Khuyến khích giáo viên tích cực tìm tịi, đổi mới hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 80)

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dƣỡng trẻ tạ

3.2.4. Khuyến khích giáo viên tích cực tìm tịi, đổi mới hình thức tổ chức

sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ

a. Mục đích

- Thơng qua việc đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh giúp cho CBQL quản lý và giáo viên nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ, từ đó có sự tìm tịi đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân và tổ chức thực hiện tốt.

Qua việc đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân giúp cho trẻ có nhận thức đúng về việc thực hiện các thao tác vệ sinh, hứng thú, tự giác, tích cực khi thực hiện.

b. Nội dung.

Theo kết quả khảo sát ở chương 2, công tác quản lý thực hiện CSGD vệ sinh cá nhân cho trẻ cần phải tăng cường một số nội dung cơ bản sau đây:

- Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn, ưu tiên các ý tưởng sáng tạo.

c. Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng trường mầm non chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên mơn với nội dung đổi mới hình thực chăm sóc trẻ phù hợp với từng độ tuổi, từng bước tiến hành đổi mới hình thức tổ chức.

- Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, tìm tịi, ứng dụng cơng nghệ thông tin vào đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ. VD: quay video hướng dẫn thực hiện kỹ năng vệ sinh rửa tay, lau mặt theo các bước:

B2: xát xà phòng

B3: xoa hai lòng bàn tay vào nhau,

B4: rửa mu bàn tay và các kẽ ngón tay (đổi bàn tay)

B5: chụm 5 đầu ngón tay trái xoa vào lịng bàn tay phải và ngược lại. B6: xả nước xuôi từ cổ tay xuống để làm sạch bàn tay, các kẽ ngón tay. Các động tác được thực hiện kết hợp với việc phân tích, hướng dẫn. Trước giờ làm vệ sinh hoặc trong giờ hoạt động chiều giáo viên cho trẻ xem, nghe và thực hiện theo.

- Với video này giáo viên có thể chia sẻ với phụ huynh bằng các phương tiện giúp phụ huynh nắm được các kỹ năng vệ sinh của trẻ kết hợp cùng cô hướng dẫn trẻ thực hiện được tốt.

- Ngồi ra cịn các hình thức khác: Chụp ảnh các bước thực hiện thao tác vệ sinh lau mặt treo trên giá khăn hoặc trong khu vệ sinh của trẻ để khi thực hiện trẻ nhìn vào để nhớ (hình thức này áp dụng với trẻ 3, 4 tuổi).

- Giáo viên sáng tác các bài thơ, bài hát về quy trình vệ sinh rửa tay, lau mặt, kết hợp dạy trẻ khi tổ chức hoạt động.

- Với biện pháp xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn, ưu tiên các ý tưởng sáng tạo, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ, mục tiêu, yêu cầu cần đạt cuối độ tuổi để xây dựng nội dung đánh giá cho phù hợp với độ tuổi. VD: Trẻ 5 tuổi yêu cầu về thực hiện thao tác phải chính xác, nhanh nhẹn đảm bảo vệ sinh luôn sạch sẽ, gọn gàng, nhưng với trẻ 3 tuổi thì việc thực hiện các thao tác của trẻ độ chính xác, nhanh nhẹn kém hơn so với 5 tuổi… Bên cạnh đó thì việc xây dựng tiêu chí đánh giá theo từng giai đoạn cũng rất cần thiết. Giai đoạn 1 (đầu năm học) thì tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu thấp hơn giai đoạn 2 (giữa năm học), giai đoạn 2 tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu lại thấp hơn giai đoạn 3 (cuối năm học). Mỗi độ tuổi phải tự xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp và thực hiện đánh giá theo tiêu chí, có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

- CBQL nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy các độ tuổi phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý từng độ tuổi, nắm vững các kỹ năng, thao tác vệ sinh của trẻ từ đó tìm tịi hình thức tổ chức hợp lý, xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp với độ tuổi.

- CBQL, GV, NV luôn nêu cao ý thức tự giác và chủ động với cơng việc của mình.

- Người đánh giá phải trung thực, khách quan, đảm bảo công bằng.

3.2.5. Xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực

tiễn của nhà trường.

a. Mục đích

- Giúp CBQL rà sốt những bất cập trong tuyển dụng giáo viên, nhân viên kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ từ đó đưa ra định hướng tuyển dụng nhân lực thuận lợi cho trường mầm non.

- Hiệu trưởng trường xây dựng Đề án vị trí việc làm từ đó đề xuất cơ quan thẩm quyền nhằm đảm bảo đủ nhân lực cho trường mầm non tạo điều kiện cho mỗi vị trí công tác thực hiện tốt nhiệm vụ.

b. Nội dung

Theo kết quả khảo sát ở chương 2, công tác quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực hiện chăm sóc trẻ trong trường mầm non cần phải tăng cường quản lý ở một số nội dung cơ bản sau đây:

-BP4: “Đảm bảo phân công nhiệm vụ cho GV, NV đúng chuyên môn được đào tạo, phù hợp với năng lực” ( X = 1,93).

- BP6: “Phân cơng nhiệm vụ cho GV, NV có xét đến yếu tố điều kiện, hồn cảnh cá nhân” ( X = 1,96).

c. Cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục Mầm non, ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phịng về nội dung chăm sóc trẻ mầm non, quy định về số lượng cơ, trẻ trong nhóm lớp.

- Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phịng cho phép rà sốt nhân sự trong trường mầm non bằng việc chỉ đạo cho nhà trường xây dựng Đề án vị trí việc theo Thơng tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

- Đề xuất chế độ ưu đãi đối với GV, NV trong các trường mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương đảm bảo mức lương của GV, NV phục vụ đảm bảo tạm ổn cuộc sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV, NV nhà trường (ưu tiên cho nhân viên hợp đồng).

- Hàng năm cử cán bộ, giáo viên, nhân viên dự các lớp tập huấn kiến thức chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp cho CBQL, GV, NV nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

- Xây dựng kế hoạch cử cán bộ giáo viên học tập, nâng cao trình độ chun mơn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

d. Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ CBQL, GV, NV đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, năng lực chun mơn, đảm nhiệm vị trí việc làm theo Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

- CBQL, GV, NV các trường MN tâm huyết với việc thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày theo chức năng, nhiệm vụ.

- Thực hiện nghiêm túc khâu đánh giá giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Thay đổi hình thức đánh giá (báo trước, không báo trước…) nhằm thực hiện đánh giá một cách chuẩn xác, công bằng

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Có thể khẳng định, năm BP được đề xuất nhằm nâng cao, tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non Thực hành giai đoạn hiện nay là một thể thống nhất và mang tính khả thi cao. Các BP quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, BP này là tiền đề, là cơ sở cho BP kia. Chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau trong quá trình thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, ni

dưỡng trẻ trong các trường mầm non. Tuy mỗi BP đều có thế mạnh riêng và được khai thác với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn và những điều kiện cụ thể, nhưng để đạt được kết quả tốt nhất, chúng cần phải được triển khai đồng bộ, nghiêm túc và triệt để.

Có thể nêu ra một số trường hợp cụ thể như: Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ (BP1) sẽ hỗ trợ một cách tích cực việc thực hiện các biện pháp quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ (BP2); Quản lý rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ (BP3), Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ (BP4) cũng là tiền đề để Quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ (BP5).

Tăng cường việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ (BP4) là cơ sở tích cực cho BP tăng cường quản lý hoạt động lập kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ (BP1), cho BP quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ (BP2) ...

Năm biện pháp trên cũng mang tính khả thi cao bởi nó được đề xuất dựa trên tình hình thực tiễn của nhà trường, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa và phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Ta có thể mơ tả qua sơ đồ sau:

Biện Pháp 1

Biện Pháp 2 Biện Pháp 5

Biện Pháp 3 Biện Pháp 4

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi

3.4.1. Qui trình khảo nghiệm

Để chứng minh tính cần thiết và tính khả thi của các BP đã đề xuất ở trên, chúng tôi khảo nghiệm bằng phương pháp trưng cầu ý kiến CBQL, GV

đã nghỉ hưu, CBQL và một số cán bộ GV cốt cán, là những người có kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ mầm non.

Số lượng: 35 người gồm: 06 hiệu trưởng, 04 phó hiệu trưởng, 9 tổ trưởng chuyên môn, 16 GV mầm non. (Phiếu trưng cầu ý kiến - phụ lục 5)

Mức độ đánh giá như sau: 3 mức độ

- Tính cần thiết: + Rất cần thiết; + Cần thiết; + Khơng cần thiết

- Tính khả thi: + Rất khả thi; + Khả thi; + Không khả thỉ.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá tính cần thỉết và tính khả thi của các BP tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non (n=35)

TT Các BP quản lý HĐ ĐT

Tính cần thiết

(%) Tính khả thi(%) RCT CT KCT RKT KT KKT

1 Quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc

vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ 94.3 5.7 0 94.3 5.7 0 2 Quản lý nội dung hoạt động chăm

sóc trẻ. 91.4 9.6 0 88.6 11.4 0

3 Quản lý chỉ đạo rèn kỹ năng, thao

tác vệ sinh cá nhân cho trẻ 88.6 11.4 0 85.7 14.3 0 4 Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc,

giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ 82.8 17.2 0 80 20 0 5 Quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân

lực thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ 97.1 2.9 0 97.1 2.9 0

Tổng hợp (%) 90.8 9.2 0 89.1 10.9 0

Kết quả khảo sát cho thấy:

+ Về tính cấp thiết của các BP:

Đa số các ý kiến đều cho rằng các BP quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ, quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ,

quản lý chỉ đạo rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết, cần thiết. Tổng hợp cả năm biện pháp có 90,8% trả lời là “Rất cần thiết”.

+ Về tính khả thi của các BP:

Đa số các ý kiến đều cho rằng các BP đề xuất có tính khả thi (89,1%) đánh giá “Rất khả thi”, 10,9% đánh giá “khả thi”. Tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của BP4: “Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ”. Trên thực tế, để BP có thể thực hiện hiệu quả địi hỏi CBQL có sự nỗ lực rất lớn trong việc khuyến khích giáo viên tìm tịi sáng tạo các hình thức tổ chức chăm sóc trẻ. Việc làm này liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên mầm non bởi hiện tại giáo viên mầm non làm việc 10 tiếng/ngày, thu nhập thấp, trách nhiệm cao, áp lực công việc lớn…nên việc dành thời gian tìm tịi, nghiên cứu đổi mới hình thức chăm sóc trẻ là việc làm khó.

- Để so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP, từ bảng 3.1, tiến hành tính điểm như sau:

- Tính cần thiết:

+ Rất cần thiết: 3 điếm; + Cần thiết: 2 điểm; + Không cần thiết: 1 điểm

- Tính khả thi:

+ Rất khả thi: 3 điểm; + Khả thi: 2 điểm; + Không khả thi: 1 điểm.

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm sau khi tính điểm và tính điểm trung bình (X) thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc trẻ; với 1< X <3; n = 35.

TT Các BP quản lý HĐ CS, ND trẻ Tính cần thiết Tính khả thi X Xếp thứ bậc X Xếp thứ bậc

1 Quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc vệ sinh,

dinh dưỡng cho trẻ 2.94 2 2.94 2

3 Quản lý chỉ đạo rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh

cá nhân cho trẻ 2.88 4 2.85 4

4 Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc, giáo

dục vệ sinh cá nhân trẻ 2.82 5 2.8 5

5 Quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực

hiện hoạt động chăm sóc trẻ 2.97 1 2.97 1

Tổng hợp chung: X = 2.9 X = 2,88

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

+ Cả 5 BP đề xuất đều được đánh giá là “Rất cần thiết ” (X > 2,50), bình quân X = 2,9; năm BP được đánh giá là “Rất khả thi”

2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính Cần Thiết Tính Khả Thi

Tiểu kết chƣơng 3

Từ cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, khảo sát thực trạng chăm sóc, ni dưỡng trẻ và cơng tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non Thực hành trong chương 2, dựa trên những căn cứ và nguyên tắc đề xuất các biện pháp, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non Thực hành bao gồm:

- Tổ chức tốt hoạt động chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ. - Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ cụ thể, khoa học

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc trẻ cho giáo viên.

- Khuyến khích giáo viên tích cực tìm tịi, đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.

Các biện pháp nêu trên cùng với những biện pháp quản lý đã và đang được thực hiện rất tốt trong trường mầm non Thực hành, tạo thành một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ. Để phát huy hiệu quả, các biện pháp phải được tiến hành triển khai thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc. Qua khảo nghiệm, cả 5 biện pháp đề xuất đều được các CBQL và GV có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

Trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn, hy vọng những biện pháp tác giả đề xuất trong q trình nghiên cứu có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc trẻ trong trường Mầm non Thực hành nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non trên địa bàn Thành phố Hải Phịng nói riêng và ngành học mầm non cả nước nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về phát triển quy mô, số lượng, chất lượng của trường Mầm non Thực hành vẫn tiếp tục duy trì và ngày càng khẳng định chất lượng và tạo niềm tin trong nhân dân, tuy nhiên kết quả đó chưa thật đồng đều ở tất cả các độ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do một vài giáo viên tuổi cao nên khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)