7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Tình hình Bến Tre sau hiệp định Giơ-ne-vơ
2.1.2 Chính sách của Mĩ – Diệ mở Bến Tre
Hiểu rõ Bến Tre là tỉnh có truyền thống cách mạng, là nơi có địa bàn chiến lược quan trọng, là đầu mối giao thơng nối liền Sài Gịn và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nên Mĩ - Diệm đã không từ một thủ đoạn nào để đánh phá phong trào cách mạng, hòng ngăn chặn phong trào đang dâng lên mạnh mẽ sau thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Thiết lập bộ máy cai trị ở Bến Tre
Ngay sau khi chiếm đóng Bến Tre, Mĩ - Diệm gấp rút thiết lập hệ thống kìm kẹp từ tỉnh đến xã, ấp nhằm thống trị nhân dân lâu dài. Bọn địa chủ phản động, bọn ác ôn và một số phần tử công giáo phản động được sử dụng để thiết lập chính quyền tay sai theo kế hoạch đã vạch sẵn.
“Trước hết, dựa vào hệ thống do thám ở các địa phương, Mĩ - Diệm tập trung lực lượng quân đội, cảnh sát lùng bắt những người cán bộ cách mạng, thẳng tay gạt bỏ những phần tử còn nghi ngờ”. Tiếp theo, chúng “dựng lên một hệ thống thông tin bí mật để nghiên cứu, theo dõi “hành tích cán bộ Việt cộng”, khi đã biết đích
danh họ, chúng lập tức mở cuộc vây bắt cho kỳ hết” [83, 17]. Sau đó là việc đưa ra quy định tố cáo Việt cộng đối với các hương chức hay dân làng.
Ở cơ sở, bộ máy kìm kẹp gồm nhiều thành phần: hội đồng hương chánh xã, ban đại diện ấp, ủy viên cảnh sát, tổng đoàn, xã đoàn dân vệ, tổ chức ngũ gia liên bảo, mạng lưới công an, do thám chìm nổi. Chúng buộc nhân dân làm căn cước, lập sổ hộ tịch, phân loại từng gia đình hịng nắm chặt từng người dân. Chúng tung “công dân vụ” vào tận xã ấp thu thập tình hình nhân sự để lập danh sách cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ
Qua nhiều lần thanh trừng, cải tổ, mãi đến năm 1957, Mĩ - Diệm mới thực sự nắm được bộ máy chính quyền ở Bến Tre, biến nó thành cơng cụ đàn áp, kìm kẹp có hiệu lực. [83, 18].
Bến Tre cũng được xếp vào loại điển hình của chiến trường Nam Bộ nên Mĩ - Diệm đã chọn nơi đây làm thí điểm để đánh phá cách mạng. Cùng với việc chia Bến Tre thành 9 quận, 21 tổng, 115 xã, đặt Bến Tre trong quân khu V, Mĩ - Diệm còn sử dụng những tên ác ôn khét tiếng tàn ác như tên Lê Ba làm tỉnh trưởng để trấn áp cách mạng.
Tăng cường bắt lính, xây dựng lực lượng vũ trang
Song song với việc xây dựng bộ máy kìm kẹp, Mĩ - Diệm gấp rút thực hiện chính sách bắt lính để xây dựng lực lượng vũ trang. Để có đủ quân đóng rải trên 300 đồn ở khắp tỉnh, Mĩ - Diệm tăng cường kết hợp giữa tổ chức quân đội và bộ máy chính quyền, dùng biện pháp khống chế cả ba mặt chính trị, quân sự và kinh tế để bắt thanh niên đi lính.
Đến cuối năm 1956, “lực lượng quân sự của địch tại Bến Tre lên tới 2.906 tên, gồm 9 đại đội bảo an (840 tên) đóng ở 7 quận lỵ và thị xã, 24 tổng đoàn dân vệ, mỗi tổng đồn có 12 tên cơ động, 1.380 dân vệ đóng tại 300 đồn bót và tháp canh. Ngồi ra cịn có 180 tên cảnh sát và 210 tên cơng an duyên hải được tuyển lựa trong số lưu manh côn đồ tại địa phương hoặc từ miền Bắc di cư vào” [6, 27].
Để hỗ trợ cho chính quyền, Mĩ - Diệm cịn có kế hoạch đầu độc, trụy lạc thanh niên, làm họ trở thành những người sống khơng có lý tưởng, thích phiêu lưu, mạo hiểm. Chúng khuyến khích mở các phịng trà, tiệm nhảy, nhà chứa để lôi kéo thanh niên vào con đường ăn chơi trụy lạc, biến họ thành những tên lưu manh. Trên cơ sở đó, chúng khuyến khích thanh niên, trung niên vào các tổ chức như: Tập đồn cơng
dân, Đảng Cần lao nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, Cơng dân vụ, Thanh niên cộng hịa, Phụ nữ liên đới…từ đây, chúng dùng thủ đoạn tinh vi biến chúng
thành những đội vũ trang đặc biệt (gọi là Đội biệt kích, Đồn quân lưu động)
chuyên do thám, chỉ điểm, bao vây lùng bắt cán bộ.
Thông qua các tổ chức ngụy quân, ngụy quyền, các tổ chức chính trị phản động, Mĩ - Diệm cố gắng tạo nên khơng khí sợ sệt, nghi kị, chia rẽ trong nhân dân, hịng làm tê liệt ý chí phản kháng của họ, làm tan rã khối đoàn kết đấu tranh và nguyện vọng thiết tha hịa bình thống nhất nước nhà của nhân dân.
Khống chế, đàn áp, bóc lột nhân dân
Từ cuối năm 1956, sau khi thiết lập bộ máy tay sai, Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố trắng một cách có hệ thống nhằm đàn áp những cán bộ cách mạng, kháng chiến, những gia đình có người tập kết ra Bắc và tất cả những người yêu nước khác.
Dựa vào bộ máy kìm kẹp và mạng lưới mật thám, chỉ điểm gài ở các địa phương, Mĩ - Diệm bắt đầu mở chiến dịch tố cộng, khủng bố quy mô lớn trên khắp tỉnh Bến Tre. “Khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, những cuộc lùng ráp, bắt bớ, tra tấn, nhục hình, giết chóc, cướp phá diễn ra hằng ngày” [83, 21]. Bởi vậy, trại giam ở Bến Tre mọc lên như nấm. Số người bị bắt nhiều đến nỗi đình và trường học ở các xã cũng biến thành nơi giam người. Một bằng chứng cụ thể: Bến Tre có 115 xã nhưng trong các chiến dịch tố cộng lúc ấy có đến 500 nhà giam [83, 22].
Bên cạnh chính sách khủng bố trắng theo phương châm “Thà giết nhầm cịn hơn bỏ sót”, Mĩ - Diệm cịn có kế hoạch thực hiện âm mưu cách ly quần chúng với cách mạng bằng quy định “ai chứa chấp cộng sản cũng bị coi như cộng sản”.
Những năm 1957-1958, Mĩ - Diệm cịn đặt ra chính sách cải cách điền địa nhằm khôi phục giai cấp địa chủ, củng cố chỗ dựa của chính quyền tay sai thực dân mới ở nông thôn.
Bước sang năm 1959, cách mạng miền Nam đã bước sang giai đoạn mới, vì thế, Mĩ - Diệm đã thi hành những thủ đoạn đánh phá cách mạng tàn bạo hơn. Biểu hiện tập trung là việc ban hành luật 10/59 với tên gọi “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sinh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt” [15, 22]. Ngay sau đó, 3 tịa án qn sự đặc biệt được thành lập ở Sài Gịn, Huế và Bn Ma Thuột. Tịa án này có nhiệm vụ và quyền hạn xét xử những hành động gọi là “phá hoại” hay “toan phạm”, chỉ với hai khung hình phạt là chung thân hoặc tử hình.
Sau đó, Diệm cịn buộc quốc hội ra luật số 21 ngày 04-7-1959 cho phép dùng máy chém để tiến hành các án tử hình [83, 27]. Tịa án qn sự đặc biệt Sài Gòn đã lê máy chém khắp các tỉnh đồng bằng Nam Bộ trong đó có Bến Tre để khủng bố, tàn sát những người kháng chiến cũ, những cán bộ cách mạng và quần chúng cách mạng. Chiếc máy chém trở thành biểu tượng của chế độ Ngô Đình Diệm, được dựng tại các chợ, các trung tâm của thôn ấp khiến cuộc sống của đồng bào miền Nam vô cùng “nghẹt thở”. Các nhà lao một lần nữa lại chật ních những người yêu nước. Phong trào cách mạng Bến Tre chịu những tổn thất nặng nề.
Sau những cuộc hành quân bắn giết trả thù rùng rợn, Mĩ - Diệm lần nữa cải tổ cơ cấu hành chính, dồn làng, tập trung dân. Bằng việc lập ra các “khu trù mật”, Mĩ - Diệm thực hiện âm mưu triệt hạ xóm làng, dồn dân vào các trại tập trung để kiểm soát chặt chẽ mọi mặt sinh hoạt, tăng cường đầu độc về chính trị, bóc lột về kinh tế, trụy lạc về văn hóa đối với đồng bào. Đây cũng được xem là những căn cứ chiến thuật, làm bàn đạp để kiểm soát rộng ra nơi khác. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh bắt phu, bắt lính, xây dựng những cơng trình qn sự, thuận tiện cho mọi cuộc can thiệp quân sự khi cần thiết.
Tội ác của Mĩ - Diệm đối với phụ nữ Bến Tre
Hơn 20 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ và tay sai đã gây ra nhiều tội ác đối với phụ nữ Việt Nam cũng như đối với nhân dân Việt Nam. Ở miền Nam, đặc biệt là từ khi chúng triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ”, lính Mĩ và tay sai đã nhằm vào phụ nữ và trẻ em để khủng bố, giết chóc bằng đủ mọi thứ bom đạn, kể cả chất độc hóa học, kết hợp với những thủ đoạn hành hình man rợ nhất.
Chị em có chồng con, anh em tập kết ra Bắc hoặc tham gia cách mạng ở miền Nam, chị em trực tiếp tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng là những người bị Mĩ - Diệm khủng bố dã man hơn cả. Chúng sử dụng những hình thức tra tấn dã man thời trung cổ như “nung sắt đỏ dí vào vú, đốt bộ phận sinh dục, cắt má, cắt cổ thiếu nữ để hút máu, xua chó béc-giê cắn xé người bị trói, bắt rắn thả vào quần làm cho chị em hốt hoảng phát điên…Bọn ác ôn của Mĩ - Diệm thường nói: tra khảo phụ nữ, một là phải làm tuyệt đường con cái, hai là phải làm cho họ bị tàn phế, ba là nếu chết cũng không đền mạng” [74, 5-6]
Chính sách của Mĩ - Diệm đối với chị em phụ nữ miền Nam khơng phải chỉ có đàn áp khủng bố mà cịn nhằm bần cùng hóa họ, khiến cho hàng chục vạn chị em bị mất công ăn việc làm, lâm vào cảnh khốn đốn để chúng dễ bề xơ đẩy họ vào vịng trụy lạc, biến họ thành vật tiêu khiển của bọn bóc lột và bọn xâm lược. Nhưng tất cả lại được che đậy bằng lối tuyên truyền lừa bịp, rằng “nhờ sự phát huy nhân vị, nền tảng của chế độ ta đã chính thức bảo đảm và cơng nhận trên lý thuyết cũng như trên thực tế giá trị của người phụ nữ Việt Nam và trả lại cho người phụ nữ một địa vị cá nhân và tập thể xứng đáng”, rằng “kỷ nguyên này là kỷ nguyên của chúng ta, của phụ nữ…” [74, 6] (Trích bài của vợ Ngơ Đình Nhu đăng trên bào Cách mạng quốc
gia, số ra ngày 23-3-1961)
Mặt khác, chúng lập ra cái gọi là “Phong trào liên đới phụ nữ Việt Nam” do Trần Lệ Xuân cầm đầu mà hoạt động chủ yếu của nó là bắt ép phụ nữ đóng tiền bạc, vật phẩm cho bọn biệt kích ác ơn, nhồi nhét tư tưởng phản động cho giới phụ nữ để họ chống phá cách mạng. Trong khi “Hội phụ nữ Việt Nam” – một tổ chức đã được
thành lập và hoạt động hợp pháp từ năm 1946 đã bị buộc giải tán (5-1962). Bọn Mĩ - Diệm còn ra lệnh “quân sự hóa” phụ nữ, bắt chị em làm gián điệp cho chúng hoặc tham gia vào các cuộc càn quét để làm trò tiêu khiển cho bọn cố vấn Mĩ và bọn ác ôn.
Cuộc sống đau thương của chị em phụ nữ miền Nam dưới ách Mĩ - Diệm được nêu rõ trong chương trình của Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam như một bản cáo trạng: “…Còn biết bao nhiêu chị em phụ nữ chúng ta hiện đang đau khổ và căm hờn vì chồng, con bị bắt bớ, giam cầm, giết chóc, bị cưỡng ép vơ qn đội phản động của Mĩ - Diệm”
Ở nông thôn, chị em phụ nữ nông dân bị cướp đất, tăng tô, bị đe dọa khổ sở. Ở đô thị, chị em phụ nữ công nhân bị sa thải thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, Chị em phụ nữ buôn gánh bán bưng đời sống thiếu hụt, khổ cực và buôn bán ế ẩm. Chị em phụ nữ tiểu tư sản không đủ trường học, không được tự do bn bán. Chị em phụ nữ trí thức khơng được tự do phát huy tài năng…Đau khổ hơn, nhiều chị em chúng ta vì bế tắc khơng có kế sinh nhai, buộc lịng phải cho đợ con, làm nghề mãi dâm nuôi sống [74, 3-4].
Là một bộ phận của phụ nữ miền Nam, phụ nữ Bến Tre cùng chịu chung số phận. Cuộc sống khổ cực, những giá trị tinh thần như tình chung thủy giữa vợ chồng, nhân phẩm và tiết trinh của người phụ nữ bị chà đạp, bị đẩy vào lối sống sa đọa, trụy lạc, phải chịu những tổn thương nặng nề về tình cảm, tinh thần, thể xác. Những thủ đoạn khủng bố, đàn áp của bọn chúng hết sức dã man. Đây là lời kể của “người trong cuộc” – chị Nguyễn Thị Hạnh, cán bộ phụ nữ huyện Thạnh Phú bị địch bắt giam trong lúc đi chuẩn bị cho đồng khởi đợt 2 (tháng 6 – 1960) lúc ấy chị mới 23 tuổi
Trời vừa sáng, bọn lính tràn tới bắn xối xả vào làng, làm một số nông dân trúng đạn, lớp chết lớp bị thương rên la thảm thiết. Thằng Tổng Y lấy bàn chơng có đinh đập bốp bốp lên đầu tôi, làm máu tuôn xối xả tối cả mặt mày...Khi tỉnh dậy thì thấy quần áo tôi bị chúng lột hết, khắp người tôi từ mắt, mũi miệng cho đến cửa mình máu me bê bết, tay chân tôi không cử
động được nữa…chúng mang giày đinh leo lên ngực, lên bụng tôi xoay trịn làm cho da ngực, bụng…tróc da tróc thịt. Có lần chúng bỏ đói tơi suốt 13 ngày khơng cho ăn uống [93, 228-229].
Chúng còn dùng thủ đoạn thâm độc là rút bớt máu, mỗi lần lấy 5cc máu khiến chị chết giấc. Kết quả của những trận đòn roi tra tấn, đánh đập, hành hạ ấy khiến một người con gái 49kg chỉ còn da bọc lấy xương, chỉ còn 19kg rưỡi.
Sau Đồng Khởi đợt 1, địch mở “Chiến dịch bình trị Kiến Hịa” với 10 ngàn thủy quân lục chiến về càn quét, tập trung vào ba xã điểm Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy. Chỉ mới đóng quân vài ngày, đơn vị này đã gây không biết bao nhiêu tội ác, chúng thẳng tay bắt bớ, bắn giết, hãm hiếp, cướp giật…ngày đêm bắn phá bom pháo ác liệt vào thơn xóm. Nhân dân khơng dám ra đường, sợ bị bắt, bị bắn, thậm chí lúa bỏ chín rục ngồi đồng, vì có nhiều đám gặt chị em bị bắn, bị hãm hiếp.
Kể về những ngày tháng này, dì Út Thoại - một trong những nạn nhân của chúng, mắt đỏ hoe như vẫn chưa thể nào quên được tội ác tày đình của chúng cùng những khổ nhục mà dì phải chịu đựng: “Cái bọn thủy quân lục chiến nó ác lắm. Cứ thanh niên là chúng nghi ngờ là Việt cộng, bắt giết hết. Hồi đó biết bao nhiêu người bị đem ra chơn sống, chơn nằm, chơn ngồi, có hầm chơn 2-3 người, cịn phụ nữ thì bị chúng hãm hiếp…” [Tư liệu điền dã tại xã Phước Hiệp, Mỏ Cày]
Chỉ mấy ngày chiến dịch mở màn, chúng đã bắt 37 người tra tấn rồi đem chơn sống trong vịng rào kẽm gai sau bót Chợ Mới (Phước Hiệp)
Có thể nói, sống dưới chế độ Mĩ - Diệm, phụ nữ miền Nam nói chung và phụ nữ Bến Tre nói riêng đã chịu nhiều tổn thất to lớn về mọi mặt tình cảm, sinh mạng và tài sản. Nhưng mọi âm mưu thâm độc, xảo quyệt, mọi hành động khủng bố, đàn áp của Mĩ - Diệm vẫn khơng làm nhụt ý chí đấu tranh của những người phụ nữ, nhất là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ được phát hiện, khơi dậy cùng với khí thế u nước sục sơi của cả dân tộc. Người phụ nữ ngày càng tỏ rõ vai trị tích cực và khả năng to lớn của mình trong mọi cuộc đấu tranh.
“Khơng thể thu hút quần chúng tham gia chính trị nếu khơng thu hút được phụ nữ tham gia chính trị” [74, 1, dẫn theo Lê-nin: Ngày phụ nữ quốc tế đăng trên phụ trương số 51 báo Sự thật (Liên Xô) số ra ngày 8-3-1921]. Câu nói đó của Lê-nin là hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế ở đất nước ta, khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ trong hoạt động đấu tranh chính trị cũng như sức thu hút các thành phần xã hội khác. Chính vì thế, ngay từ khi mới ra đời Đảng ta đã nhận thức rất rõ