7. Cấu trúc của luận văn
3.1 Phụ nữ Bến Tre trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt (1961-1965)
3.1.5 Xây dựng hậu phương kháng chiến
Từ khi Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng ra đời, phong trào phụ nữ miền Nam phát triển quy mô ngày càng rộng, hoạt động của Hội ngày càng phong phú. Cuộc vận động thi đua “năm tốt” được phát động. Cùng với phong trào “ba đảm đang” ở miền Bắc, phụ nữ Bến Tre cùng với phụ nữ toàn miền Nam tích cực hưởng ứng cuộc vận động này. Những kết quả do cuộc vận động đem lại vừa trực tiếp tác động đến cuộc kháng chiến (Đồn kết đấu tranh chính trị, vũ trang, binh vận) vừa phục vụ tốt cho công tác phục vụ chiến đấu. Khắp nơi, phụ nữ đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển cơng tác văn hóa, giáo dục, y tế. Ở đâu cũng có “hũ gạo chống Mĩ”, “con gà, cây chuối thương binh”, các hoạt động văn hóa cũng diễn ra đa dạng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy mọi người hăng hái tăng gia sản xuất và chiến đấu.
Đặc biệt trong công tác phục vụ chiến đấu: giao liên, tiếp vận, dân công, quân y, qn nhu, qn giới…người phụ nữ ln tham gia tích cực. Ở các vùng giải phóng, thanh niên tập trung cho tiền tuyến phần lớn nên chị em phải nỗ lực gánh vác công việc, nhất là vấn đề sản xuất; trên thực tế vẫn đảm bảo phục vụ được yêu cầu kháng chiến. Từ sau đồng khởi năm 1964, phong trào cách mạng Bến Tre phát triển nhảy vọt, số thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu trang bị cho người chiến sĩ đủ các yêu cầu sinh hoạt và chiến đấu cũng tăng lên. Đây là một nhiệm vụ nặng nề đối với cơng tác hậu cần. Trong hồn cảnh đó, chị em phụ nữ
cũng chính là những người tích cực đảm nhiệm công việc này, từ việc trực tiếp gia nhập đội cứu thương, tổ quân y, cho đến việc hưởng ứng phong trào “phiếu ni qn”, đóng góp tiền, lúa vào quỹ “đảm phụ giải phóng”…đều có mặt chị em phụ nữ. Trong những thời gian cao điểm lực lượng quân trang không may kịp để phục vụ, thì các mẹ, các chị đã nhiệt tình ủng hộ, ngày đêm may khơng nghỉ chỉ để “giúp các anh bộ đội sớm có quần áo để mặc chiến đấu.”
Giữa lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ngày càng ác liệt, phụ nữ Bến Tre đang cùng với quân dân cả nước ra sức phấn đấu chống chiến lược chiến tranh mới của Mĩ thì vào tháng 3-1965, Đại hội Phụ nữ giải phóng lần thứ nhất được triệu tập tại căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh). Sau khi tuyên dương những cá nhân và đơn vị xuất sắc trong các mặt công tác, tổng kết phong trào đấu tranh, Đại hội rút ra những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phong trào và phương hướng nhiệm vụ công tác cho những năm tiếp theo. Kết quả tốt đẹp của Đại hội đã tạo niềm phấn khởi to lớn cho giới phụ nữ nói chung, và cũng tại đại hội này, Đảng tặng phụ nữ miền Nam 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Lời phát biểu của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tại Đại hội phụ nữ giải phóng lần thứ nhất (3-1965) đã đánh giá đầy đủ vai trò và cống hiến của phụ nữ miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam:
Trong trận chiến đấu một mất một cịn của tồn dân ta với kẻ thù, qua các thời kỳ phát triển của phong trào, phụ nữ miền Nam luôn luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái, dũng cảm và đầy sáng tạo. Trong những năm đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, chị em phụ nữ đã biểu hiện lịng trung thành vơ hạn đối với cách mạng. Trong thời kỳ cách mạng chuyển lên, nhất là những năm gần đây, phụ nữ miền Nam đã có những cống hiến lớn lao trong cuộc kháng chiến cứu nước của toàn dân ta [48 ,286].
Tuy nhiên, những cống hiến này chưa dừng lại ở đó, vì sự nghiệp chống Mĩ của dân tộc vẫn còn tiếp tục, kháng chiến vẫn cần đến đơi tay, trí tuệ và tấm lịng của
những người mẹ, người chị. Người phụ nữ lại sát cánh cùng với các thành phần xã hội khác bước vào giai đoạn chống Mĩ với tính chất ác liệt hơn khi Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”.