Phát triển công tác binh vận trên diện rộng

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 89 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3 Phụ nữ Bến Tre góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa”

3.3.3 Phát triển công tác binh vận trên diện rộng

Hội phụ nữ tỉnh quán triệt tầm quan trọng của công tác vận động binh sĩ nên thường xuyên tăng cường tổ chức học tập cho hội viên cùng các chị em phụ nữ. Do đó, mũi tấn cơng binh vận tiếp tục được chị em phụ nữ tham gia sôi nổi, chủ yếu là vận động binh sĩ, sĩ quan chống đơn qn bắt lính, chống càn qt lấn chiếm. Chị

em cịn tranh thủ giáo dục phân hóa ác ơn và phát hiện binh sĩ tốt cho cách mạng. Qua đó hạn chế hành động ác ơn, tranh thủ được sự đồng tình của binh sĩ, tạo nơi đứng chân bám trụ cho chị em hoạt động. Kết quả là, một bộ phận binh sĩ đồng tình, tán thành chính sách của cách mạng, hứa hẹn quan hệ với cách mạng hoặc lập cơng, gửi vũ khí, đạn dược ủng hộ cách mạng. Năm 1970 có đến 1.907 binh sĩ rã ngũ, trong đó có 392 chủ lực và 775 lính bảo an, 884 cuộc đấu tranh [30, 3].

Công tác binh vận thời kỳ này được phát triển trên diện rộng, nhiều khu vực, nhiều đồn bót, khơng chỉ tập trung vào đối tượng binh sĩ mà còn quan tâm đến gia đình binh sĩ, gia đình tề, gia đình phịng vệ dân sự nhằm phục vụ cho thế bám trụ của ta, chống mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, chống bình định tiến tới xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch.

Binh vận cũng là hình thức đấu tranh hiệu quả trong việc phá vỡ từng mảng trong hệ thống đồn bót của địch. Chỉ riêng trong đợt Đồng khởi năm 1972, nhờ binh vận ta đã gở được 125 đồn tua. Đặc biệt, công tác này rất phát huy hiệu quả với việc sử dụng gia đình binh sĩ, dùng mẹ lấy đồn con, vợ lấy đồn chồng, chị lấy đồn em. Cụ thể: vợ anh Hoàng Nhu vận động em trai nộp 2 đồn ở ấp Vĩnh Hiệp (Vĩnh Thành – Chợ Lách), tại ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung (Mỏ Cày) 3 lần vợ lấy đồn chồng, ở xã Minh Đức (Ba Tri), chị Nguyễn Thị Đá vận động chồng lấy đồn Cổ Cò giữa ban ngày, chị Nguyễn Thị Non cùng với chồng gở bót Vàm Minh Đức, chị em phụ nữ xã Minh Đức vận động chồng con nổi dậy 3 lần gở đồn trụ sở xã Minh Đức…[37, 4]

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)