Sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tình hình Bến Tre sau hiệp định Giơ-ne-vơ

2.1.1 Sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam Việt Nam

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Riêng Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền và sẽ có hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà vào tháng 7-1956.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi hiệp định này được ký kết, Tổng thống Mĩ Ai- xen-hao tuyên bố với báo chí rằng: Hoa Kỳ không tham dự vào những quyết định của Hội nghị Giơ-ne-vơ và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy [61, 7]. Ngày 8-9-1954 Mĩ lôi kéo đồng minh thành lập Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia dưới sự “bảo hộ” của khối này. Khối SEATO thực chất là một liên minh chống cộng khu vực, làm chỗ dựa cho Mĩ xâm lược Việt Nam và Đông Dương [61, 7].

Ngày 7-7-1954 Mĩ đưa Ngơ Đình Diệm lên làm thủ tướng, và hai tháng sau đó, Mĩ trực tiếp viện trợ cho Ngơ Đình Diệm nhằm củng cố một chính quyền tay sai phản động lệ thuộc Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Từ 17-11-1954 tướng Côlin (J.L.Colins) được cử làm đại sứ ở Sài Gòn mang theo kế hoạch 6 điểm nhằm củng cố chính quyền Diệm và độc chiếm miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới.

Được Mĩ giúp sức, chính quyền Diệm lao vào một cuộc thanh lọc, nắm quân đội, xây dựng Việt Nam thành một “quốc gia vững mạnh” của “thế giới tự do”, thành tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á.

Để tạo chỗ dựa về tinh thần, tháng 3-1956 chính quyền Diệm – Nhu tổ chức ra Đảng Cần lao Nhân vị và phong trào Cách mạng quốc gia. Đây là một tổ chức do Ngơ Đình Nhu thành lập với “nịng cốt là các lực lượng phản động đội lốt công giáo như Liên đồn cơng giáo, Thanh niên công giáo.. mưu toan áp đặt chủ thuyết Nhân

vị vào đời sống xã hội miền Nam, lấy đó làm cơ sở xã hội – chính trị thực hiện mưu đồ hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam”. Xét về nguồn gốc, chủ nghĩa nhân vị bắt nguồn từ Pháp, do Emmanuel Mourier đại diện cho một nhóm trí thức cơng giáo đề ra từ cuối thập niên 20 của thế kỉ XX sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhằm tìm một con đường phát triển xã hội ngoài quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở chủ thuyết nhân vị của Emmanuel Mourier, Ngơ Đình Nhu cố gắng “pha trộn quan điểm đạo đức Khổng giáo với một hệ thống tôn ti trật tự Việt Nam và nhu cầu dân chủ của phương Tây, đồng thời hấp thụ những phương thức hành động của những người cộng sản, đưa ra một chủ thuyết cạnh tranh với chủ nghĩa xã hội để hoàn thành ra cái gọi là chủ thuyết Nhân vị Á Đơng” [77, 22]. Đây chính là cơ sở cho sự ra đời của Đảng Cần lao Nhân vị.

Phong trào cách mạng quốc gia là một tổ chức đồn thể cơng khai do Trần Chánh Thành đứng đầu, hoạt động dưới sự điều khiển của Đảng Cần lao được tổ chức chặt chẽ có hệ thống, trải khắp từ nông thôn đến thành thị để thao túng, điều khiển các hoạt động của chính quyền các cấp. Tổ chức này cùng với các lực lượng của nó như Thanh niên Cộng hịa, Phụ nữ Liên đới…có vai trò quan trọng trong việc giúp Diệm phế truất Bảo Đại đưa Diệm lên làm tổng thống.

Về quân đội, lực lượng Quân đội quốc gia được gấp rút xây dựng, trang bị hiện đại và huấn luyện theo chương trình của cố vấn Mĩ vạch ra.

Hoạt động viện trợ của Mĩ cho chính quyền Ngơ Đình Diệm tiếp tục được triển khai thơng qua phái đồn MAAG. Từ năm 1955 đến năm 1957, Mĩ đã viện trợ cho Diệm hơn 1,1 tỉ đô la [61, 19]. Dựa vào Mĩ, Diệm cải tổ chính phủ, tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, lên làm tổng thống chính quyền Sài Gịn. Đầu năm 1956 Diệm tuyên bố không hiệp thương với miền Bắc, và ban hành hiến pháp của nền “đệ nhất cộng hòa” vào tháng 10 cùng năm.

Giữa năm 1955 chính quyền Diệm phát động chiến dịch tố cộng giai đoạn 1, gọi là giai đoạn mở rộng diện để gây xáo trộn và phát hiện cộng sản. Khẩu hiệu hành động của Mĩ - Diệm là “tiêu diệt cán bộ nằm vùng”, “tiêu diệt cộng sản tận gốc”,

“thà giết nhầm cịn hơn bỏ sót”. Các chiến dịch “tố cộng” được thực hiện hết đợt này đến đợt khác đã tàn sát đẫm máu những người yêu nước, kháng chiến cũ, những người có cảm tình với cách mạng hoặc bị tình nghi. Giai đoạn 2 được tiến hành từ tháng 7-1956 trở đi đến năm 1959 nhằm tiêu diệt triệt để những “phần tử cộng sản” và “tư tưởng cộng sản”, hạ uy thế chính trị lực lượng lãnh đạo cách mạng miền Nam.

Bên cạnh đó, Ngơ Đình Diệm cịn tiến hành cải cách điền địa bằng các đạo dụ số 2 (08-01-1955), dụ số 7 (05-02-1955) mà thực chất là tước đoạt ruộng đất của nông dân đã được cách mạng chia thời kháng Pháp và trước khi tập kết ra Bắc, xác lập quyền sở hữu của giai cấp địa chủ, duy trì phương thức bóc lột phong kiến nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng ở nông thôn.

Như vậy, bằng viện trợ, Mĩ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ đồng thời là phòng tuyến chống cộng ở khu vực Đông Nam châu Á.

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)