năm kháng chiến, không thể không đề cập đến Hội mẹ chiến sĩ – một tổ chức có vai trị hết sức quan trọng trong mọi mặt hoạt động của Hội phụ nữ lúc đó. Hội tập hợp hầu hết phụ nữ trung niên, những bà mẹ từ 45 tuổi trở lên. Hội khơng có hệ thống dọc, nhưng được thành lập hầu khắp các xã, từ vùng tự do đến vùng du kích và cả trong vùng địch tạm chiếm. Hoạt động của Hội rất phong phú và đa dạng. Các hội viên Hội mẹ chiến sĩ đóng vai trị nịng cốt trong phong trào “ủng hộ bộ đội”, “nuôi quân” khi họ đang trong đội ngũ chiến đấu,

nhận nuôi thương binh khi anh em khơng cịn khả năng chiến đấu phải phục viên mà khơng có nơi nương tựa. Thậm chí các mẹ cịn đứng ra xây dựng gia đình, bảo trợ cuộc sống đối với anh em như con ruột của mình. Khi chiến sự xảy ra mà bộ đội ta phải rút không đưa thương binh, tử sĩ đi kịp thì chính các mẹ là người tìm cách giấu thương binh, ni dưỡng, rồi sau đó móc nối tìm đường đưa các anh trở về đơn vị hoặc căn cứ, các mẹ cũng là người tổ chức tắm rửa, chôn cất cho các tử sĩ.

Hội mẹ chiến sĩ vận động các chị, các mẹ tăng gia sản xuất để nuôi quân, mỗi nhà có “hũ gạo kháng chiến”, con gà, liếp rau, buồng chuối cứu quốc để khi cần tiếp tế ngay cho bộ đội.

Tình thương u, chăm sóc của các mẹ, các chị khơng chỉ dành riêng cho những chiến sĩ vệ quốc mà còn dành cho các cán bộ cách mạng nói chung, thắm đượm tinh thần “tình dân nghĩa Đảng”. Chính các mẹ, các chị là những người nuôi giấu, che chở bảo vệ cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng, đào hầm bí mật, canh chừng địch, bảo vệ bí mật, bảo vệ cơ quan. Điều này đã trở thành nếp, thành ý thức thấm sâu trong lòng các mẹ, bà chị và được kế thừa, phát huy mạnh hơn, linh hoạt hơn trong thời chống Mĩ.

Trong những cống hiến của phụ nữ Bến Tre thời kháng chiến chống Pháp, có hai sự kiện để lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức nhân dân. Đó là việc chị Ba Định cùng một số đồng chí khác như Ca Văn Thỉnh, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, Đào Công Trường được Tỉnh ủy Bến Tre giao nhiệm vụ vượt biển (trong hoàn cảnh bị địch bao vây, phong tỏa rất ngặt nghèo) ra Trung ương để báo cáo tình hình và xin vũ khí tiếp sức cho cuộc chiến đấu của chiến sĩ và đồng bào đang “đói” súng và đạn dược (1946). Sau đó, chị đã chọc thủng vịng vây của giặc, trở về trên chiếc thuyền đầy ắp vũ khí, hồn thành nhiệm vụ một cách thắng lợi mà ít ai ngờ đến. Sự kiện thứ hai là việc khai sinh ra con kênh mang tên Phụ Nữ dưới tầm bom pháo của giặc bằng sức lực của hàng ngàn dân công nữ của hai huyện Mỏ Cày và Thạnh Phú. Cơng trình được hồn thành trong thời gian kỷ lục (3 tháng), đã góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc về vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược, thương binh ở cù lao

Minh. Có thể coi đây là hai nét son rạng rỡ trên trang sử phụ nữ Bến Tre thời kháng Pháp.

So với thời kỳ thuộc Pháp, hoạt động của phụ nữ Bến Tre có những nét mới khởi sắc hơn. Nếu như giai đoạn trước, những đóng góp của chị em phần lớn thể hiện ở vai trò hậu phương kháng chiến, sự tham gia các phong trào đấu tranh ở mức độ dè dặt nhất định, thì giai đoạn này, chị em đã tích cực, chủ động hịa nhịp chung vào các phong trào đấu tranh cùng với nam giới trên nhiều lĩnh vực: quân sự, văn hóa, y tế, giáo dục…, có đồn thể riêng của giới mình (Đồn phụ nữ cứu quốc) và nhiều người tham gia trong bộ máy chính quyền các cấp.

Nhìn lại chặng đường 9 năm kháng chiến chống Pháp, phụ nữ Bến Tre đã có những cống hiến to lớn, đáng tự hào. Họ có mặt trên hầu khắp mọi hoạt động xã hội, trong các ngành kinh tế, chính trị, qn sự, văn hóa. Ở một số lĩnh vực vai trò người phụ nữ trở nên nổi bật, hay là người đi đầu như trong vấn đề tăng gia sản xuất, nuôi quân, đặc biệt là trong hoạt động của Hội mẹ chiến sĩ. Điều đó chứng minh rằng nếu biết tổ chức, động viên, làm bật dậy sức lực và trí tuệ của chị em thì sự cống hiến của họ khơng thua gì nam giới. Trải qua nhiều khó khăn gian khổ thiếu thốn, vượt lên nhiều nỗi đau mất mát, có biết bao người chị, người mẹ biết nén đau thương, tiếp tục đứng lên gánh vác những nhiệm vụ mà cách mạng đang cần họ. Qua đó, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trưởng thành hơn về số lượng cũng như chất lượng, vị trí của người phụ nữ trong xã hội được nâng cao. Đó cũng là bước chuẩn bị lực lượng, đội ngũ, kinh nghiệm để bước vào một cuộc chiến đấu mới đầy hi sinh, phức tạp và ác liệt hơn nhiều trong hơn hai thập kỉ tiếp theo – giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Tiểu kết chương 1

Ngay từ buổi đầu khai hoang mở đất, người phụ nữ đã tham gia tích cực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, chung tay góp sức với nam giới tạo lập cuộc sống trên vùng đất mới. Vượt qua những khó khăn thiếu thốn về vật chất, về thể trạng, những khắc nghiệt của thiên nhiên, người phụ nữ đã khẳng định vai trị to lớn của mình, khơng chỉ bó hẹp ở phạm vi gia đình, mà cịn vượt ra ngồi xã hội. Thực tế đã minh chứng vô cùng sinh động: phụ nữ có mặt trong đồn người di cư vào nam, họ tham gia khẩn hoang, lập làng, hoạt động kinh tế, văn hóa. Cùng với các thành phần xã hội khác, họ biến vùng đất Bến Tre còn nhiều hoang vu thành một dải cù lao màu mỡ, xanh tươi, đầy sức sống. Có thể xem đây là cống hiến đầu tiên của nữ giới, tạo ra tiền đề cho các thế hệ sau tiếp nối truyền thống của người đi trước.

Khoảng thời gian nước ta đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp là một thử thách thật sự đối với cả dân tộc nói chung và giới nữ nói riêng. Thực tế lịch sử đã cho thấy, người phụ nữ đủ bản lĩnh và ý chí đối mặt với những khó khăn trong suốt cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Họ đảm đang việc nhà cho chồng yên tâm chiến đấu, chăm lo sản xuất, góp gạo ni qn…Chăm lo hậu phương kháng chiến là một cơng việc thường xun và có hiệu quả của nữ giới. Đây cũng là đóng góp nổi bật của phụ nữ trong thời kì thuộc Pháp.

Nhưng khả năng của người phụ nữ chỉ thực sự được phát huy khi có Đảng giác ngộ, động viên. Qua đó, họ tập hợp thành đội ngũ, có tổ chức, tham gia nhiệt tình các hoạt động yêu nước, cùng với toàn dân làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Cách mạng đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và những quyền lợi chính đáng của người phụ nữ. Đó cũng là cơ sở, là niềm tin động viên chị em tiếp tục cố gắng, phát huy khả năng, sức lực, trí tuệ của mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ngay sau đó.

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, người phụ nữ tỏ ra chủ động và can đảm hơn. Không chỉ làm công tác hậu phương, mà chị em cịn tích cực trong lĩnh vực chiến đấu giết giặc. Điểm mới của phong trào phụ nữ giai đoạn này là họ có tổ chức riêng (Hội mẹ chiến sĩ), có đồn thể riêng của giới mình (Đồn phụ nữ cứu quốc)

thu hút chị em thuộc nhiều thành phần xã hội tham gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Đoàn phụ nữ cứu quốc, đội ngũ phụ nữ ngày càng được rèn luyện, trưởng thành. Trong mọi lĩnh vực từ quân sự, quốc phịng cho đến sản xuất kinh tế, văn hóa xã hội đều có dấu ấn của người phụ nữ. Họ trở thành một lực lượng hết sức quan trọng trong khối đồn kết tồn dân tộc chiến đấu vì một lý tưởng chung. Thành tích ấy rất đáng ghi nhận và tự hào. Trên cơ sở của cuộc đấu tranh chống Pháp, phụ nữ tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, và đó chính là tiền đề để phụ nữ phát huy hơn nữa vai trị của mình trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ.

CHƯƠNG 2. ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1960)

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 25 - 32)