Thực trạng quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 48 - 55)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trƣờng Mầm non

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ

Hiện nay trường mầm non Thực hành đang thực hiện nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ theo Điều lệ Trường mầm non và các văn bản quy định của ngành, theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng tỉnh, từng quận, huyện. Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ là một nội dung rất quan trọng của sở ban ngành và các trường mầm non quận Kiến An nói riêng và cả nước nói chung. Các biện pháp quản lý nội dung này được CBQL và GV nhận thức và đánh giá như sau:

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên: Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý nội dung hoạt

động chăm sóc trẻ với (1 X3); n = 28 STT Các biện pháp đã thực hiện Nhận thức tầm quan trọng Đánh gỉá mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày. 2.64 3 2.75 1

2 Công tác nuôi dưỡng 2.32 6 2.39 3

3 Chăm sóc dinh dưỡng 2.57 4 2.43 2

4 Chăm sóc giấc ngủ 2.46 5 1,95 4

5 Chăm sóc vệ sinh 2.68 2 1,78 6

6 Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn 2.79 1 1,86 5 Điểm bình quân: X N T = 2.57 X T H= 2.19

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 có thể thấy:

- Nhận thức về tầm quan trọng: Đa số CBQL, GV, nhân viên được hỏi ý kiến đều nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ, điểm bình qn là ( X NT = 2,57); các biện pháp đều có điểm nhận thức

X  2,3 tức là các BP quản lý nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ đều được xác định là rất cần thỉết. Trong đó, BP6: “Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn” ( X = 2,79). và BP2: “Công tác nuôi dưỡng” là quan trọng nhất (X = 2,68).

- Đánh giá mức độ thực hiện: Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về các BP quản lý nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ hiện nay của trường mầm non là ở mức độ trung bình ( X TH= 2,19). Trong đó các BP 1,2,3 được đánh giá là tốt ( X đạt từ 2,39 - 2,75), BP 4, 5, 6 được đánh giá ở mức trung bình (đạt từ X = 1,78 - 1,95).

- Đặc biệt nếu tính hệ số tương quan spearman sẽ có R = - 0,43 cho thấy tương quan trên là nghịch, tức là các BP nhận thức quan trọng thì tổ chức lại chưa tốt, cụ thể ở đây là biện pháp chăm sóc vệ sinh (BP5), chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn (BP6), cũng cần chú ý thực hiện tốt hơn nữa là chăm sóc giấc ngủ (BP4)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Điểm nhận thức Điểm thực hiện

Biểu đồ 2.8 Tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ.

Đi sâu tìm hiểu ngun nhân (phỏng vấn trực tiếp giáo viên, nhân viên, phụ

huynh) việc nhận thức và thực hiện các nội dung hoạt động chăm sóc trẻ chưa thật tốt chúng tơi nhận thấy:

Nội dung chăm sóc vệ sinh bao gồm: vệ sinh sinh hoạt, vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ dùng cá nhân, theo dõi và quản lý sức khỏe cho trẻ…

Vệ sinh sinh hoạt là sự phân chia mốc thời gian và quãng thời gian, trình tự các hình thức hoạt động và nghỉ ngơi, thức và ngủ luân phiên trong ngày một cách hợp lý nhằm thực hiện các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp cho từng lứa tuổi và thực hiện nghiêm túc sẽ giúp trẻ phát triển cân đối giữa thể lực và trí tuệ. Vệ sinh sinh hoạt bao gồm các hoạt động tổ chức cho trẻ ngủ, tổ chức cho trẻ ăn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tổ chức cho trẻ chơi.

Vệ sinh thân thể bao gồm vệ sinh da, vệ sinh răng miệng, vệ sinh mắt tai mũi họng. Đối với trẻ mầm non tất cả các bộ phận trên đều ở trong giai đoạn còn non nớt đang phát triển nên vô cùng nhạy cảm, rất dễ mắc các bệnh. Chính vì vậy việc giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ là rất cần thiết.

Vệ sinh đồ dùng cá nhân bao gồm quần áo, giầy dép, mũ, tất, yếm, khăn mặt, ca cốc…yêu cầu luôn được giặt giũ thường xuyên, sạch sẽ, gọn gàng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp.

Theo dõi sức khỏe cho trẻ bao gồm theo dõi sức khỏe hàng ngày, tổ chức cân đo cho trẻ, quản lý sổ sức khỏe của trẻ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, quản lý tiêm chủng phòng 6 bệnh truyền nhiễm.

Trong một ngày giáo viên thực hiện các hoạt động theo chế độ sinh hoạt, luôn phải bao quát, quan sát trẻ trong tất cả các hoạt động gần như khơng có thời gian để nghỉ ngơi, ngồi ra cịn tham gia rất nhiều các phong trào, các hoạt động văn hóa, lễ hội…Vì vậy giáo viên mầm non rất vất vả. Hơn nữa số lượng trẻ hiện tại rất đông nên việc giáo viên theo dõi trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ làm đúng các thao tác vệ sinh còn hạn chế. Hạn chế nhất là việc thực hiện các kỹ năng, thao tác vệ sinh (rửa tay, lau mặt) của trẻ (tác giả phân tích kỹ ở mục 2.2.4).

Theo các nhà khoa học thì giấc ngủ vơ cùng quan trọng đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng. Với trường mầm non trẻ cần phải có phịng ngủ riêng đảm bảo n tĩnh ấm về mùa đơng mát về mùa hè, phịng ngủ được trang bị các CSVC phục vụ cho giấc ngủ của trẻ như giường ngủ gối, chăn (mỗi trẻ 01 cái) và phải được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ ngon tại trường. Trên thực tế do quỹ đất và kinh phí đầu tư xây dựng hạn chế nên nhà trường chỉ xây được một phòng chung bao gồm cả ăn, học, ngủ…vì vậy ảnh hưởng lớn đến việc bố trí sắp xếp giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Các lớp mẫu giáo do số trẻ đơng, để tiết kiệm diện tích thì nhà trường trang bị giát giường đôi (2 trẻ/1 giát) như vậy trẻ nằm chưa được thoải mái. Mặt khác chỗ ngủ bố trí chưa đầy đủ trước khi ăn nên có những cháu phải chờ cơ dọn phịng ăn xong, kê thêm giát giường mới có chỗ nằm, như vậy sẽ ảnh hưởng tới thời gian ngủ của trẻ. Một số giáo viên còn lơ là trong chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, chưa chú ý tới việc tách riêng những trẻ khó ngủ ra một chỗ để các trẻ khác khơng bị bạn quấy rối sẽ có giấc ngủ ngon hơn.

+ Với BP6: Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn

Hầu hết các ý kiến trả lời đều rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn cho trẻ, đây là một trong hai nhiệm vụ tối quan trọng của ngành học bởi trẻ có khỏe mạnh, an tồn thì mới phát triển tốt, có như vậy phụ huynh mới tin tưởng gửi con ở trường, yên tâm công tác… Tuy nhiên điều mà mọi người quan tâm đó là chất lượng thực phẩm và cách thức tổ chức bữa ăn hàng ngày cho trẻ, những đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất… tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Về chất lượng thực phẩm nhà trường đã ký kết hợp đồng giao nhận thực phẩm với các đơn vị để đảm bảo tính pháp lí, thực phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn nhưng phụ huynh vẫn băn khoăn lo lắng ở nguồn gốc xuất sứ và mức độ sạch của thực phẩm, bởi lẽ khi theo dõi một vài phóng sự thì một số đơn vị đi gom thực phẩm ở ngoài chợ về giao cho các trường học nhưng vẫn nói đó là thực phẩm sạch.

Về tổ chức bữa ăn hàng ngày cho trẻ một vài giáo viên chưa quan tâm tới sức khỏe của trẻ, chưa chú trọng tới việc động viên, khuyến khích trẻ ăn. Có những trẻ sức khỏe ngày hơm đó không được tốt, trẻ không muốn ăn nhưng giáo viên vẫn ép trẻ ăn dẫn đến trẻ nơn, trớ… thì giáo viên lại quát mắng làm cho trẻ sợ ăn, sợ đi học.

Về cơ sở vật chất một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn: Dao rọc giấy, kéo, ổ cắm điện, quạt trần, một số CSVC lớn như mảng vữa tường nhà, bàn ghế… Nếu giáo viên không gọn gàng, ngăn nắp, không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở rất dễ dẫn đến tình trạng mất an toàn cho trẻ.

Bảng 2.5 Kết quả khảo nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý nội dung hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ đối với phụ

huynh, với (1X3); n = 32 STT Các biện pháp đã thực hiện Nhận thức tầm quan trọng Đánh gỉá mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày. 2.32 6 2.16 4

2 Công tác nuôi dưỡng 2.45 5 2.66 1

3 Chăm sóc dinh dưỡng 2.67 3 2.22 3

4 Chăm sóc giấc ngủ 2.56 4 2.30 2

5 Chăm sóc vệ sinh 2.95 1 1.66 6

6 Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn 2.82 2 1.96 5 Điểm bình quân: X N T = 2.63 X T H= 2.16 - Kết quả trên cho thấy: Những PH được hỏi ý kiến đã đánh giá cao tầm quan trọng của các biện pháp chăm sóc vệ sinh cho trẻ, điểm tổng hợp về nhận thức đạt ( XNT = 2,95), các BP6, BP3 đạt đến điểm khá cao. Tuy nhiên,

biện pháp chỉ ở mức trung bình ( XTH =2,46). BP5 cũng được đánh giá là hoạt

động chưa tốt ( X = 1,66 xếp bậc 6/6), biện pháp 6 dù ở mức trung bình ( X

= 1,96) nhưng cũng xếp bậc 5/6.

- Nếu tính hệ số tương quan Spearman sẽ có R = - 0,1 cũng cho thấy tương quan trên là nghịch. Như vậy, đánh giá của CBQL, GV và PH về các BP quản lý chăm sóc vệ sinh cho trẻ của nhà trường là đúng thực trạng cơng tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ chưa thật tốt.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã quan sát, theo dõi việc thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ của 3 lớp thuộc 3 độ tuổi trong nhà trường (3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi). Công việc tiến hành trong thời gian 6 buổi, mỗi lớp 2 buổi, kết quả đã quan sát được sự khác nhau giữa 3 độ tuổi:

- Lớp mẫu giáo 5 tuổi: trẻ có thói quen vệ sinh tương đối tốt, trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh rửa tay, lau mặt, đánh răng… theo từng bước đúng quy trình giáo viên hướng dẫn. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, sắp xếp trang phục gọn gàng. Khi hỏi trẻ về các bước rửa tay, lau mặt trẻ trả lời đúng và thực hiện tốt.

Trao đổi với phụ huynh về vấn đề này phụ huynh rất phấn khới cho biết khi về nhà trẻ cũng ln có ý thức rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn, có những trẻ cịn vừa làm vừa “hướng dẫn” cha (mẹ) làm.

* Nguyên nhân của kết quả trên:

+ Khả năng chú ý, ghi nhớ, ngôn ngữ, định hướng trong không gian… của trẻ 5 - 6 tuổi phát triển ở mức độ cao hơn các độ tuổi khác nên trẻ dễ ghi nhớ các thao tác và định hướng phải - trái, trên - dưới nhanh hơn.

+ Đa số trẻ 5 tuổi đã học qua các lớp 3 tuổi, 4 tuổi, đã được làm quen và rèn luyện nhiều nên trẻ nhớ lâu và thực hiện nhuần nhuyễn hơn các độ tuổi khác.

+ Các bậc phụ huynh đã được tuyên truyền trong nhiều năm nên cũng ghi nhớ thao tác từ đó nhắc nhở trẻ kịp thời khi trẻ quên.

- Lớp mẫu giáo 4 tuổi: Đánh giá sau khi quan sát trẻ chúng tơi thấy tỉ lệ trẻ có kỹ năng và thực hiện tốt các thao tác vệ sinh cá nhân (rửa tay, lau

mặt…) đạt 60 -70 %. Một số trẻ còn nhầm lẫn giữa các bước, khi lau mặt có chỗ lau đi lau lại nhưng có chỗ lại khơng lau. Với thao tác rửa tay thì trẻ thực hiện chưa được dứt khốt, có những cháu rửa xong rồi tay vẫn chưa sạch hoặc dính xà phịng…

Trao đổi với phụ huynh thì một số phụ huynh nhất trí việc rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết, phụ huynh sẽ cố gắng kết hợp với giáo viên để giáo dục trẻ. Khi hỏi thứ tự các bước thực hiện động tác có phụ huynh nhớ, có phụ huynh khơng nhớ được.

* Nguyên nhân:

+ Khả năng chú ý, ghi nhớ, ngôn ngữ, định hướng trong không gian… của trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ở mức độ thấp hơn so với trẻ 5 tuổi nên trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, diễn đạt, định hướng…

+ Một số trẻ mới đi học nên thực hiện các bước kém hơn so với các bạn đã học qua lớp nhà trẻ, 3 tuổi.

- Lớp mẫu giáo 3 tuổi: Việc thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân khó khăn hơn so với trẻ 5 tuổi rất nhiều. Nếu khơng có sự quan sát hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên thì có khá nhiều trẻ thực hiện qua loa, chưa đúng thao tác, có trẻ rửa xong mà cổ tay vẫn còn bọt xà phòng. Với thao tác lau mặt thì trẻ 3 tuổi cịn gặp khó khăn nhiều hơn, nhiều trẻ khơng thực hiện được động tác lân khăn nên chỗ khăn lau rồi lại lau tiếp chỗ khác như vậy vơ hình dung trẻ dùng chỗ bẩn lau vào chỗ sạch. Có chỗ lau nhiều lần, có chỗ lại chẳng lau lần nào… dẫn đến việc lau mặt rồi mà vẫn bẩn. Các khâu vệ sinh cá nhân khác như đầu tóc, quần áo, đồ dùng cá nhân bước đầu trẻ cũng đã có nề nếp gọn gàng, sạch sẽ.

* Nguyên nhân

- Khả năng chú ý, ghi nhớ và đặc biệt là khả năng định hướng trong khơng gian của trẻ 3 tuổi mang tính trực quan rất cao nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các thao tác.

- Trẻ 3 tuổi mới được làm quen với các thao tác nên còn nhầm lẫn giữa các bước thực hiện.

- Số cháu đơng nên GV gặp nhiều khó khăn trong hướng dẫn vệ sinh cá nhân trẻ.

- Phụ huynh chưa nắm rõ để cùng hướng dẫn trẻ, hơn nữa phụ huynh luôn quan niệm trẻ 3 tuổi còn nhỏ chưa làm được nên làm giúp trẻ cho nhanh. Như vậy trong quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cần hết sức quan tâm để khắc phục tình trạng trên, đặc biệt chú ý tới việc chỉ đạo CBGV tìm tịi nội dung giáo dục VS cá nhân cho trẻ phù hợp độ tuổi, các bước hướng dẫn trẻ như thế nào để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.

Với BP6 “Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn cho trẻ” theo quan sát chúng tôi nhận thấy một vài giáo viên vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ, điều này thể hiện ở chỗ: giáo viên sử dụng các đồ dùng (dao, kéo, súng bắn keo…) đôi khi chưa cất dọn gọn gàng ngay sau khi dùng song, một số trẻ bắt chước làm giống cô dẫn đến mất an toàn. Hoặc một số đồ chơi (rối tay, rối dẹt…) giáo viên dùng các con ốc nhọn để bắt vít khi ốc xốy phía sau tuột ra cái đầu nhọn của ốc dễ dàng cào sứt da trẻ. Một số yếu tố mất an toàn khác như quạt trần, ổ cắm, trần nhà, gạch nát nền vỡ… cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)