Phụ nữ trong đấu tranh chính trị

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 90 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3 Phụ nữ Bến Tre góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa”

3.3.4 Phụ nữ trong đấu tranh chính trị

Thời kỳ này ta gặp một số khó khăn do những thủ đoạn đầu độc chính trị mới của địch. Chúng đi sâu vào chiến tranh tâm lý nhằm lơi kéo chị em có chồng con tham gia cách mạng bỏ hàng ngũ chiến đấu về “sum họp gia đình”, mặt khác cho xây cất trường học, nhà bảo sanh, tổ chức ban y tế, tạo những lệch lạc trong suy nghĩ và nhận thức của một bộ phận quần chúng, nhất là chị em phụ nữ. Nhiều nơi chúng coi việc lừa bịp dụ dỗ được vợ con cán bộ cuả binh sĩ là có cơng diệt 2 Việt

cộng và được ban thưởng. Phụ nữ từ 16 đến 25 tuổi bị bắt vào nhân dân tự vệ. Đối với các vùng giải phóng, các gia đình ra làm tờ tị nạn cộng sản sẽ được thưởng tiền từ 1.800 đến 4.500đ… tất cả những thủ đoạn ấy ít nhiều gây tâm lý hoang mang, chao đảo cho chị em phụ nữ.

Dựa trên tình hình thực tế, Hội phụ nữ phát động học tập củng cố quan điểm nhận thức của phụ nữ. Do đó, cuộc đấu tranh theo yêu cầu của từng vùng được triển khai: vùng yếu, vùng bình định thì chống bắt xâu, bắt lính, chống vào các tổ chức địch, chống dồn dân đuổi nhà, chống đánh đập, hãm hiếp, cướp giật địi bồi thường v.v… vùng giải phóng thì chống bắn phá, càn quét, hãm hiếp với những hình thức tập trung, lẻ tẻ hoặc phủ đầu.

Thống kê của Hội phụ nữ tỉnh cho biết, từ năm 1969 đến 1971 có đến 580 cuộc đấu tranh tập trung (con số do tác giả tổng kết từ các báo cáo hàng năm) với hàng chục vạn lượt người tham gia, 12.682 cuộc đấu tranh lẻ tẻ và 3.826 cuộc đấu phủ đầu. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phản ánh hết phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ trong giai đoạn này, bởi lẽ, ở từng thời điểm nhất định, có những huyện khơng báo cáo.

Năm 1971, địch bắt phụ nữ và thanh niên đi khai phá hoang ở các xã Bảo Thạnh, Tân Xuân, Phú Lễ huyện Ba Tri. Do đó bên cạnh việc đấu tranh chống gom dân, chống đôn quân bắt lính, mục tiêu đấu tranh còn tập trung vào chống phá hoang diễn ra quyết liệt, khơng đơn thuần là đấu tranh chính trị mà cịn xen yếu tố vũ trang buộc địch phải nhượng bộ và khơng cịn bắt chị em đi khai hoang nữa.

Năm 1972, hoạt động đấu tranh chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, từ tự phát hàng ngày tại chỗ chống cướp giật, hãm hiếp cho đến đấu tranh trực diện tại các tề xã, ấp ngụy quyền, ngụy quân, chống cào nhà, gom dân, đòi bồi thường thiệt hại về sinh mạng và tài sản, chống tăng thuế…

Nhìn chung, phong trào đấu tranh tuy mạnh nhưng còn trong phạm vi dân sinh dân chủ chưa kết hợp đấu tranh địi hịa bình, địi chấm dứt chiến tranh, đấu tại chỗ thì tốt nhưng thực hiện tập trung quy vào các đối tượng quân tỉnh, Quốc hội và đấu

tranh qua báo chí cơng cịn ít nên chưa tạo được dư luận phản đối hỗ trợ cho đấu tranh.

Một phần của tài liệu đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)