1.5.1. Quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ.
Trong các trường mầm non hoạt động vệ sinh, dinh dưỡng là hoạt động được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Để trẻ có được sức khỏe tốt thì khâu vệ sinh mơi trường, vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân trẻ phải luôn sạch sẽ, như vậy mới phịng tránh được các loại dịch bệnh. Chính vì vậy mà mỗi trường mầm non phải có kế hoạch chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh hàng ngày, hàng tuần và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc theo đúng chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh, có thể lực tốt từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện các mặt: Nhận thức, thể chất, ngơn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội và thẩm mĩ.
1.5.2. Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ.
Hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm các hoạt động giáo viên thực hiện hàng ngày. Một vài hoạt động đặc trưng cho chăm sóc trẻ như: hoạt động vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ, đảm bảo an toàn ở mọi lúc, mọi nơi. Để thực hiện tốt các hoạt động này yêu cầu giáo viên phải xây dựng được kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ trong lớp. Kế hoạch xây dựng phải bám sát và chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ tuổi, bám sát vào chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT; hướng dẫn nhiệm vụ năm học, quy chế chun mơn và lịch trình của các cấp quản lý.
Trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ, nội dung đặc biệt quan trọng là phải đưa ra các chỉ tiêu sát với điều kiện thực tế của đơn vị trên cơ sở
các văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch chăm sóc trẻ cần quan tâm đến các nội dung sau:
+ Các chỉ tiêu cần đạt:
- Chỉ tiêu về suy dinh dưỡng của trẻ cuối năm học
- Chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp và ăn bán trú tại trường.
- Lượng calo và các chất P, G, L cần đạt cho trẻ đạt được theo độ tuổi. - Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
- Phịng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân trẻ (kỹ năng rửa tay, lau mặt...), vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.
- Xây dựng CSVC và trang thiết bị phục vụ chăm sóc, ni dưỡng trẻ - Xây dựng góc tuyên truyền; phối kết hợp với phụ huynh và các lực lượng xã hội trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
+ Các biện pháp
- Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng kỳ.
- Công tác thanh tra và kiểm tra.
1.5.3. Quản lý rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cho trẻ.
Quản lý công tác rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cho trẻ có vai trị vơ cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng chăm sóc trẻ tốt hay chưa tốt. Nội dung quản lý công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cho trẻ bao gồm kỹ năng, thao tác rửa tay và kỹ năng, thao tác lau mặt đúng thời điểm, đúng quy trình. Kỹ năng rửa tay, lau mặt là khả năng thực hiện các thao tác có đúng quy trình, có thuần thục theo đúng hướng dẫn hay không. Nếu trẻ thực hiện khơng đúng quy trình thì khơng những khơng có lợi mà cịn có hại lớn đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy mà việc rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cho trẻ là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý và giáo viên phải sát sao, tỉ mỉ đối với mỗi trẻ.
Hoạt động chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ là hoạt động được lặp đi lặp lại hàng ngày của cơ và trẻ, chính vì vậy cả cô và trẻ dễ dẫn đến nhàm chán nếu khơng có sự tìm tịi đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ. Giáo viên có thể thay đổi hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục vệ sinh hàng ngày dưới nhiều hình thức khác nhau: thay vì qt mắng trẻ bằng cách động viên, khích lệ, thay vì hướng dẫn trực tiếp bằng hướng dẫn hình ảnh...
Việc đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ phải bắt đầu từ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động từ đó có hành động đúng đắn. Nếu cán bộ quản lý có nhận thức đúng và sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục vệ sinh thì sẽ có kế hoạch chỉ đạo và tạo diều kiện mọi mặt cho giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt.
1.5.5. Quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực hiện chăm sóc trẻ.
Nhân lực là khâu quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non đế trường từ sáng, ở trường cả ngày chiều tối bố mẹ mới đón về, trẻ ở với cô giáo cả ngày. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhiệm vụ của giáo viên theo điều 34,35 Điều lệ trường Mầm non:
- Bảo vệ an tồn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
- Thực hiện công tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. - Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hố; Bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Theo quy định hiện hành các trường mầm non bố trí từ 2-3 giáo viên/lớp (tùy theo số lượng trẻ) để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ, nếu khơng đủ số lượng giáo viên theo quy định thì việc thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày sẽ vơ cùng khó khăn, ảnh hưởng không tốt tới việc thực hiện nhiệm vụ của giao viên. Vì vậy cán bộ quản lý trường mầm non phải có kế hoạch bổ sung nhân lực đủ cho các lớp, các bộ phận để cùng phối hợp thực hiện tốt hoạt động chăm sóc trẻ.