7. Cấu trúc của luận văn
3.3 Phụ nữ Bến Tre góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa”
3.3.1 Tình hình miền Nam sau năm 1968 và âm mưu của Mĩ
Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân là mốc đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt của đế quốc Mĩ.
Chính quyền Giơn-xơn buộc phải từng bước xuống thang chiến tranh, chủ trương “phi Mĩ hóa” chiến tranh, từ bỏ chiến lược “tìm và diệt”, chuyển sang chiến lược “quét và giữ”, lấy bình định cấp tốc làm nội dung chủ yếu.
Tháng 11-1968, khi trúng cử tổng thống Mĩ, Ních-xơn đã điều chỉnh chủ trương “phi Mĩ hóa” thành “Việt Nam hóa” tiếp tục kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Việt Nam.
“Việt Nam hóa” là một chiến lược hoàn chỉnh về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của Mĩ là bám giữ miền Nam
Việt Nam, giảm bớt sự dính líu của quân chiến đấu Mĩ trên bộ, nhưng phải giành thế mạnh trên chiến trường để kết thúc chiến tranh bằng thương lượng theo điều kiện của Mĩ. Thực chất, đây là chủ trương dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam với tiền bạc, vũ khí, trang bị của Mĩ và do Mĩ chỉ huy.
Bước vào năm 1969, Mĩ - ngụy dồn sức bình định quyết liệt vùng nông thôn, liên tục càn quét, đánh phá, chà đi xát lại ở các vùng này nhằm tiêu diệt lực lượng cơ sở của ta. Thiệu còn ban hành luật Người cày có ruộng (26-3-1970) với những ưu đãi cho các gia đình có người đi lính nhằm lơi kéo nông dân tạo ra cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho chế độ thực dân mới.
Ở miền Bắc, Mĩ vẫn duy trì các hoạt động trinh sát đường không, các phi vụ ném bom đường mịn Hồ Chí Minh, đánh phá hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển của ta từ Quảng Bình đến Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Song song với việc thực hiện kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam, duy trì các hoạt động khiêu khích phá hoại miền Bắc, Mĩ tăng cường chiến tranh đặc biệt ở Lào và dùng khơng qn, biệt kích đánh phá vùng dọc biên giới Lào – Việt Nam, Cam-pu-chia – Việt Nam, ráo riết hoạt động tình báo nhằm tập hợp lực lượng tay sai, chuẩn bị chiến tranh xâm lược ra tồn bán đảo Đơng Dương.
Những hoạt động mới của đế quốc Mĩ làm cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta căng thẳng và phức tạp hơn trước. Chiến tranh ác liệt và lam rộng trên bán đảo Đơng Dương. Tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta đứng trước thử thách lớn, phải nỗ lực vượt bậc, kiên trì cuộc chiến đấu, đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi.
Thực hiện âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ, tại Bến Tre, địch ráo riết đôn quân, củng cố các đơn vị đã bị ta đánh thiệt hại trong năm 1968, đồng thời xây dựng nhiều đơn vị mới. Chúng mở nhiều cuộc hành quân liên quân Mĩ - ngụy, thực hiện “quét và giữ” đẩy lực lượng ta ra xa thị xã.
Tháng 4-1969, Hội nghị Bộ chính trị đánh giá tình hình, kiểm điểm những sai sót trong chỉ đạo và thực hiện. Cùng với việc vạch ra những mâu thuẫn không thể nào khắc phục được của chiến lược Việt Nam hóa, Bộ chính trị nhận định “Chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên, đẩy mạnh tiến cơng tồn diện
và liên tục, tiến lên một bước mới rất cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược của Mĩ”. Nhiệm vụ trước mắt là “động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với tiến công ngoại giao, ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển chiến lược tiến cơng một cách tồn diện, liên tục và mạnh mẽ, làm thất bại các mục tiêu và biện pháp phòng ngự của địch, đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương phi Mĩ hóa chiến tranh của chúng, đánh cho Mĩ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp và ta giành được thắng lợi quyết định, tạo điều kiện để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hịa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà” [61, 19].
Tiếp thu nghị quyết hội nghị tháng 4-1969, Tỉnh ủy đã đề ra quyết tâm: Phát động mọi khả năng, toàn đảng bộ, quân và dân Bến Tre tiếp tục và nghiêm chỉnh thực hiện các đợt hợp đồng tiến công với các chiến trường chung, đồng thời ra sức ngăn chặn, tiêu diệt, tiêu hao bọn càn qt, đánh phá bình định, nhanh chóng tạo thế bám trụ của Đảng bộ, của các lực lượng vũ trang vào trong dân, vào các địa bàn then chốt, củng cố phát triển cơ sở cách mạng và phong trào tiến công ba mặt [6, 202].
Phối hợp với các chiến trường chung, từ ngày 11-5 đến ngày 25-6-1969, ta đã mở đợt tiến công mùa hè. Qua 45 ngày đêm chiến đấu trên các địa bàn thị xã, Châu Thành, Ba Tri, các lực lượng vũ trang của ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Mĩ tại Tường Đa (Châu Thành), 1 tiểu đoàn chủ lực ngụy tại cầu Bà Mụ và diệt 3 đại đội bảo an khác [5].
Giữa lúc cuộc chiến tranh giữa ta và địch đang diễn ra quyết liệt, thì một tổn thất vơ cùng to lớn đến với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta: Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc đã qua đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với nhân dân cả nước.
Nhân dân Bến Tre cùng với cả nước quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Biến đau thương thành hành động cách mạng, dũng
cảm tiến lên tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ Tịch, thực hiện lý tưởng và hoài bão của Người” [6, 205].
Cuộc tiến cơng chiến lược năm 1972 trên tồn miền Nam đã giành những thắng lợi to lớn, đập vỡ nhiều tuyến phòng ngự cơ bản của địch, chiếm giữ những địa bàn xung yếu thường xuyên tạo được thế uy hiếp địch ở các căn cứ, chi khu thành phố. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ bị đẩy đến bờ vực của sự phá sản.