7. Cấu trúc của luận văn
3.2 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre trong những năm chống chiến tranh
3.2.2 Phong trào phụ nữ tham gia du kích chiến tranh
Tiếp nối giai đoạn chống chiến tranh đặc biệt, phụ nữ Bến Tre tích cực trong phong trào du kích chiến tranh. Sau thời gian đầu chùng xuống, 6 tháng cuối năm 1965 phong trào chuyển biến tốt hơn trước, nổi bật nhất là ở các xã Minh Đức (Ba Tri), Hương Mỹ, Cẩm Sơn (Mỏ Cày), An Hòa Tây, Bảo Thạnh, Mỹ Chánh, Tân Xuân (Ba Tri). Hoạt động chủ yếu là phá hoại, phá ấp chiến lược, đi dân công tải đạn. Một số nơi chị em còn tham gia nữ tự vệ mật, đánh địch trong vùng yếu ấp chiến lược như ở Tân Thành (Châu Thành), An Đức, Tân Thủy (Ba Tri, Phước Hiệp (Mỏ Cày) [23, 6-7].
Từ năm 1966, phong trào phụ nữ tham gia du kích chiến tranh trong tồn tỉnh có chuyển biến tốt. Thông qua công tác học tập giáo dục trong hội, chị em ý thức được khả năng và nhiệm vụ của mình nên tích cực xuống đường đào kênh, đắp pháo đài, vót chơng, đào chiến hào v.v…Mặt khác, tham gia bao vây bức hàng, bức rút đồn bót, phá ấp chiến lược.
Trong cuộc tổng tấn cơng nổi dậy Mậu Thân 1968 có trên 150 ngàn phụ nữ hình thành các tiểu đội, trung đội, đại đội, trên 50 tiểu đồn bố trí thành thế tiến cơng vào các mục tiêu căn cứ qn sự của địch. Trong khí thế của tồn dân nổi dậy tấn cơng địch ngay trong lịng thị xã, nhiều tấm gương phụ nữ dũng cảm chiến đấu đã xuất hiện: chị Sáu Triêu chỉ huy lực lượng khởi nghĩa gở đồn Bình Nguyên, chị Tám Phụng ở huyện Chợ Lách chỉ huy lực lượng khởi nghĩa tràn vào lấy đồn Bình Phú,
hơn 1000 chị tập hợp thành đội ngũ gở đến 40 đồn trong huyện Chợ Lách, thu 500 súng các loại, bắt sống trên 300 tù binh [37, 9].