Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 84 - 89)

3.4.1. Qui trình khảo nghiệm

Để chứng minh tính cần thiết và tính khả thi của các BP đã đề xuất ở trên, chúng tôi khảo nghiệm bằng phương pháp trưng cầu ý kiến CBQL, GV

đã nghỉ hưu, CBQL và một số cán bộ GV cốt cán, là những người có kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ mầm non.

Số lượng: 35 người gồm: 06 hiệu trưởng, 04 phó hiệu trưởng, 9 tổ trưởng chuyên môn, 16 GV mầm non. (Phiếu trưng cầu ý kiến - phụ lục 5)

Mức độ đánh giá như sau: 3 mức độ

- Tính cần thiết: + Rất cần thiết; + Cần thiết; + Khơng cần thiết

- Tính khả thi: + Rất khả thi; + Khả thi; + Không khả thỉ.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá tính cần thỉết và tính khả thi của các BP tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non (n=35)

TT Các BP quản lý HĐ ĐT

Tính cần thiết

(%) Tính khả thi(%) RCT CT KCT RKT KT KKT

1 Quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc

vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ 94.3 5.7 0 94.3 5.7 0 2 Quản lý nội dung hoạt động chăm

sóc trẻ. 91.4 9.6 0 88.6 11.4 0

3 Quản lý chỉ đạo rèn kỹ năng, thao

tác vệ sinh cá nhân cho trẻ 88.6 11.4 0 85.7 14.3 0 4 Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc,

giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ 82.8 17.2 0 80 20 0 5 Quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân

lực thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ 97.1 2.9 0 97.1 2.9 0

Tổng hợp (%) 90.8 9.2 0 89.1 10.9 0

Kết quả khảo sát cho thấy:

+ Về tính cấp thiết của các BP:

Đa số các ý kiến đều cho rằng các BP quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ, quản lý nội dung hoạt động chăm sóc trẻ,

quản lý chỉ đạo rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết, cần thiết. Tổng hợp cả năm biện pháp có 90,8% trả lời là “Rất cần thiết”.

+ Về tính khả thi của các BP:

Đa số các ý kiến đều cho rằng các BP đề xuất có tính khả thi (89,1%) đánh giá “Rất khả thi”, 10,9% đánh giá “khả thi”. Tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của BP4: “Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ”. Trên thực tế, để BP có thể thực hiện hiệu quả địi hỏi CBQL có sự nỗ lực rất lớn trong việc khuyến khích giáo viên tìm tịi sáng tạo các hình thức tổ chức chăm sóc trẻ. Việc làm này liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên mầm non bởi hiện tại giáo viên mầm non làm việc 10 tiếng/ngày, thu nhập thấp, trách nhiệm cao, áp lực công việc lớn…nên việc dành thời gian tìm tịi, nghiên cứu đổi mới hình thức chăm sóc trẻ là việc làm khó.

- Để so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP, từ bảng 3.1, tiến hành tính điểm như sau:

- Tính cần thiết:

+ Rất cần thiết: 3 điếm; + Cần thiết: 2 điểm; + Không cần thiết: 1 điểm

- Tính khả thi:

+ Rất khả thi: 3 điểm; + Khả thi: 2 điểm; + Không khả thi: 1 điểm.

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm sau khi tính điểm và tính điểm trung bình (X) thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc trẻ; với 1< X <3; n = 35.

TT Các BP quản lý HĐ CS, ND trẻ Tính cần thiết Tính khả thi X Xếp thứ bậc X Xếp thứ bậc

1 Quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc vệ sinh,

dinh dưỡng cho trẻ 2.94 2 2.94 2

3 Quản lý chỉ đạo rèn kỹ năng, thao tác vệ sinh

cá nhân cho trẻ 2.88 4 2.85 4

4 Quản lý đổi mới hình thức chăm sóc, giáo

dục vệ sinh cá nhân trẻ 2.82 5 2.8 5

5 Quản lý việc sắp xếp, sử dụng nhân lực thực

hiện hoạt động chăm sóc trẻ 2.97 1 2.97 1

Tổng hợp chung: X = 2.9 X = 2,88

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

+ Cả 5 BP đề xuất đều được đánh giá là “Rất cần thiết ” (X > 2,50), bình quân X = 2,9; năm BP được đánh giá là “Rất khả thi”

2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính Cần Thiết Tính Khả Thi

Tiểu kết chƣơng 3

Từ cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, khảo sát thực trạng chăm sóc, ni dưỡng trẻ và cơng tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non Thực hành trong chương 2, dựa trên những căn cứ và nguyên tắc đề xuất các biện pháp, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non Thực hành bao gồm:

- Tổ chức tốt hoạt động chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ. - Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ cụ thể, khoa học

- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc trẻ cho giáo viên.

- Khuyến khích giáo viên tích cực tìm tịi, đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường.

Các biện pháp nêu trên cùng với những biện pháp quản lý đã và đang được thực hiện rất tốt trong trường mầm non Thực hành, tạo thành một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong công tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ. Để phát huy hiệu quả, các biện pháp phải được tiến hành triển khai thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc. Qua khảo nghiệm, cả 5 biện pháp đề xuất đều được các CBQL và GV có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

Trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn, hy vọng những biện pháp tác giả đề xuất trong q trình nghiên cứu có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc trẻ trong trường Mầm non Thực hành nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non trên địa bàn Thành phố Hải Phịng nói riêng và ngành học mầm non cả nước nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 84 - 89)