Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2 Phong trào đấu tranh của phụ nữ từ năm 1954 đến trước Đồng Khở

2.2.1 Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ

Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7-1954 đánh dấu thắng lợi hết sức to lớn của nhân dân ta, thất bại nặng nề của thực dân Pháp, buộc chúng phải cơng nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền cách mạng và quân đội phải tập kết ra Bắc. Trong Nam chỉ có chính quyền và quân đội đối phương tạm thời quản lý. Cùng với việc khẩn trương chuẩn bị tập kết đúng thời hạn quy định, Đảng bộ Bến Tre đã lựa chọn, sắp xếp lại người và tổ chức để đủ sức ứng phó với những diễn biến của tình hình, kể cả sự phản bội của đối phương. Một số cán bộ, đảng viên được bố trí về cơ sở bám đất, bám dân trực tiếp lãnh đạo quần chúng nơi mình ở thay cho các đồn thể cứu quốc trước đây, một loạt các tổ chức biến tướng công khai ra đời, tập hợp quần chúng, kể cả các gia đình cơng chức, binh lính ngụy.

Trong lúc Đảng bộ và nhân dân Bến Tre ra sức ổn định tổ chức, thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ thì cũng chính là lúc địch ra sức tập hợp và tổ chức hàng ngũ, xây dựng cơ sở xã hội cho nền thống trị của chúng; từng bước phá hoại hiệp định Giơ- ne-vơ chuẩn bị đánh vào lực lượng và phong trào cách mạng của nhân dân.

Tại Bến Tre, Mĩ - Diệm gấp rút tạo ra một đội ngũ tay sai, dựng lên một bộ máy thống trị gồm những người thuộc phe cánh của chúng. Tên Nguyễn Văn Hối được Diệm đưa lên làm tỉnh trưởng. Chúng lập nhiều đại đội bảo an đóng tại thị xã và mỗi quận lỵ một đại đội [6, 22].

Tuy nhiên, từ trước khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mĩ đã đưa Ngơ Đình Diệm về lập chính phủ bù nhìn thân Mĩ, trực tiếp viện trợ, trang bị, huấn luyện quân ngụy, điều khiển ngụy quyền Ngơ Đình Diệm. Do đó, tháng 9-1954, chỉ thị của Bộ chính trị Trung ương Đảng đã chỉ rõ kẻ thù trước mắt của nhân dân ta là đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là:

Lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, củng cố hịa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và

tranh thủ độc lập. Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn áp, đánh phá cơ sở ta, bắt bớ cán bộ và quần chúng cách mạng, chống những hành động tiến công của địch, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong kháng chiến, nhất là ở vùng căn cứ địa và vùng du kích cũ của ta. [5, 111].

Thi hành chủ trương của Đảng, cán bộ phụ nữ, trừ một số đi tập kết ra Bắc, số còn lại đều trực tiếp chuyển về cơ sở tham gia sinh hoạt cùng chị em, tuyên truyền phổ biến nội dung, ý nghĩa hiệp định, giữ vững lòng tin cách mạng, tin Đảng, chống các luận điệu xuyên tạc của địch, ra sức xây dựng cơ sở, lãnh đạo chị em đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đòi thực hiện tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Một số phụ nữ được bố trí hoạt động hợp pháp, cơng khai trong các nghiệp đoàn hợp pháp hoặc được tập hợp vào Hội phụ nữ Việt Nam.

Nhiều nơi đã sớm hình thành một số tổ chức mới của phụ nữ, phổ biến là các tổ nữ công, tổ vần cơng đổi cơng, tổ thợ may, nhóm chơi hụi. Mặc dù đồn thể phụ nữ đã giải thể nhưng có thể nói, phụ nữ là lực lượng nịng cốt của Đảng trong giai đoạn đấu tranh mới. Phần lớn cơ sở Đảng dựa vào tổ chức hợp pháp của phụ nữ để tuyên truyền, giáo dục tinh thần u nước, căm thù giặc, làm tốt cơng tác phịng gian bảo mật, bảo vệ cơ quan của Đảng.

Do chính sách đàn áp, khủng bố của Mĩ - Diệm, nhất là đối với vùng căn cứ kháng chiến cũ, việc ngăn cấm mọi hoạt động đi lại của nhân dân, nhất là nam giới, cho nên, từ việc đấu tranh trực tiếp đòi thi hành hiệp định, chống trả thù những người kháng chiến cũ, bảo vệ những quyền lợi do cách mạng đem lại…đến công tác liên lạc, đào hầm nuôi giấu cán bộ, tiếp tế lương thực thực phẩm phần lớn phải dựa vào lực lượng phụ nữ.

Tháng 10-1954, xứ ủy Nam Bộ được thành lập. Theo nghị quyết của xứ ủy, cuộc đấu tranh ở miền Nam lúc này là chuyển hình thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị nhằm giữ gìn, củng cố hịa bình, tranh thủ thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc [6, 21].

Từ cuối năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào đấu tranh chính trị đã diễn ra sơi nổi. Nhiều cuộc mít- tinh, biểu tình mừng hịa bình, địi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, địi tơn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân có hàng ngàn, hàng vạn quần chúng tham gia [6, 23], tiêu biểu là:

Ở huyện Bình Đại, ngày 19-8-1954, một vạn người trương băng, cờ đỏ sao vàng biểu tình mừng hịa bình. Địch đàn áp bắn chết 5 người, bị thương 17 người và bắt 30 người khác. Cuộc biểu tình lập tức biến thành cuộc đấu tranh chống đàn áp, đòi bồi thường nhân mạng [6, 23].

Cuộc phối hợp đấu tranh của 1 vạn nông dân ở 6 xã thuộc huyện Mỏ Cày chống binh lính Diệm đàn áp những người kháng chiến cũ vào dịp tết Trung Thu năm 1954. Cuộc biểu tình quy mơ này đã bị dìm trong bể máu, 26 người chết, bị thương 52 người và hàng trăm người khác bị bắt. Mấy ngày sau, một cuộc biểu tình quy mơ khác lại diễn ra với hơn 10 nghìn nhân dân Giồng Bà Trạng (Bình Đại) xuống đường hô vang khẩu hiệu: Đả đảo Mĩ - Diệm đàn áp nhân dân, Mĩ - Diệm phải tôn trọng hiệp nghị Giơ-ne-vơ…Binh lính lại xả súng bắn chết 17 người, làm bị thương gần 100 người khác [83, 45].

Cuộc biểu tình của nhân dân xã Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày) ngày 13-9-1954 chống lính đánh dân, bắt dân đi xâu làm bót được sự hỗ trợ của nhân dân các xã khác như An Thạnh, Thành Thới, Đa Phước Hội, Nhuận Phú Tân, Tân Thanh Tây…đông tới 2 vạn người. Bị địch đàn áp, quần chúng biểu tình đã đánh chết tại chỗ một số tên lính bảo an, đánh bị thương 15 tên khác.

Trong hai năm kể từ khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nhân dân Bến Tre đã tiến hành đấu tranh chính trị chính quyền Diệm phải thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ; không được trả thù những người kháng chiến và phải tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân. Mặc dù các tài liệu không cho chúng ta một con số chính xác nhưng trong cuộc đấu tranh đó, có sự tham gia của đơng đảo chị em phụ nữ. Điều này cũng cho thấy, ở thời kỳ đầu của những năm chống Mĩ, lực lượng phụ nữ chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập mà những hoạt động yêu nước của họ gắn liền với phong trào đấu tranh chung của nhân dân Bến Tre và toàn miền Nam.

Tháng 7-1956, Ngơ Đình Diệm tun bố khơng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt lâu dài đất nước ta. Hệ thống ngụy quyền từ trung ương đến xã ấp cũng được cơ bản tổ chức xong, chính quyền Diệm lại được sự hỗ trợ từ phía Mĩ với lời cam kết “ủng hộ” của Tổng thống Mĩ Ai-xen-hao. Cho nên bọn tay chân của Diệm bắt đầu tập trung lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế có trong tay, huy động tồn thể bộ máy kiềm kẹp, dùng mọi thủ đoạn - từ lừa mị, dụ dỗ uy hiếp đến khủng bố, đàn áp đẫm máu nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam. Đảng bộ và nhân dân ta đứng trước một thử thách cực kỳ nghiêm trọng.

Đánh giá tình hình miền Nam, ngay từ trước đó, tháng 6-1956, Bộ chính trị đã xác định cụ thể “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, khơng phải là đấu tranh vũ trang” nhưng “nói như thế khơng có nghĩa là tuyệt đối khơng dùng vũ trang tự vệ trong những hồn cảnh nhất định…”. Bộ chính trị cịn nhấn mạnh “Phải củng cố lực lượng vũ trang, nửa vũ trang hiện có, xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng các cơ sở quần chúng vững mạnh…” [61, 23].

Hội nghị xứ ủy Nam Bộ tháng 12-1956 cũng chỉ ra rằng lúc này ta khơng chỉ đấu tranh chính trị đơn thuần mà phải có vũ trang tự vệ [6, 29]. Theo chỉ thị của xứ ủy, những “đội quân ngầm” mà thực chất là lực lượng vũ trang được thành lập để chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp sau.

Tại Bến Tre, đông đảo các bà mẹ, các nữ thanh niên và cả gia đình các binh sĩ ngụy đã tham gia nhiệt tình vào tổ chức đấu tranh chính trị. Hàng ngày chị em bày mưu tính kế, chuẩn bị lý lẽ sẵn sàng đấu tranh với tề ngụy, chống khủng bố, bắt bớ, bảo vệ quyền lợi quần chúng, bảo vệ cán bộ đảng viên. Đây chính là tiền thân của đạo quân chính trị mà sau này được gọi với cái tên “đội quân tóc dài” có tiếng vang khắp miền Nam, khắp cả nước trong những năm chống Mĩ.

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)