7. Cấu trúc của luận văn
3.4 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre từ sau Hiệp định Pari đến giải phóng
3.4.2 Chuẩn bị và tham gia tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
Tháng 11-1974 tiếp thu nghị quyết của Đảng và căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của Quân khu giao cho Bến Tre, Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ chung cho toàn tỉnh là: tập
trung mọi khả năng hiện có, bằng sức mạnh của ba mũi hình thành thế tiến công tổng hợp và phản cơng địch tồn diện trên khắp chiến trường. Đẩy mạnh công tác quân sự ở các trọng điểm, nhằm vào các vùng tranh chấp, vùng yếu, vùng ven. Kết hợp quả đấm trung đoàn 1 (Quân khu 8 tăng cường) với lực lượng ở địa phương ra sức tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đánh quỵ lực lượng cơ động của tiểu khu; đồng thời phát động quần chúng nổi dậy kiên quyết đánh bại hoàn tồn kế hoạch bình định của địch, phá rã hệ thống kìm kẹp của chúng [6, 263].
Nghị quyết của Tỉnh ủy được nhanh chóng triển khai khắp các địa phương, đơn vị. Qua các đợt tiến công liên tục, đến cuối tháng 3-1975 quân dân Bến Tre đã đánh bại kế hoạch bình định của địch, mở ra được nhiều vùng giải phóng rộng lớn và liên hồn, phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở vùng yếu và đang ra sức chuẩn bị lực lượng để cùng toàn miền Nam bước vào trận quyết chiến chiến lược giải phóng hồn tồn miền Nam.
Giữa lúc đó, Hội nghị Bộ chính trị họp ngày 1-4-1975 đã kịp thời đánh giá tình hình và hạ quyết tâm “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm” [61, 302].
Ngày 9-4-1975 Tỉnh ủy Bến Tre ra chỉ thị: khẩn trương tổ chức lực lượng chính trị, vũ trang với tốc độ quy mơ nhảy vọt, hình thành đội ngũ chặt chẽ chớp thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn [6, 271].
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, phụ nữ Bến Tre cùng quân dân cả nước đi vào chiến dịch lớn mùa xn năm 1975, với khí thế tiến cơng quyết chiến và quyết thắng.
Phụ nữ với công tác chuẩn bị và phục vụ chiến đấu
Để bổ sung cho lực lượng vũ trang địa phương, khắp nơi các mẹ, các chị hy sinh tình cảm động viên chồng con tịng qn. Chỉ riêng tháng 4-1975 tồn tỉnh có 2.000 thanh niên tòng quân. Bản thân các chị cũng trực tiếp tham gia vào du kích xã (73
chị), du kích ấp (127 chị), vào dân quân 1.651 chị. Do đó, việc xây dựng lực lượng nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào.
Rút kinh nghiệm từ thời kỳ xuân Mậu Thân (1968) nên lúc này Hội phụ nữ giải phóng vừa đưa lực lượng tiến ra phía trước, vừa tích cực đối phó với mọi âm mưu bình định lấn chiếm của địch. Phụ nữ Bến Tre lại tiếp tục đảm nhiệm mũi tấn cơng chính trị, binh vận, cùng với lực lượng vũ trang, quyết tâm đập tan mọi cuộc càn quét của Mĩ - Thiệu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, làm chủ các đường giao thơng chiến lược.
Việc xây dựng lực lượng đấu tranh chính trị cũng diễn ra rất nhanh. Trong vòng 15 ngày cuối tháng 4, lực lượng chính trị đã tổ chức thành đại đội, tiểu đồn, có chỉ huy lãnh đạo chặt chẽ, có khả năng huy động 50.000 quần chúng và hàng vạn gia đình binh sĩ xuống đường.
Để phục vụ chiến đấu, chị em hăng hái tham gia phá hoại, đắp mô làm chướng ngại vật trên các tuyến đường giao thông 26, lộ 6, lộ 30, lộ 27, mỗi đêm có hàng trăm phụ nữ. Châu Thành Tây là nơi đi đầu trong công tác dân công. Từ giữa năm 1974 đến tháng 4-1975 có đến 11.000 phụ nữ chuyển hàng từ sông Cửu Long qua Phú Đức, An Khánh trên tuyến đường dài 12km, qua lộ 6 và sơng Hàm Lng – nơi thường xun có phi pháo địch bắn tấp nập.
Ngoài ra, chị em cịn tham gia làm chơng, làm xã chiến đấu, làm trinh sát thông báo tin, theo dõi quy luật địch để báo cho bộ đội.
Năm 1975, trung đoàn anh hùng của Trung Nam bộ đến hoạt động tại Bến Tre. Tình hình lúc này địch tìm mọi cách phong tỏa kinh tế của ta, cấm tuyệt đối việc nhân dân đem thức ăn vào vùng giải phóng, nếu chúng bắt gặp sẽ bị tra tấn, bỏ tù…nhưng chị em ở các xã Tân Bình, Hịa Lộc, Thành An, Tân Phú Tây (Mỏ Cày) vẫn tổ chức mua thức ăn và cả những đồ quốc cấm từ vùng yếu về tiếp tế cho bộ đội ăn chiến đấu. Cơng tác hậu cần được đảm bảo bí mật trong suốt 4 tháng trời, qua nhiều đồn bót của địch, phục vụ cho 1.500 người ăn.
Trong khí thế cách mạng “một ngày bằng 20 năm”, phụ nữ Bến Tre cùng với phụ nữ trên toàn miền Nam và quân dân cả nước bước vào cuộc tổng tiến công nổi dậy giải phóng miền Nam.
Cuộc tổng tiến cơng của qn và dân ta mở đầu bằng đòn đánh vào điểm then chốt Buôn Mê Thuột, kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của hệ thống phòng ngự Mĩ - ngụy ở Tây Nguyên, địch tháo chạy hỗn loạn. Chị em phụ nữ các dân tộc vốn là lực lượng hậu cần vững chắc của bộ đội ta, nay đã cùng bà con nổi dậy tấn công ba mũi, diệt ác phá kìm, giải phóng từng mảng bn làng.
Chiến dịch Huế, Đà Nẵng mở màn ngày 19-3-1975, ta giải phóng nhanh chóng tồn bộ tỉnh Quảng Trị, hình thành thế bao vây Huế. Trong khơng khí hỗn loạn của cuộc tháo chạy, di tản, phụ nữ ở lại sát cánh cùng đồng bào thu dọn, chống cướp giật, ổn định đời sống nhân dân, dẫn đường cho bộ đội truy lùng ác ôn, tập trung ghe xuồng giúp các đơn vị vượt sông truy quét bọn tàn quân.
Tại Quảng Nam., Quảng Ngãi, cùng với bộ đội địa phương, đông đảo các bà, các mẹ nổi dậy phá tan các ấp chiến lược, bao vây, bức rút, bức hàng các đồn bót, thu hồi các vùng bị lấn chiếm, kêu gọi chồng con binh sĩ ra trình diện với chính quyền cách mạng.
Chiến dịch giải phóng Sài Gịn mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh tạo ra niềm tin và sức mạnh cổ vũ rất lớn đối với đồng bào nói chung và chị em phụ nữ nói riêng. Khả năng, sức mạnh của phụ nữ được phát huy hơn bao giờ hết. Chị em đã bí mật may hàng triệu lá cờ cách mạng, trữ hàng trăm kho lương thực, thực phẩm, trở thành người canh gác, báo tin, hỗ trợ các đơn vị đặc công “ém quân” để giữ vững những chiếc cầu chiến lược không cho địch phá hoại để xe tăng thông đường vào thành phố.
Từ ngày 19-4-1975 khi các binh đoàn chủ lực từ nhiều mũi tiến vào Sài Gòn, phụ nữ 12 huyện ngoại thành cũng hịa nhịp với tiếng súng tiến cơng của bộ đội, nổi dậy tham gia cướp chính quyền.
Lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Sài Gòn tràn ngập cờ cách mạng thì ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào chiến sĩ ta theo đúng tinh thần chỉ thị của
Trung ương Đảng “không trông chờ, không ỷ lại” tự lực giải phóng đã nhất tề tiến cơng và nổi dậy. Lực lượng phụ nữ tiếp tục bao vây đồn bót, vận động gia đình binh sĩ, tranh thủ binh lính xây dựng nội tuyến, giải phóng thêm hàng hoạt đồn bót.
Từ tháng 12-1974 trở đi cơng tác binh vận của chị em có nhiều thuận lợi: địch gặp những thất bại trên chiến trường, tinh thần binh sĩ, sĩ quan hoang mang, từ đó ta vận động rã ngũ được 7.142 tên, mang ra 28 súng, 38 lựu đạn và 4.780 viên đạn nộp cho cách mạng [35, 5].
Cùng với khí thế cách mạng của cả dân tộc và phụ nữ miền Nam, phụ nữ Bến Tre tích cực tham gia tiến cơng và nổi dậy. Tuy nhiên, có một thực tế là, đến tháng 4-1975, tại Bến Tre, địch cịn đóng khoảng 754 đồn bót [73, 217], cho nên nếu chỉ dùng qn sự đơn thuần thì cần có thời gian và lực lượng mới gỡ hết được. Trong tình hình đó, lực lượng phụ nữ ở đây có tính chất quyết định vì phụ nữ đi sát quần chúng và chuyên trách việc vận động các gia đình binh sĩ. Khí thế quần chúng nổi dậy sục sơi, hàng ngày từng đồn ông già, bà già, phụ nữ kéo lên các đồn bót kêu gọi chồng, con, em trở về với cách mạng.
Thắng lợi của cao điểm tháng 3 của cả nước là niềm động viên, củng cố lòng tin tất thắng đối với nhân dân và phụ nữ Bến Tre nói riêng. Phụ nữ tích cực gia nhập vào lực lượng khởi nghĩa với đội ngũ 10 tiểu đồn [35, 5], có tổ chức chặt chẽ, phân cơng bố trí mục tiêu tấn cơng tại các xã, ấp, huyện, có cả lực lượng đi tỉnh.
Sáng 30-4-1975, trong khi bộ đội tỉnh còn đang chiến đấu để tiêu diệt hai tiểu đồn chủ lực ngụy thì lực lượng khởi nghĩa kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận với đánh du kích đã cuốn sạch đồn bót trên các tuyến đường đổ về thị xã Bến Tre.
Tại huyện Mỏ Cày Nam, 9 giờ sáng ngày 30-4-1975, được tin tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, phụ nữ nhanh chóng đem thư vào các đồn bót vận động binh sĩ đầu hàng. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, bằng đấu tranh chính trị kết hợp với binh vận đã lấy được 20 đồn tua, tịch thu toàn bộ súng đạn. Trong 2 ngày 30-4 và 1-5, 13 phân chi khu khác của huyện Mỏ Cày đều bị lực lượng chính trị, vũ trang bao vây bức hàng, có hơn 1.000 phụ nữ tham gia lấy đồn tại xã và 300 chị đi huyện. Tại thị trấn tập trung tại chỗ khoảng 8.000 chị, kết hợp với lực lượng từ các xã Đa Phước
Hội, An Thuận, Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy kéo vơ, lực lượng này nhanh chóng đập phá các băng, bảng, cạo gỡ cờ “ba que”, hơ khẩu hiệu biểu tình và treo cờ Mặt trận khắp thị trấn.
Huyện Bình Đại nằm tách hẳn riêng trên cù lao An Hóa, tương đối biệt lập so với các huyện khác trong tỉnh nên hoạt động của lực lượng cách mạng gặp nhiều khó khăn, dễ bị đàn áp và khó phối hợp các nơi khác cũng như nhận sự chi viện từ thị xã. Nhưng trong khí thế của cả miền Nam giải phóng, ngày 30-4-1975, lực lượng phụ nữ kết hợp với các gia đình binh sĩ nhanh chóng bao vây 3 đồn: Bình Lộc, Bình Thới, Bình Hịa (xã Bình Đại A); đến 3 giờ chiều cùng ngày dứt điểm các đồn nói trên. 12 giờ ngày 1-5, Bình Đại hồn tồn giải phóng.
Ở các huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm…mũi khởi nghĩa do cán bộ phụ nữ chỉ đạo là mũi tiến công bén nhọn, giành thắng lợi xuất sắc. Đặc biệt ở Ba Tri, ngày 30-4-1975 chị Tương đã chỉ huy rất sáng tạo, phát động lực lượng phụ nữ nổi dậy xuống đường, kết hợp với gia đình binh sĩ giải phóng hàng loạt đồn bót, bao vây thị trấn, buộc tên quận phó phải đầu hàng, giao nộp tồn bộ vũ khí.
Tính chung cả đợt tiến cơng và nổi dậy, có khoảng 300 ngàn phụ nữ tham gia binh vận và trực tiếp tấn cơng các đồn bót.
Tiểu kết chương 3
Đồng khởi năm 1960 đánh dấu sự ra đời của đội quân tóc dài – một lực lượng chính trị đơng đảo, nịng cốt trong phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ Bến Tre. Hoạt động nổi bật nhất của phụ nữ Bến Tre trong năm là những cuộc đấu tranh chính trị mà “tản cư ngược” là một hình thức sáng tạo độc đáo, kết hợp với các lực lượng xã hội khác nổi dậy diệt ác phá đồn. Từ sau dấu mốc này, đặc biệt là sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, phong trào cách mạng ở Bến Tre bước sang một giai đoạn mới. Những hoạt động của nữ giới cũng có sự thay đổi phù hợp với tình hình, sự lãnh đạo của Đảng các cấp và Hội phụ nữ địa phương.
Phong trào Đồng Khởi gây cho Mĩ - Diệm những thất bại nhất định, chính quyền cách mạng được thiết lập ở nhiều vùng nơng thơn, chính quyền tay sai của Mĩ bị tan rã từng mảng buộc Mĩ phải chuyển hướng chiến lược một cách bị động, thực hiện chiến tranh đặc biệt tăng viện trợ quân sự, đưa lực lượng quân viễn chinh Mĩ và quân đội đồng minh trực tiếp tham chiến (chiến tranh cục bộ) rồi sau đó là chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. Điều này cũng đã đặt Bến Tre vào thế khó khăn mới. Trong điều kiện đó, “đội quân tóc dài” được rèn luyện và tăng cường với vũ khí là lịng u nước cùng những lý lẽ sắc bén tiếp tục mở những cuộc đấu tranh với quy mô lớn thu hút nhiều thành phần tham gia và gây sức ép đáng kể đến bộ máy chính quyền ngụy. Đấu tranh chính trị chủ yếu là hình thức đấu tranh trực diện (khơng có sự hỗ trợ từ các diễn đàn như báo chí, ngoại giao…) Tuy nhiên hoạt động này không chỉ diễn ra ở từng địa phương (huyện, xã) mà đã có sự kếp hợp giữa các nơi, từ đó lực lượng mạnh hơn và áp lực cũng gia tăng đáng kể hơn.
Giai đoạn sau Đồng khởi (1961-1965) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào phụ nữ Bến Tre. Hàng ngàn phụ nữ thốt ly gia đình tham gia vào các đơn vị vũ trang. Chiến cơng của “bộ đội Thu Hà” chính là kết quả quá trình trưởng thành của phụ nữ trên mặt trận quân sự. Cũng giai đoạn này, lần đầu tiên trong cả nước, tại Bến Tre đã xuất hiện đội nữ đặc công thủy. Trong thực tế chiến đấu, chị em có những đóng góp quan trọng vào thành tích “Cỡi sóng Hàm Lng, nhận chìm hạm Mĩ” của đặc công thủy Bến Tre.
Những năm 1965-1968 hoạt động đấu tranh vũ trang tiếp tục được nâng cao. Đội nữ thanh niên xung phong ra đời và ngày càng gia tăng về số lượng là điểm đặc biệt của phong trào cách mạng Bến Tre. Lực lượng này vừa kết hợp với bộ đội tác chiến, vừa phục vụ chiến đấu có hiệu quả. Có thể nói từ năm 1961 đến năm 1968 là thời kỳ mà lực lượng phụ nữ có mặt trên mặt trận qn sự sơi nổi nhất.
Từ sau phong trào Đồng khởi năm 1960 và suốt 15 năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mĩ, hoạt động đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, do đặc trưng riêng về tâm lý, về giới, phụ nữ vẫn kết hợp công tác binh vận trong đấu tranh bởi vì đây là một thế mạnh đặc biệt của phụ nữ.
Lực lượng binh vận ngày càng được củng cố và phát triển theo nhiệm vụ chính trị, theo yêu cầu chiến đấu ở từng lúc, từng thời kỳ. Từ tiến cơng chính trị vào hàng ngũ địch đến phá rã tổ chức địch, xây dựng lực lượng cách mạng bên trong, kết hợp với lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang bên ngồi tiến cơng địch, hình thành thế đánh địch từ thấp đến cao – từ diệt ác, phá phương tiện chiến tranh đến phản chiến, làm binh biến khởi nghĩa. Số lượng và chất lượng binh vận đã phát triển lẻ tẻ từ một số đồn, một số đơn vị đến tổ chức trong những mục tiêu then chốt, trong lực lượng cơ động của địch, trong từng tập thể lực lượng phòng vệ dân sự tại xã ấp và ngay trong một số sĩ quan của chúng.
Từ đó, phong trào “ba mũi giáp cơng” ra đời từ Đồng khởi đã phát huy hiệu quả. Không chỉ có mặt ở tuyến đầu đấu tranh chính trị, vũ trang trực tiếp với địch, làm công tác địch ngụy vận, phụ nữ Bến Tre cịn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình ở tuyến sau. Họ là những người kiên quyết “đảm nhận công tác hậu phương thay nam giới ra tiền tuyến” – như khẩu hiệu hành động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến. Ngoài nhiệm vụ sản xuất nặng nề, đảm nhiệm công tác hậu phương đối với phụ nữ còn là gánh vác những trách nhiệm trong cơng tác chính quyền, đồn thể thay thế nam giới. Hội mẹ chiến sĩ ra đời từ