Phục vụ chiến đấu

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 83 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4Phục vụ chiến đấu

3.2 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre trong những năm chống chiến tranh

3.2.4Phục vụ chiến đấu

Song song với các hoạt động quân sự, chính trị và binh vận, phụ nữ tiếp tục là lực lượng trụ cột trong công tác hậu phương, phục vụ chiến đấu. Chị em vừa tăng

gia sản xuất, chăm lo y tế, giáo dục tại địa phương vừa hỗ trợ đắc lực cho các chiến sĩ. Vào giai đoạn chiến tranh cục bộ, số quân của ta được huy động tăng lên nhiều để đối phó với việc tăng quân ngụy và lực lượng Mĩ. Do đó, cần số dân công phục vụ cho chiến trường rất lớn. Trong khi địch với trang bị hiện đại sử dụng máy bay, ơ tơ, tàu chiến thì ta chỉ có gánh gồng, mang vác, băng rừng, lội ruộng. Phi pháo của địch ngày đêm hoạt động trên các tuyến đường giao thông và các khu rừng, bởi thế, đi dân công lúc này cũng là xông pha vào nơi bom đạn và chấp nhận hy sinh, nhưng công việc ấy lại phần lớn do chị em phụ nữ đảm nhiệm.

Để đảm bảo cho việc tiếp tế hậu cần, tháng 4-1965 Tỉnh ủy Bến Tre quyết định thành lập đơn vị Thanh niên xung phong, nhưng ở Bến Tre khơng thể tìm đâu ra thanh niên, bởi số các chàng trai khỏe mạnh đều đã cầm súng ra mặt trận, một bộ phận khác bị địch bắt lính đơn qn. Đó là lí do Bến Tre phải tổ chức đội nữ thanh niên xung phong. Trong buổi lễ thành lập tại xã An Thới, huyện Mỏ Cày (tháng 11 năm 1966) chỉ có một trung đội, nhưng đã nhanh chóng phát triển thành 3 đại đội với biên chế của một tiểu đoàn ở thời điểm cao nhất. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm các chị Hồng Liên (tiểu đồn trưởng), Hồng Phấn (tiểu đồn phó) và Hồng Tiến (chính trị viên). Là lực lượng này đã phối hợp với các đơn vị tác chiến, họ vừa phải có mặt ở tuyến trước, vừa phải có mặt ở tuyến sau. Họ có nhiệm vụ phải giải quyết hậu quả của chiến trường sau khi bộ đội tác chiến vừa rút đi (như thu gom chiến lợi phẩm, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển thương binh, chôn cất tử sĩ) vừa hứng chịu bom pháo phản kích của địch như một người lính thực thụ. Trong thực tế lực lượng này đã phục vụ đắc lực cho các chiến dịch lớn, từ tổng cơng kích và nổi dậy Tết Mậu Thân cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng, trong đó đã trực tiếp tham gia chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ.

Lúc khơng có chiến trận thì lực lượng nữ thanh niên xung phong này lại gánh vác nhiệm vụ tiếp tế, hậu cần, chuẩn bị cho những trận đánh mới.

Trong 3 năm (1966-1968) chị em đã cung cấp cho cách mạng 147.228 cây chông, đào hầm 258 cái, trinh sát 357 chị, tải thương 530 chị, canh gác 2.116 chị, đi dân công 4.869 chị, vận tải 2.299 chị, đắp lộ 2.501 chị.

Đặc biệt, Hội mẹ chiến sĩ có rất nhiều hoạt động hỗ trợ cho anh em chiến sĩ, chủ yếu là lương thực, thuốc men, quân trang và kể cả tiền bạc (685.398đ). Hội mẹ chiến sĩ Bến Tre đã đỡ đầu cho 30 đại đội và 2 tiểu đoàn. Đây là nguồn cổ vũ động viên tinh thần rất lớn đối với chiến sĩ, nhất là anh em thương binh đang tạm thời xa hàng ngũ chiến đấu.

Từ sau những tổn thất to lớn do phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam và sự thất bại của chiến tranh đặc biệt làm cho ngụy quân, ngụy quyền tan rã từng mảng lớn, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ được thực hiện như một cách để cứu vãn tình thế, bằng sự tăng cường hàng chục vạn quân ngụy với sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ, sự tham chiến của hơn 40 vạn quân Mĩ và quân đội đồng minh được trang bị vũ khí hiện đại.

Nhưng trong thời gian đó, cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam vẫn tiếp tục phát triển. Những hoạt động của phụ nữ trên các mặt đấu tranh chính trị, vũ trang và binh vận, kế tục phong trào “ba mũi giáp công” của thời kỳ trước, đã nổ ra liên tục, mạnh mẽ và đều khắp trong hoàn cảnh ác liệt của những năm 1965, 1966, 1967 mặc những cố gắng điên cuồng về mọi mặt của bọn xâm lược. Đấu tranh chính trị phát triển mạnh, phong phú về hình thức (tập trung, lẻ tẻ, khiêng xác) gia tăng về số lượng, có cả đấu tranh trực diện và đấu tranh xa địch. Trong khi hiệu quả của nó được thể hiện qua các nhượng bộ của các cấp ngụy quân, ngụy quyền giải quyết một số yêu sách của quần chúng thì đối tượng tác động của cơng tác binh vận là một bộ phận khơng nhỏ binh lính địch, kể cả một số sĩ quan ngụy. Một số bỏ ngũ, một số mang vũ khí đạn dược nộp cho cách mạng, quay về với nhân dân, vừa gây tâm lý hoang mang xáo trộn trong hàng ngũ địch, vừa tăng cường lực lượng và vũ khí cho cách mạng. Việc tham gia du kích chiến tranh góp phần đáng kể tiêu hao sinh lực địch. Tất cả các mặt hoạt động này đều có sự tham gia của lực lượng phụ nữ, trong đó mảng chính trị và binh vận chiếm ưu thế.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân là một bước ngoặt quan trọng, qua đó tiêu diệt nhiều sinh lực Mĩ-ngụy, đánh sập ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ

phải nhận ngồi vào bàn thương lượng và từng đợt rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Sự thất bại của Mĩ do nhiều nguyên nhân, nhưng có một điều rất căn bản là ở miền Nam Việt Nam, Mĩ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh nhân dân kỳ diệu mà phụ nữ là những người tham gia đơng đảo và tích cực. Trong đó có cả những cụ già tóc bạc, những người mẹ gạt nước mắt tiễn chồng con ra mặt trận, những người vợ tận tụy đảm nhiệm công việc nhà, chăm lo sản xuất, sát cánh cùng chồng trong chiến đấu và cả những em thiếu nhi cũng xung phong vào du kích. Nổi bật hơn hết là “đội quân tóc dài” – một lực lượng được rèn luyện, có tổ chức và có vai trị cực kỳ quan trọng cho đấu tranh chính trị. Dù ở cương vị nào, đảm nhiệm công việc gì, tất cả họ đều có chung mục đích: đánh Mĩ, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Thất bại của chiến tranh cục bộ buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” nhưng lại bắt đầu những âm mưu và hành động mới. Cuộc kháng chiến ở miền Nam nói chung, phong trào phụ nữ Bến Tre nói riêng vẫn cịn phải tiếp tục.

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 83 - 86)