7. Cấu trúc của luận văn
3.4 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre từ sau Hiệp định Pari đến giải phóng
3.4.1 Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pari, mở rộng và xây dựng vùng
hồn tồn miền Nam (1973-1975)
3.4.1 Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pari, mở rộng và xây dựng vùng giải phóng phóng
Tình hình Việt Nam sau hiệp định Pari
Để cứu vãn chiến lược Việt Nam hóa, đồng thời âm mưu hủy diệt tiềm lực kinh tế quốc phòng của hậu phương miền Bắc, gây sức ép mạnh làm cho toàn Đảng, toàn dân ta nao núng chấp nhận các giải pháp Mĩ đưa ra tại hội nghị Pari, Mĩ đã huy động một lượng lớn các loại máy bay, vũ khí hiện đại thực hiện đánh phá ồ ạt miền Bắc gây cho ta nhiều tổn thất. Vừa chiến đấu vừa rút kinh nghiệm, quân dân miền Bắc đã bắn rơi nhiều máy bay Mĩ, vẫn đứng vững trước những hành động phá hoại, cùng với những thắng lợi to lớn trên chiến trường miền Nam, làm thất bại mọi âm mưu và chiến lược của Mĩ, buộc chúng phải chấp nhận đàm phán.
Trong khi cuộc đàm phán rơi vào bế tắc do lập trường hai bên khác nhau thì Mĩ huy động khơng qn thực hiện cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm vào hà Nội, Hải Phịng với mục đích giành một thắng lợi quân sự quyết định để đến bàn đàm phán trên thế mạnh. Tuy nhiên, thất bại của cuộc tập kích đã khiến chính phủ Mĩ buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị nối lại cuộc đàm phán với ta tại Pari. Hiệp định Giơ-ne-vơ Chấm dứt chiến
tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam ký ngày 27-01-1973 là thắng lợi quyết định trong
cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của nhân dân ta, nó đánh dấu sự thay đổi to lớn trong so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam trong thời gian sau này – cách mạng miền Nam mạnh hơn hẳn địch.
Tuy nhiên, đế quốc Mĩ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam. Chúng trắng trợn chà đạp lên các điều khoản của hiệp định Pari, tiếp tục thực hiện học thuyết “Ních –xơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. Trên thực tế,
chúng vừa ký hiệp định vừa tiếp tục giúp quân đội Sài Gòn tiếp tục chiến tranh bằng viện trợ quân sự và kinh tế. Trước khi rút quân, Mĩ đã đưa vào miền Nam 625 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xa tăng, xe bọc thép và nhiều phương tiện chiến tranh khác [6, 251].
Được sự tiếp sức của Mĩ, Nguyễn Văn Thiệu – tổng thống ngụy quyền Sài Gòn – đã hô hào “tràn ngập lãnh thổ”, đưa quân chủ lực cùng toàn bộ lực lượng địa phương tiến hành lấn chiếm vùng giải phóng và nhiều căn cứ của ta.
Đêm 27 rạng ngày 28-1-1973, ngay trước khi hiệp định Pa ri có hiệu lực, địch tập trung lực lượng đánh chiếm một số vùng ở Quảng Trị, Khu 5, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Tình hình Bến Tre sau hiệp định Pari
Tại Bến Tre, địch đưa các tiểu đoàn 413, 418, 452, 453, 454, 420 tiến hành lấn chiếm các vùng Nam Bắc Mỏ Cày, Giồng Trơm, Châu Thành, Bình Đại [6, 251].
Sau khi tiếp thu chỉ thị của cấp trên, hội nghị bất thường của Thường vụ tỉnh ủy được triệu tập ngày 6-3-1973, đánh giá tình hình, xác định nhiệm vụ, phương châm, phương thức hoạt động, và đã chỉ đạo toàn tỉnh mở những đợt tiến công chống địch lấn chiếm, diệt những đồn bót đóng trái phép sau hiệp định.
Nắm vững chủ trương của Đảng “Đồn kết đấu tranh trên 3 mặt trận: chính trị, binh vận, quân sự và ngoại giao, đòi địch phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Pari”, phụ nữ tích cực tham gia vừa chống lấn chiếm, vừa xây dựng lực lượng, mở rộng vùng giải phóng và củng cố chính quyền cách mạng, tạo thế cho phong trào quần chúng ở cả nông thôn và đơ thị.
Khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, từ các nhà thờ, chùa chiền, thánh thất nổi lên những hồi trống, hồi chuông, mở đầu những buổi lễ mừng hịa bình, cầu bình n, những cuộc mít – tinh rộng rãi hoan hô thắng lợi chung của dân tộc, phụ nữ là lực lượng hưởng ứng và tham gia đông đảo nhất.
Ở những vùng địch cịn kiểm sốt, bất chấp những biện pháp phát xít của Nguyễn Văn Thiệu, hăm dọa “bắn bỏ” bất cứ ai nói đến “hịa bình”, phụ nữ vẫn tụ tập nhau đọc báo, nghe đài, phổ biến các điều khoản của hiệp định.
Để thực hiện ý đồ “tràn ngập lãnh thổ”, ngụy quyền mở chiến dịch “treo cờ, sơn cờ, vẽ cờ”, bắt nhà nào cũng phải treo cờ “ba que”, bắt mỗi đơn vị lính ngụy đi hành quân vào vùng giải phóng phải mang theo sơn và chổi cọ để vẽ cờ khắp nơi, hòng lấn đất giành dân.
Trong khi các lực lượng vũ trang của ta trừng trị bọn lấn chiếm, thì phụ nữ Bến Tre cùng với phụ nữ trên tồn miền Nam mưu trí và sáng tạo đã phát động một đợt “cắm cờ giữ đất”. Các mẹ các chị vận động binh sĩ không nên gây thêm tội ác với đồng bào. Binh lính ngụy vốn đã chán ghét chiến tranh càng thêm hoang mang, không dám nhổ cờ Mặt trận của ta. Dọc theo đường số 4, phụ nữ các tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ, Kiến Phong… đã cắm 28 vạn lá cờ. Mẹ Tư ở Mỏ Cày bị lính ngụy đánh gãy tay vẫn kiên quyết không cho chúng cắm cờ “ba que” lên đất của mình.
Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận tiếp tục có bước phát triển mới. Với khẩu hiệu “hịa bình, hịa hợp dân tộc”, chị em phụ nữ góp phần tích cực trong việc kêu gọi, giáo dục binh sĩ, cô lập bọn chỉ huy ác ơn, phân hóa hàng ngũ kẻ thù. Ngay từ tháng 1-1973 đã có 350 binh sĩ đào ngũ, riêng tiểu đồn bảo an 418 đã có 130 binh sĩ bỏ ngũ trở về với gia đình. Chống bắt lính và vận động binh sĩ ngụy vốn là một trong ba mặt công tác chiến đấu của phụ nữ, nay trở thành mũi tiến công sắc bén để chống và phá kế hoạch bình định lấn chiếm của Mĩ - Thiệu.
Tại Lương Quới, Hiệp Hưng (Giồng Trơm), Tiên Thủy (Châu Thành), nhiều gia đình binh sĩ đã cùng với quần chúng đấu tranh đòi địch phài rút những đồn mà chúng chiếm đóng trái phép sau ngày 28-1-1973, địi chính quyền xã ấp phải thả những gia đình cán bộ cịn bị chúng giam giữ, buộc địch chấm dứt bắt bớ gia đình có chồng, con, em tham gia cách mạng phải đi ngủ khóm, gác cầu, đường…
Trong hai năm 1973, 1974 phụ nữ toàn tỉnh đã tham gia 209 cuộc đấu tranh tập trung 3.003 cuộc đấu phủ đầu, 14 cuộc khiêng xác, 6.110 cuộc lẻ tẻ. Qua đó giành nhiều thắng lợi về vật chất và chính trị. Kết quả giành có 767 phụ nữ khỏi làm xâu, 218 chị khỏi tập quân sự, 40 gia đình cách mạng khỏi chiêu hồi, 656 thanh niên khỏi đi lính, kiện lật 30 tên ác ơn, tống giam 1 xã trưởng [34].
Phong trào binh vận có điều kiện phát triển. Hiệp định Pari được ký kết tác động sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân, tác động tới binh sĩ ngụy và gia đình chúng. Tư tưởng thất bại, mong muốn có hịa bình đã lan tràn trong các cấp, các đơn vị và ở mọi nơi. Nắm tình hình ấy, Tỉnh ủy đã chỉ đạo “phải tập trung mọi khả năng thực hiện một cuộc vận động chính trị giác ngộ cách mạng trong hàng ngũ binh sĩ ngụy, tạo khả năng cách mạng trong lịng địch hình thành thế cơng nơng binh liên hiệp tại xã ấp, tại đồn bót, nhanh chóng làm thay đổi tương quan lực lượng tại cơ sở” [2, 129]. Trong hai năm đã có 6.247 phụ nữ làm binh vận, phát hiện 65 binh sĩ tốt, được 51 binh sĩ đồng tình, 483 binh sĩ cảm tình, làm rã ngũ 4.590 tên, có 92 bảo an, 54 chủ lực, phá lỏng và giải tán 22 tốn phịng vệ, 545 phịng vệ dân sự [34, 2], vận động binh sĩ cảm tình mang vũ khí, đạn dược ủng hộ cách mạng.
Phong trào chống lấn chiếm thắng lợi thúc đẩy mạnh mẽ quần chúng phá các khu dồn dân, trở về ruộng vườn cũ làm ăn. Trong việc khai hoang, phục hóa, san lấp hố bom, phụ nữ là những người tham gia rất nhiệt tình. Qua đó đã khơi phục phần lớn diện tich đất hoang hóa “trắng dân” trước đây.
Để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, phụ nữ cịn tích cực tham gia dân quân du kích xã, ấp, tự vệ mật. Công tác hậu cần cũng được chuẩn bị chu đáo, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chị em vẫn đảm nhiệm tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác cho bộ đội chiến sĩ ta.
Những thắng lợi tồn diện của qn dân miền Nam nói chung, quân dân Bến Tre nói riêng đã đánh dấu bước ngoặc có ý nghĩa quan trọng, khẳng định thế đi lên mạnh mẽ của đồng bào ta, thế xuống dốc không thể chống đỡ nổi của địch. Quân dân ta có điều kiện vơ cùng thuận lợi để đưa cách mạng tiếp tục tiến đến thắng lợi cuối cùng.