Chống tố cộng, diệt cộng, lập khu trù mật

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 46 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2 Phong trào đấu tranh của phụ nữ từ năm 1954 đến trước Đồng Khở

2.2.2 Chống tố cộng, diệt cộng, lập khu trù mật

Từ tháng 5-1955 đến tháng 5-1956, Mĩ – Diệm phát động chiến dịch tố cộng giai đoạn 1, gọi là giai đoạn mở rộng diện để gây xáo trộn và phát hiện cộng sản.

Mĩ – Diệm nêu khẩu hiệu hành động: “tiêu diệt cán bộ nằm vùng”, “tiêu diệt cộng sản tận gốc”, “thà giết nhầm cịn hơn bỏ sót” để kích thích qn đội, cảnh sát và những tên ác ôn tay sai bắn phá điên cuồng, tàn sát đẫm máu những người yêu nước, kháng chiến cũ, những người có cảm tình với cách mạng hoặc bị tình nghi. Tạo một số nơi như Vĩnh Trinh, Đại Lộc (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị), chúng bắt giam, tra tấn, đánh đập, giết chết hàng trăm đồng bào.

Ở Nam Bộ, trong các chiến dịch tố cộng, Mĩ - Diệm đưa các đồn cán bộ ác ơn của Phủ đặc ủy công dân vụ về tận các xã ấp, cùng lực lượng cảnh sát quốc gia, bọn tề điệp, dân vệ bắt nhân dân họp, học tập tố cộng liên miên. Chúng ép dân vu khống, tố cáo cộng sản, đề cao Ngơ Đình Diệm. Thủ đoạn của chúng là vừa mua chuộc, lừa mị vừa thẳng tay trấn áp.

Chỉ từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, Mĩ – Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước miền Nam [61, 22].

Bước vào năm 1957, chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm được tiến hành trên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giữa năm 1957 là thời điểm bắt đầu của chiến dịch “tố cộng” đợt 2. Tại Bến Tre, chúng đã phát xít hóa bộ máy ngụy quyền từ tỉnh đến huyện, xã. Chúng điều động hàng trăm sĩ quan loại ác ơn có nợ máu với quần chúng ở các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ về nắm các chức vụ chủ chốt, ráo riết tiến hành các bước “tố cộng”, mở chiến dịch “đồng tâm diệt cộng”.

Với chiến dịch này, có hàng vạn đồng bào yêu nước và những đảng viên cộng sản bị bắt bị tù, bị tra tấn dã man, bị giết khơng cần xét xử, trong đó có hàng ngàn chị em phụ nữ. Nhà giam chật ních người. Trường học, thánh thất, nhà thờ, đền chùa như đình Bình Hịa ở Giồng Trơm, đình Phước Tuy ở Ba Tri, đình Bình Huề ở Bình Đại, đình Hội Yên ở Mỏ Cày trở thành những sào huyệt tra tấn những người cách mạng hoặc bất cứ ai bị nghi ngờ . Đến cuối năm 1959, Mĩ – Diệm đã tàn sát 2.519 cán bộ kháng chiến cũ, 17.000 người bị đánh đập, tra tấn và tù đày. Bình qn 25 người dân có một người bị bắt, bị đánh đập hoặc bị giết chết [11, 16]. Phong trào cách mạng tỉnh nhà đứng trước những thử thách vơ cùng nghiêm trọng.

Có thể nói trong lịch sử, chưa bao giờ có cuộc đàn áp, khủng bố với quy mơ lớn, tính chất khốc liệt và kéo dài như những năm kẻ địch đánh phá phong trào bằng chiến dịch “tố cộng” đẫm máu. Hậu quả của chính sách tàn bạo ấy phần lớn đều dồn hết lên vai người phụ nữ. Chồng con, cha anh họ bị giết, bị giam cầm, đày ải. Bản thân họ cũng bị bắt lên bắt xuống, bị tra tấn làm nhục. Một báo cáo của chính quyền Sài Gịn thời ấy tiết lộ: trong 300 ngàn tù nhân bị bắt giam, có đến 50 ngàn phụ nữ, nghĩa là cứ 5 tù nhân thì có 1 nữ (tỉ lệ 1/6). Riêng một trại giam Thủ Đức đã giam đến 4.000 phụ nữ [95, 204].

Hưởng ứng phong trào toàn dân chống khủng bố bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên cho Tỉnh ủy phát động vào đầu năm 1957, phụ nữ Bến Tre lại sát cánh cùng với các thành phần khác ra sức đùm bọc, che chở cán bộ, đảng viên. Mặc cho những thủ đoạn khủng bố, những hình phạt cao nhất dành sẵn cho những ai chứa chấp “Việt cộng”, các má, các chị vẫn đào hầm bí mật, làm vách hai ngăn trong nhà và bằng mọi cách khôn khéo để nuôi giấu, che chở cán bộ. Các má, các chị, các em còn làm nhiệm vụ tiếp tế cơm nước, giấy bút, đi giao liên, dẫn đường, canh gác địch v.v…Hơn 90% cơng việc đầy khó khăn, nguy hiểm này là do phụ nữ đảm nhiệm. Điều đáng trân trọng hơn là việc nuôi chứa cán bộ không phải bằng tiền lương, bằng cơm gạo của nhà nước hay của Đảng mà là cơm gạo, của cải của chính các má, các chị làm ra. Nhiều tấm gương về những người mẹ, người chị chấp nhận gian khổ hy sinh bảo vệ cách mạng đã xuất hiện. Mẹ Trần Thị Kế ở Giồng Trôm khi bị địch tra khảo bắt khai chỗ ở của chồng con đang hoạt động cách mạng, bà đã đưa tay lên ngực và nói như thét vào mặt chúng “Chồng con tao đang ở trong tim tao đây, bây có kiếm mổ ra mà kiếm” [6, 32] [86, 81]. Hay em Nguyễn Thị Chi 15 tuổi ở Giồng Trơm đã cắn răng chịu địn tra khảo của giặc để bảo vệ đồng chí Sáu Quân - Tỉnh ủy viên đang ở trong hầm giấu nhà mình.

Má Võ Thị Phò (còn gọi là Bà Tư) ở cồn Trẹt, xã Thới Thuận, Bình Đại, trải qua bao nhiêu đợt khủng bố, càn quét, xúc dân đưa vào “khu trù mật” rồi “ấp chiến lược”, má vẫn kiên cường bám trụ. Đêm đêm ngọn đèn dầu của má vẫn cháy sáng làm ám hiệu cho du kích, cán bộ biết được tình hình đường sá an tồn hay có địch

để mà đi, về. Ngọn đèn ấy tồn tại suốt những năm chống Mĩ ác liệt nhất. Nhiều người cho rằng đó cũng chính là “ánh lửa của trái tim yêu nước, bất khuất của một bà mẹ kiên cường” [86, 83]. Điều thú vị là cái tên Cồn Trẹt mà cư dân ở đây đặt cho cồn này trong những ngày đầu khai hoang đã dần chìm vào qn lãng, thay vào đó là cái tên mới: cồn Bà Tư. Má Tư Phị cũng là người có cơng lớn trong tập thể các bà mẹ, các chị ở nơi vùng rừng ngập mặn của xã Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại) trong việc bảo vệ, tiếp tế cho thương binh nặng của tỉnh Long An đóng nhờ trên đất rừng Bình Đại trong những năm đầu thập kỷ 70.

Những trường hợp như mẹ Kế, má Phò, em Chi không phải là cá biệt mà đã trở thành nét phổ biến hàng ngày của phụ nữ tỉnh nhà trong những năm khó khăn ấy.

Để dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân ta và tiêu diệt lực lượng cách mạng, song song với việc phát động cuộc “chiến tranh một phía” đánh vào những người yêu nước kháng chiến, bọn Mĩ - Diệm đã tiến hành lập khu trù mật, mà thực chất là những trại tập trung trá hình, gom dân để chúng dễ bề kiểm soát, khống chế, cắt đứt mọi nguồn cung cấp và sự liên hệ giữa nhân dân với cán bộ cách mạng nhằm thực hiện ý đồ “tát nước bắt cá” như bọn chiến tranh tâm lý thường rêu rao. Thực hiện âm mưu thâm độc này ở Bến Tre, chúng lập ra 4 “khu trù mật”: Thành Thới (Mỏ Cày), An Hiệp (Châu Thành), An Hiệp (Ba Tri), Thới Thuận (Bình Đại). [1, 132] [6, 27] [86, 75]. Những cuộc đấu tranh chống lại việc địch xây dựng khu trù mật diễn ra ở hầu khắp các huyện, xã, kể cả tỉnh lỵ Bến Tre.

Khi địch bắt đầu triển khai việc xây dựng thì đại biểu nhân dân các xã kéo về quận lỵ, tỉnh lỵ và lên tận Sài Gòn đưa yêu sách phản đối. Khi địch đến cướp đất, cào nhà, thì nhân dân tồn xã, mà nòng cốt là các bà, các mẹ, các chị đã xông ra chống lại, ôm cột nhà, nằm lăn ra giữa ruộng, la hét, chửi bới, không cho địch phá nhà, đào hào. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt tại xã Thành Thới (Mỏ Cày), nơi Mĩ - Diệm xây dựng khu trù mật thí điểm tại Bến Tre. Nhân dân Thành Thới, với sự tham gia của rất đông phụ nữ quyết tâm khơng chịu dời nhà, đưa u sách địi bồi thường hoa lợi…Cuộc đấu tranh giằng co đến nỗi khu trù mật có nguy cơ khơng xây dựng được. Mĩ - Diệm phải điều dân 6 tỉnh miền Trung Nam Bộ đưa về làm.

Và khi được tin đích thân Ngơ Đình Diệm về khánh thành khu trù mật, nhân dân bất chấp đàn áp, tỏa ra chặn đường xe Diệm. Lính Diệm đã phải dùng báng súng, lưỡi lê chỉa vào đồn biểu tình, nhưng vịng vây của nhân dân vẫn khép chặt đoàn xe của Diệm. Nhiều bà mẹ, nhiều thiếu phụ xơng vào níu áo Diệm và bọn sĩ quan la khóc, địi bồi thường thiệt hại, địi về làng cũ. Ngơ Đình Diệm phải miễn cưỡng hứa hẹn rồi tìm cách thốt thân, bỏ cả dự lễ khánh thành.

Những năm 1957-1959 là khoảng thời gian đen tối nhất với hàng loạt các cuộc đánh phá, đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng. Luật 10/59 ra đời (vào tháng 5- 1959) cho phép dùng máy chém để “chặt đầu cộng sản” là cơ sở để bọn ác ôn thẳng tay khủng bố, gây nên tội ác tày trời khiến lịng dân phẫn uất, căm hờn. Trong khi đó, các cơ sở cách mạng bị tổn thất nặng nề, hàng ngàn cán bộ đảng viên bị bắt, bị giết, bị đày. Tạm thời mất đất chứ không để mất dân, nhiều đồng chí ban ngày sống trên ngọn dừa, đêm xuống đi hoạt động, mốc nối cơ sở, truyền đạt chủ trương, hướng dẫn dân đối phó với từng âm mưu, thủ đoạn của địch. Trong những trường hợp như thế, mọi việc tiếp tế từ lon cơm, chai nước, đi liên lạc, đưa thư, nắm tình hình….đều do các mẹ, các chị đảm nhiệm. Từ việc cung cấp tờ giấy, cây bút, đến việc giặt giũ, khâu vá áo quần, viên thuốc, bát cháo, nồi là xông đều trông cậy vào bàn tay và tấm lòng của các bà mẹ, người chị, các cháu gái. Thế nên, trong những năm tháng gian truân, khốc liệt, đầy khơng khí khủng bố, chết chóc ấy, thì những người phụ nữ đã đi đầu, đóng vai trị “chủ lực” trong việc bảo vệ, nuôi chứa cán bộ, đi liên lạc, giao liên v.v…Đã có khơng ít cơ sở ni chứa bị vỡ, bị địch phát hiện, chồng con họ bị tù tội, có người bị đày ra Cơn Đảo và không bao giờ trở về nữa, còn bản thân các má cũng khơng thốt khỏi cảnh tù ngục. Nhưng có biết bao người mẹ, người chị vẫn âm thầm lặng lẽ làm cái việc không tên, không tuổi bất chấp sự nguy hiểm cho bản thân họ. Tấm lòng của người phụ nữ thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao, sự hy sinh cho sự nghiệp cách mạng hết sức lớn lao nhưng lại hồn tồn tự nguyện. Đó chính là cơ sở, là niềm tin, là động lực để những cán bộ cách mạng, những chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn tiếp tục sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)