7. Cấu trúc của luận văn
3.2 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre trong những năm chống chiến tranh
3.2.1 Âm mưu và hành động mới của Mĩ – ngụy
Trước thế tấn công như vũ bão của quân và dân miền Nam, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ bị phá sản. Ngô Đình Diệm bị lật. Cũng từ đó, ngụy quyền Sài Gòn bước vào thời kỳ khủng hoảng triền miên khơng lối thốt. Trên các chiến trường, quân đội ngụy bị đánh tan từng mảng. Để cứu nguy, Mĩ đã ồ ạt đưa quân vào trực tiếp tham chiến. Chiến lược chiến tranh cục bộ bắt đầu.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ 12 khẳng định nhân dân ta “có thể đánh bại và có cách đánh bại được tên đế quốc đầu sỏ của chủ nghĩa đế quốc thế giới” [6, 141], đồng thời chỉ rõ, cần tiếp tục kiên trì đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công.
Từ giữa năm 1965 trở đi, Bến Tre cũng như toàn miền Nam phải đương đầu với những khó khăn mới, qn đội Mĩ-ngụy khơng từ bỏ một thủ đoạn nào để đánh phá phong trào cách mạng.
Cuối năm 1965, số cố vấn Mĩ tại Bến Tre là 162 tên, trong đó có 3 đại tá và nắm quyền chỉ huy trực tiếp đến các chi khu. Địch ráo riết thanh lọc nội bộ, đưa tên Nguyễn Phát Đạt về làm tỉnh trưởng, đồng thời đưa những tên được huấn luyện về “bình định” từ Ma-lai-xi-a về tăng cường và củng cố bộ máy chiến tranh ở địa phương.
Chúng tổ chức phòng vệ dân sự thay cho thanh niên chiến đấu, còn thanh niên chiến đấu được đôn lên dân vệ, bảo an và quân chủ lực. Đồng thời với việc đôn quân, địch củng cố 5 đại đội bảo an biệt lập, xây dựng thêm 4 đại đội bảo an, tăng cường hệ thống trận địa pháo trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận bắn sang hỗ trợ.
Mặc cho những cố gắng của địch, hình thái chiến trường tại Bến Tre lúc này có nhiều thay đổi. Vùng giải phóng của ta liên hoàn, hành lang mở rộng, vùng tranh chấp áp sát tới thị xã, thị trấn. Phong trào du kích chiến tranh phát triển cao.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương, Tỉnh ủy Bến Tre xác định nhiệm vụ cấp bách của tỉnh là “Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân, đưa cuộc cách mạng Bến Tre lên bước phát triển cao nhất để giành thắng lợi quyết định” [83, 174].
Cùng với những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên các chiến trường Vạn Tường, Đất Cuốc, Bầu Bàng, Plây - me diệt hàng ngàn tên Mĩ, ở Bến Tre, từ tháng 8 đến tháng 11, quân ta đã dồn dập đánh địch trên khắp các địa bàn, gây cho địch nhiều thiệt hại. Vì thế, chúng điên cuồng chống trả lại bằng mọi hình thức, càn quét kết hợp với phi cơ, phi pháo cả ngày lẫn đêm. Trung bình mỗi tháng chúng càn từ 3 đến 5 lần lực lượng từ trung đoàn đến lữ đoàn với nhiều loại máy bay, tàu chiến. Những xã thường xuyên bị càn quét là Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy, An Định, An Thạnh, Hòa Lộc, Thạnh Ngãi (Mỏ Cày), Thạnh Phú Đông, Tân Hào, Long Mỹ, Phước Long, Thuận Điền, Sơn Phú, Nhơn Thạnh, Mỹ Thạnh, Phong Mỹ, Phong Nẫm (Giồng Trôm), Hữu Định, An Khánh, Phước Thạnh, Phú An Hòa, An Phước, Tam Phước, Tường Đa, Thành Triệu, Phú Túc (Châu Thành). Tại các nơi bị càn, chúng đốt phá, cướp giật, hãm hiếp, giết chóc….gây những thiệt hại lớn về người và của của đồng bào. Ở một số xã thuộc huyện Châu Thành và Mỏ Cày, chúng rãi chất độc hóa học và dội bom cay làm khoảng 10.000 đồng bào bị nhiễm độc và thiệt hại hơn 200 mẫu vườn.
Tháng giêng năm 1966 Mĩ - ngụy mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất trên toàn miền Nam với 2 chiến lược gọng kềm “tìm diệt và bình định”. Tại Bến Tre, chúng cũng tăng cường xây dựng ngụy quân và gấp rút triển khai kế hoạch bình định có trọng điểm.
Về chính trị, chúng tập trung kêu gọi chiêu hàng, tuyên truyền sức mạnh của Mĩ, kết hợp với các hoạt động lừa mị dụ dỗ như thăm hỏi người nghèo, tặng quà cho các em nhỏ, chúng phát sữa, vải và tiền cho những ai ký tên vào đơn “yêu cầu Mĩ ở lại
ba năm”. Đối với phụ nữ, chúng dùng nhiều thủ đoạn vô cùng thâm độc để uy hiếp tinh thần đấu tranh của chị em như:
- Tăng cường khủng bố, bắt bớ, khuyến khích lính ngụy hãm hiếp phụ nữ (chúng treo giải nếu hiếp được 1 phụ nữ bình thường thì được thưởng 1.000đ, nếu hiếp được vợ con cán bộ thì được thưởng gấp đôi và được nghỉ hành quân một thời gian).
- Khuyến khích lập ra những đạo mới kỳ dị như: đạo Bà Trần, đạo Du Dị, đạo Ngúc Ngắc…tuyên truyền kêu gọi chị em vào đạo, an chay, không tụ tập đông, không tham gia cách mạng.
- Lợi dụng phụ nữ và thiếu nhi cung cấp thơng tin cho chúng, gây khó khăn cho chị em bn bán đi ngang đồn bót
- Tăng cường đầu độc phụ nữ bằng lối sống đồi trụy và phát triển nghề mãi dâm, chúng đầu độc nữ sinh bằng lối “sống gấp” thông qua sách báo, phim ảnh khiêu dâm cao bồi. Ngoài ra, chúng tăng cường bắt lính và khủng bố lực lượng đấu tranh chính trị, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho một số đông phụ nữ.
Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy chủ trương “Toàn Đảng bộ, quân và dân Bến Tre phải kiên quyết đánh ngăn chặn các cuộc càn quét, lấn chiếm giành dân của địch, kiên quyết đánh địch bằng 3 mặt, tấn công bằng 3 mũi để tiêu diệt, tiêu hao sinh lực Mĩ, ngụy và chư hầu, làm tan rã dần lực lượng chúng, kiên quyết xây dựng lực lượng vũ trang về số lượng lẫn chất lượng, đẩy mạnh xây dựng vùng giải phóng” [6, 148].
Căn cứ vào nghị quyết công tác phụ nữ của Đảng và các chủ trương của Tỉnh ủy, Hội phụ nữ tỉnh đề ra kế hoạch phát động, tuyên truyền nhằm giúp chị em nhận thức được chủ trương của Đảng, những chuyển biến của tình hình, thấy mặt mạnh, chỗ yếu của ta, sự thất bại của địch, qua đó giải quyết các vấn đề tư tưởng: cầu an, sợ khó, yên phận, sợ chiến tranh gian khổ, sợ bom đạn Mĩ, xây dựng tinh thần quyết tâm hăng hái, lạc quan cách mạng, bám ruộng vườn các hội viên phụ nữ phải làm nòng cốt phát động cho quần chúng đấu tranh. Hội đặc biệt chú trọng phát động học tập cho cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ nhằm làm cho chị em nhận thức rõ
tầm quan trọng của nhiệm vụ đấu tranh chính trị. Phát động phong trào phụ nữ tham gia du kích chiến tranh cũng là hoạt động trọng tâm với các hình thức như làm xã chiến đấu, đi dân cơng, tải đạn, canh gác bố trí, tiếp tế, tải thương, tịng quân v.v…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tổ chức vận động của Hội phụ nữ, phong trào phụ nữ Bến Tre trong những năm chống chiến tranh cục bộ tiếp tục có chuyển biến tốt. Ngồi ba mặt hoạt động nổi bật: đấu tranh chính trị, binh vận và tham gia du kích chiến tranh, phụ nữ cịn là lực lượng đảm nhiệm tốt các công việc hậu phương như văn hóa giáo dục, y tế, xã hội, an ninh.