7. Cấu trúc của luận văn
3.1 Phụ nữ Bến Tre trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt (1961-1965)
3.1.3 Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang làm thất bạ
sách” ấp chiến lược của Mĩ – ngụy
Trong những năm chống chiến tranh đặc biệt, phong trào phụ nữ tham gia du kích chiến tranh diễn ra sơi nổi với nhiều hình thức như: đi dân cơng, tải đạn, đẻo chơng, canh gác bố trí, tải thương tiếp tế, vào giao liên, đi tịng qn, đào cơng sự, phá hoại v.v…Nổi bật nhất là ở xã Minh Đức mỗi lượt có đến 273 phụ nữ tham gia phá hoại, Hương Mỹ (Mỏ Cày) mỗi đêm có trên 40 phụ nữ phá ấp chiến lược, Lương Hịa (Giồng Trơm), Bảo Thạnh, Mỹ Chánh. Tân Xuân (Ba Tri), mỗi đêm có hàng trăm chị đi dân cơng tải đạn [23, 6].
Tồn tỉnh có 3.086 nữ du kích xã, ấp, chiếm 1/9 số nữ du kích trong tồn miền Nam bấy giờ [86, 98]; 16.799 nữ dân quân tự vệ, 6.454 thông báo tin, 18.325 dân công vận tải. Phong trào hoạt động của nữ tự vệ mật, du kích mật, trinh sát mật rất nhiều mưu trí, táo bạo, làm cho chỉ huy đầu não Mĩ-ngụy Bến Tre mất ăn mất ngủ. Chị em còn tham gia đánh địch bằng vũ khí thơ sơ như bà má Hội ở xã An Hòa
dùng đai cuốc cùn đập đầu tên cảnh sát Kiên chết liền tại chỗ.. Phụ nữ xã An Định và xã Minh Đức cịn có thành tích đánh địch bằng ong vị vẽ.
Khơng chỉ chống địch, giữ làng, phụ nữ dần dần còn tham gia vào những trận tấn cơng, tập kích, phục kích, vây bốt, chiếm đồn, lập nhiều thành tích xuất sắc: Thành tích chiến đấu của nữ du kích ở xã Phú Lễ, trong năm 1964, đánh địch 31 trận, làm chết 22 tên, làm bị thương 30 tên, bắt tù binh 1 tên, phá hỏng 1 xe quân sự, thu 3 tiểu liên, 1 trung liên, 6 súng trường, 6 lựu đạn [48, 284].
Năm 1961, đội du kích mật Mỏ Cày do chị Tạ Thị Kiều dẫn đầu ba lần tay khơng lấy đồn giặc, trong đó hai lần lấy bốt An Bình, một lần lấy bốt Kinh Ngang.
Trong giai đoạn này, hàng ngàn chị em phụ nữ thanh niên thốt ly gia đình tham gia vào các đơn vị vũ trang của huyện, của tỉnh, của miền. Đây là nét mới trong hoạt động của phụ nữ mà trước đó, kể cả giai đoạn kháng chiến chống Pháp cũng khơng có được.
Năm 1964, đơn vị vũ trang nữ đầu tiên của tỉnh mang phiên hiệu C.710 ra đời. Đơn vị này cịn có tên gọi khác là “Bộ đội Thu Hà” – tên người chỉ huy đơn vị. Trong suốt 10 năm hoạt động (1964-1974), đơn vị đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tạo nên những trận đánh xuất quỷ nhập thần ngay giữa hang ổ địch.
Không chỉ tham gia chiến đấu ở cơ sở, phụ nữ cịn có mặt trong cả ba thứ qn và các binh chủng chuyên mơn. Đặc cơng thủy là một binh chủng địi hỏi sức chịu đựng gian khổ, sự bền bỉ về thể lực khi phải vật lộn với sóng nước, ngâm mình suốt cả ngày để tiếp cận mục tiêu địch vẫn có mặt một số chiến sĩ đặc cơng nữ. Đội nữ đặc công thủy Bến Tre gồm một đại đội, hoàn toàn do chị em tự điều khiển, từ đại đội trưởng đến chính trị viên, tổ trưởng …[98, 48] Khi thì độc lập tác chiến, khi thì phối hợp hoạt động với các tổ nam đặc công, đơn vị của các chị đã hoạt động trên khắp sông nước Bến Tre. Để đánh bại “chiến thuật hạm đội nhỏ trên sơng”, nhận chìm hàng trăm tàu địch, nhiều chiến sĩ đặc công đã không bao giờ trở về nữa. Bên cạnh tên tuổi người chỉ huy xuất sắc Hoàng Lam (sau này được nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang), những cô gái trong đơn vị đặc công
thủy như Nguyễn Thị Thủy, Lê Thị Hồng ….đã ngã xuống lứa tuổi đôi mươi đầy mộng đẹp, để lại niềm tiếc thương trong đồng đội, đồng bào.
Kết hợp với hoạt động đấu tranh vũ trang, phụ nữ Bến Tre đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò của một lực lượng xung kích trong đấu tranh chính trị chống quân thù. Binh chủng chủ lực trong đấu tranh chính trị trực diện chính là “đội qn đầu tóc” hay “đội qn tóc dài” ra đời từ trong Đồng Khởi.
Được Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng xây dựng, bồi dưỡng, lực lượng đấu tranh chính trị phát triển nhanh chóng. Từ 1961-1965 có các cuộc đấu tranh tiêu biểu :
Ngày 31-1-1961 gần 10.000 phụ nữ kéo về thị trấn Giồng Trơm đưa kiến nghị địi ngưng càn qt, bắn pháo vào thơn xóm. Địch bắn vào đồn biểu tình làm một số người chết và bị thương. Bà con lại khiêng xác nạn nhân lên quận tố cáo tội ác giết người và đòi bồi thường, địch phải chấp nhận yêu sách.
Tháng 10-1961, hơn 20.000 phụ nữ kéo vào thị xã Bến Tre phản đối việc càn quét, gom dân, cào nhà, bắt lính. Địch dùng lựu đạn cay đàn áp nhưng cuộc đấu tranh vẫn kéo dài 3 ngày, buộc chính quyền tỉnh phải nhượng bộ.
Ngày 3-11-1961, có hơn 20 ngàn người ở huyện Ba Tri (trong đó phần đơng là chị em phụ nữ) biểu tình tiến thẳng vào dinh quận, u cầu chống đơn quân bắt lính, chống cướp giật, chống sưu cao thuế nặng. Tên quận Cung cho bắn vào đồn biểu tình làm chết 4 chị, nhưng không những khơng làm chùn ý chí đấu tranh mà còn làm cho chị em thêm phẫn uất. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục trong 2 ngày đêm. Chị em trực tiếp tranh thủ binh sĩ, tràn tới bịt nòng pháo, vạch tội ác của quận Cung. Kết quả là hắn phải nhượng bộ chấp nhận mọi yêu sách của ta: thả 1.375 thanh niên khỏi đi lính, thả 1929 khỏi bị tù, trên 18.000 người khỏi bị bắt làm xâu, bồi thường gần 20 triệu đồng và bồi thường sinh mạng cho 4 người chết, tống giam 53 tên ác ôn. Chị em cũng vận động rã ngũ 100 tên lính địch [37, 2].
Tháng 3-1962 địch bắt đầu triển khai kế hoạch lập ấp chiến lược ở Bến Tre. Chủ trương ấp chiến lược của địch nhằm vào 3 mục đích: quân sự, chính trị và kinh tế. Do đó, quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Tỉnh ủy Bến Tre xem việc lãnh đạo nhân dân chống phá ấp
chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, trong đó, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân là những lực lượng cơ bản quyết định.
Cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống phá ấp chiến lược của nhân dân Bến Tre diễn ra vừa giằng co vừa quyết liệt. Nó diễn ra ngay từ khi địch đem quân đi càn quét, đốt nhà, tàn phá mùa màng và chỉ kết thúc khi ấp chiến lược bị phá rã hoàn toàn.
Sau đây là một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của lực lượng phụ nữ:
Ngày 17-3-1963 hơn 30.000 phụ nữ các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú đổ về Bến Tre vượt qua những tốp lính cản đường, tranh thủ sự ủng hộ của binh sĩ và cảnh sát, họ bao vây tịa hành chính tỉnh, u cầu gặp tỉnh trưởng để trao kiến nghị phản đối chính sách gom dân, lập ấp chiến lược.. [86, 97]
Đáng chú ý là sự phối hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã bẻ gãy cuộc hành quân mang tên “Phượng hoàng T.G.I” ngày 7-1-1964 của 4 chiến đồn thủy qn lục chiến (khoảng 6.000 qn) có 60 máy bay, 14 tàu chiến và hàng chục khẩu pháo 105 và 195mm yểm trợ, tiến công vào 3 xã ven biển huyện Thạnh Phú, nhằm tiêu diệt đầu cầu tiếp tế vũ khí theo đường biển của ta. Đây là cuộc hành quân lớn nhất của địch kể từ sau cuộc phản kích thất bại của 10.000 thủy quân lục chiến vào cao trào đồng khởi (năm 1960) ở Mỏ Cày. Qua 21 ngày đêm chiến đấu gian khổ và ác liệt, sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang bảo vệ được nguyên vẹn kho vũ khí, hơn 300 tấn đạn dược, tạo một niềm tin mới đối với nhân dân trong tỉnh trước khi bước vào đợt nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.
Phụ nữ là lực lượng quan trọng nhất ở nông thôn, đấu tranh trực diện bằng lý lẽ, bằng binh vận kết hợp với lực lượng vũ trang góp phần làm phá sản quốc sách ấp chiến lược của Mĩ - Diệm. Cho đến cuối năm 1962 – thời gian dự kiến hoàn thành lập ấp chiến lược, Mĩ - Diệm chỉ lập được 62 ấp ở Bến Tre trong số 4248 ấp ở miền Nam (trong khi dự định của chúng là lập 200 ấp trong số 17.000 ấp chiến lược ở miền Nam) [83, 150]. Chúng buộc phải kéo dài thời gian đến giữa năm 1964, nhưng
đến cuối năm này, có đến 2/3 lãnh thổ miền Nam và ½ dân số miền Nam được giải phóng.
Để hỗ trợ cho việc gom dân lập ấp chiến lược, Mĩ - Diệm đã cho rải chất độc hóa học xuống một số nơi ở Bến Tre. Từ đó làm dấy lên phong trào đấu tranh chống rải chất độc hóa học của nhân dân tồn tỉnh.
Ngày 9-2-1962 có khoảng 600.000 dân của 113 xã trong toàn tỉnh tham gia cuộc đấu tranh chính trị địi tỉnh trưởng phải trả lời các yêu sách về bồi thường nhân mạng, bồi thường tài sản, chữa trị cho những người bị nhiễm độc và chấm dứt rải chất độc hóa học; nơi tập hợp chính là tỉnh lỵ Bến Tre. Trước khí thế của đồn biểu tình, lại được đơng đảo binh lính đồng tình, tỉnh trưởng phải công nhận rằng các yêu sách của đồng bào là hợp lý và hứa giải quyết.
Ngày 1-1-1963 máy bay Mĩ lại rải chất độc hóa học xuống một số xã thuộc huyện Châu Thành. Lực lượng phụ nữ do hội trưởng phụ nữ xã dẫn đầu mang xác nạn nhân ra gặp tỉnh trưởng tố cáo tội ác và đòi bồi thường nhân mạng. Tỉnh trưởng Bến Tre nhận tội và hứa sẽ bồi thường. Trước khí thế của quần chúng, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức 1 cuộc biểu tình tồn tỉnh với khẩu hiệu “Phản đối Mĩ rải thuốc độc giết dân” vào ngày 16-1-1963. Trong cuộc biểu tình này, cán bộ phụ nữ từ tỉnh đến huyện đều tham gia lãnh đạo, lực lượng đông đảo nhất vẫn là các bà, các mẹ, các chị tại địa phương.
Đặc biệt, cuộc biểu tình này được tổ chức quy mơ với nhiều huyện thị tham gia, tổng cộng lên tới 22.000 người, được bố trí thành nhiều lực lượng: có lực lượng dự bị, lực lượng tiếp đón, lực lượng tại chỗ, lực lượng chuyên trách, lực lượng thông tin tuyên truyền, lực lượng bảo vệ Ban chỉ huy công khai, lực lượng tiếp tế, tranh thủ vận động báo chí và lực lượng trinh sát. Lực lượng đi đấu tranh được biên chế thành các tiểu đội, trung đội dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy công khai và Ban chỉ huy bí mật. Với sự tổ chức chặt chẽ, khí thế áp đảo, tinh thần đoàn kết của đồng bào, giữa lực lượng đấu tranh và nhân dân thị xã, cuộc đấu tranh tiếp diễn cho đến ngày hôm sau buộc địch phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh chính trị khổng lồ này của nhân dân Bến Tre đã kích thích phong trào cách mạng Bến Tre phát triển mạnh.
Điểm qua những cuộc đấu tranh chính trị ở giai đoạn này, chúng ta thấy có sự tăng lên cả về quy mơ lẫn số lượng cuộc đấu tranh. Ở mỗi cuộc đấu tranh lớn, chị em đều được chuẩn bị về yêu cầu, mục đích, khẩu hiệu chính và phụ, cả cách đối phó với địch cũng rất linh hoạt sáng tạo. Khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mĩ rải chất độc giết hại dân” đã nhanh chóng chuyển thành “Cứu dân với chính phủ ơi !” khi tỉnh trưởng ra lệnh đàn áp cuộc biểu tình. Rõ ràng nó đặt nhà cầm quyền vào thế khó. Với tư cách là người đại diện cho dân, họ không thể làm ngơ trước lời kêu gọi khẩn thiết của dân, không thể tấn công khi họ được đặt ở vị trí là đối tượng mà quần chúng cần trợ giúp. Tiếng hơ khẩu hiệu đó đã làm náo động lịng người khiến tất cả binh sĩ, cảnh sát đều đồng tình để cho quần chúng biểu tình. Như thế, tùy theo tình hình, lực lượng đấu tranh có cách ứng phó phù hợp, khơng chỉ có thái độ kiên quyết mà còn kết hợp sự mềm dẻo khi cần thiết.
Qua đấu tranh, một đội ngũ cốt cán trẻ, có tính chiến đấu cao, trưởng thành bên cạnh lớp cán bộ dày dạn kinh nghiệm hồi 9 năm kháng chiến chống Pháp. Phong trào đấu tranh của phụ nữ mang ý nghĩa thực tiễn cao như nhận định sau của một lãnh đạo phụ nữ: “Những cuộc đấu tranh ấy đã có tác dụng nêu cao chính nghĩa cách mạng, phát động căm thù, nung đúc ý chí đấu tranh của quần chúng. Qua những cuộc đấu tranh đó, đội ngũ cách mạng ngày càng tăng cường đồn kết, quyền lợi nhân dân được bảo vệ…” [48, 283, dẫn theo Nguyễn Thị Định: Vai trò và khả năng to lớn của phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang].
Đấu tranh chính trị của phụ nữ Bến Tre là một bộ phận hữu cơ của hoạt động chính trị phụ nữ miền Nam, đóng góp vào thành tích chung của phụ nữ miền Nam, với hơn 28 vạn cuộc đấu tranh chính trị trực diện, gồm 30 triệu lượt người tham gia, góp phần phá kìm kẹp, giải phóng hàng nghìn thơn xã, giành lại 1.600.000 mẫu ruộng, phá hơn 4.000 ấp chiến lược [48, 282], tính từ năm 1960 đến 1965.