Yêu cầu đổi mới giáo dục đối với bậc học mầm non trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 31)

quốc dân

Đất nước ta đang hội nhập và phát triển. Giáo dục Mầm non cũng đang cố gắng tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến. Để GDMN hồn thành sứ mạng của mình làm nền tảng, cơ sở vững chắc cho công cuộc đổi mới giáo dục ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở... thì GDMN khơng thể không đổi mới. Thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng của Đảng và Nhà nước, ngày 25 tháng 7 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ban hành Thơng tư số 17/2009/TTBGDĐT trên cơ sở quy định của Luật Giáo dục sửa đổi.

Chương trình GDMN mới đã tiếp thu những tinh hoa của chương trình GDMN trong và ngoài nước. Tư tưởng cốt lõi của chương trình được thể hiện một cách nhất quán theo các quan điểm sau: Chương trình mầm non hướng đến sự phát triển tồn diện của trẻ; Chương trình tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục; Chương trình đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ.

Để thực hiện chương trình đổi mới, địi hỏi giáo viên phải ln tìm ra cái mới để đáp ứng nhu cầu và hứng thú tìm tịi trải nghiệm của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt theo yêu cầu của chương trình; chương trình giáo dục mầm non mới là một chương trình mềm dẻo và linh hoạt, có độ mở, giúp giáo viên linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp để phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế của địa phương. Chương trình giúp giáo viên liên tục được học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, từ đó trở thành cá nhân năng động, tích cực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà. Đổi mới giáo dục mầm non và đổi mới chương trình giáo dục mầm non là tất yếu trong xu hướng đổi mới của giáo dục và đào tạo nói chung.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài và một số khái niệm cơ bản như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trường Mầm non…Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non. Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non bao gồm các nội dung sau:

Quản lý việc xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ ở trường mầm non Quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện CĐSH hàng ngày cho trẻ Quản lý hoạt động ni dưỡng trẻ.

Quản lý chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn cho trẻ Quản lý cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ Quản lý nhân lực phục vụ hoạt động chăm sóc trẻ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non bao gồm:

Yếu tố chủ quan bao gồm trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Yếu tố khách quan bao gồm sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của cơng tác chăm sóc trẻ...

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ Ở TRƢỜNG MẦ M NON THỰC HÀNH – ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.

2.1. Giới thiệu về trƣờng mầm non Thực hành trƣờng Đại học Hải Phịng

2.1.1. Q trình phát triển

Trường mầm non Thực hành là đơn vị trực thuộc trường Đại học Hải Phòng, trường được thành lập từ tháng 6 năm 1989. Khi mới thành lập trường là Tổ thực hành thuộc trường Trung học sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo Hải Phòng. Trải qua quá trình sáp nhập với trường Trung học sư phạm Hải Phòng (1994), trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng (1996), đến năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập trường Đại học sư phạm Hải Phòng trên cơ sở trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng. Tháng 9/2000 trường Mầm non Thực hành được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-TC ngày 15 tháng 9 năm 2000 do TS Ngô Đăng Duyên – Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Hải Phòng ký.

Trường mầm non Thực hành thực hiện 02 nhiệm vụ đó là: CSGD trẻ dưới sự quản lý, chỉ đạo chun mơn của Phịng giáo dục và Đào tạo quận Kiến An và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa giáo dục Tiểu học - Mầm non trường Đại học Hải Phòng.

2.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên

Tổng số CBGV, nhân viên trường mầm non Thực hành gồm 28 người, trong đó ban giám hiệu: 02; giáo viên: 18; nhân viên: 08

2.1.2.1. Trình độ:

Trong những năm qua CBQL, giáo viên trường mầm non Thực hành ln tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của ngành học, trình đọ chun mơn và năng lực công tác của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được nâng lên rõ rệt, kết quả được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Thạc Sĩ Cao Đẳng Đại Học Trung Cấp

Biểu đồ 2.1 Trình độ chun mơn của giáo viên.

Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta thấy trình độ chun mơn của cán bộ, giáo viên trường mầm non Thực hành cao hơn so với mặt bằng chung của thành phố Hải phòng. Tuy nhiên do đặc thù của trường Thực hành phải thực hiện nhiệm vụ rèn nghề cho sinh viên hệ Đại học, Cao đẳng mầm non nên tỉ lệ 7,1% trình độ Trung cấp sư phạm Mầm non cần sớm học nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên thực hành và minh họa phương pháp.

2.1.2.2. Độ tuổi:

20-30 30-40 40-50 50-55

Biểu đồ 2.2 Độ tuổi của giáo viên trường mầm non Thực hành

Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta thấy đội ngũ giáo viên trường mầm non Thực hành có độ tuổi 40 – 50 chiếm đa số, độ tuổi 20 – 30 chiếm tỉ lệ thấp. Với độ tuổi cao thì giáo viên có kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ nhưng hạn chế ở chỗ tinh thần học hỏi nâng cao trình độ đặc biệt là trình độ cơng nghệ

thơng tin. Ngược lại độ tuổi 20 – 30 thì có khả năng học hỏi tốt nhưng kinh nghiệm lại chưa nhiều, với ngành học mầm non giáo viên trẻ thường có sức cuốn hút với trẻ hơn, vì vậy nhà trường cần có chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên trẻ.

2.1.3. Quy mô trường, lớp và học sinh.

Trong những năm qua số lượng trẻ đến trường mầm non Thực hành liên tục tăng, rất nhiều phụ huynh có nhu cầu nhưng nhà trường không đáp ứng hết được do số phòng học của nhà trường cố định là 8.

Do số trẻ các độ tuổi đều đông, giáo viên rất vất vả trong cơng tác chăm sóc trẻ do vậy ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng chăm sóc trẻ nên từ năm 2015 nhà trường có chủ trương giảm dần số lượng trẻ tại các lớp.

Biểu đồ 2.3 Thực trạng số lượng trẻ trường Mầm non Thực hành

2.1.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ

Trong 5 năm gần đây (từ năm 2012 – 2016) trường mầm non Thực hành đã ln cố gắng hồn thành tương đối tốt nhiệm vụ chăm sóc trẻ, kết quả được thể hiện như sau:

Về chăm sóc ni dưỡng: nhà trường luôn chú trọng đến chất lượng bữa ăn cho trẻ, xây dựng thực đơn hợp lý, chỉ đạo sát sao công tác chế biến thức ăn đảm bảo cho trẻ được ăn đủ định lượng, ăn hết xuất.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2012 2013 2014 2015 2016 Phịng học Số trẻ

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2012 2013 2014 2015 2016 Kênh bình thƣờng

Nguy cơ trên Nguy cơ dƣới

Tổng số trẻ

Biểu đồ 2.4 Thực trạng sức khỏe của trẻ trường Mầm non Thực hành

2.1.5. Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường.

Trường mầm non Thực hành được xây dựng lại năm 2003 với một dãy nhà 3 tầng kiên cố trong đó có 08 phịng học, 01 bếp ăn, 01 phòng họp và 01 phịng thể chất. Diện tích các phịng học đạt 90m2 trong mỗi lớp học có phịng kho, cơng trình vệ sinh khép kín. Diện tích bếp ăn khoảng 85m2 được bố trí sắp xếp theo đúng tiêu chuẩn bếp một chiều. Phòng giáo dục thể chất được trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phát triển thể chất cho trẻ các độ tuổi. Sân chơi rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc trẻ được nhà trường đầu tư trang bị tương đối hiện đại. Mỗi lớp học đều được trang bị các đồ dùng như: Điều hịa, máy giặt, bình nóng lạnh, tủ đồ dùng, các loại giá để đồ dùng, giá khăn mặt, ca cốc, các đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng phụ vụ công tác chăm sóc ăn, uống, ngủ... của trẻ cũng được trang bị đầy đủ.

Hệ thống điện, nước đạt tiêu chuẩn, đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày của cơ và trẻ. Cơng trình vệ sinh khép kín, đạt chuẩn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của trẻ.

Bếp ăn của nhà trường được đầu tư trang bị cơ sở vật chất tốt: tủ cơm ga, nồi cơm ga, máy xấy bát, máy xay, nồi xoong, bát, thìa... đáp ứng tốt u cầu ni dưỡng trẻ.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2012 2013 2014 2015 2016 Số phịng Cơng trình VS Bếp một chiều

Trang thiết bị hiện đại

Biểu đồ 2.5 Thực trạng cơ sở vật chất trường Mầm non Thực hành

2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát

Trong thời gian vừa qua để QL hoạt động chăm sóc trẻ của trường mầm non Thực hành chúng tôi đã tiến hành các bước như sau:

Bl. Chuẩn bị nội dung lấy ý kiến (phiếu trưng cầu ý kiến).

- Nội dung là các biện pháp QL hoạt động chăm sóc, ni dưỡng của trường mầm non Thực hành thời gian qua, vấn đề cần trưng cầu ý kiến là nhận thức của CBQL, GV, PH về tầm quan trọng của các bộ phận và đánh giá của họ về mức độ thực hiện các bộ phận.

- Để thuận tiện cho người được trưng cầu ý kiến và việc xử lý kết quả, phiếu trưng cầu ý kiến tập trung chủ yếu vào các câu hỏi đóng với 3 hoặc 4 mức độ trả lời. Ví dụ:

+ Nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng.

+ Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, Trung bình và Khơng tốt hoặc 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

B2. Dự kiến đối tượng lấy ý kiến:

Chọn 3 lớp trong trường đại diện cho 3 khối tuổi (nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi). Nhóm đối tượng là đội ngũ CBQL gồm:

- 2 đồng chí trong BHG, 18 giáo viên, 08 nhân viên nhà trường

B3. Gặp gỡ những CBQL, GV và PH được chọn lấy ý kiến, nêu rõ mục

đích yêu cầu, nội dung lấy ý kiến, hướng dẫn cách trả lời và phát phiếu trưng cầu ý kiến cho mọi người.

B4. Các đối tượng được chọn lấy ý kiến nghiên cứu và trả lời nội dung

các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến.

B5. Thu phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý kết quả.

Bước xử lý kết quả phải đạt yêu cầu:

- Tổng hợp ý kiến đánh giá về một biện pháp nào đó phải xác định được tầm quan trọng như thế nào (Rất quan trọng, quan trọng hay không quan trọng); Mức độ thực biện pháp như thế nào (Tốt, Trung bình hay khơng tốt) Thơng qua việc tính điểm trung bình (X ) . Đồng thời phải đánh giá chung được nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của cả hệ thống các biện pháp (tính XNT ; X TH).

- Xác định được thứ bậc về tầm quan trọng và thứ bậc thực hỉện các biện pháp (BP) trong hệ thống các BP - BP nào là quan trọng nhất, BP nào thực hiện tốt nhất, thực hiện yếu nhất...

- Nếu có hai khách thể cùng tham gia đánh giá một vấn đề thỉ cần phải xem xét mức độ thống nhất của các đánh giá này; Nếu một nội dung được đánh giá ở 2 tiêu chí: (Tầm quan trọng và Mức độ thực hiện hoặc Tính cần thiết và Tính khả thi...) Thì tương quan về đánh giá 2 tiêu chí này phải được so sánh. Ví dụ: Một biện pháp nào đó được nhận thức là Rất quan trọng và Mức độ thực hiện là tốt thì tương quan này là thuận. Ngược lại, một BP được nhận thức là Rất quan trọng nhưng mức độ thực hiện là khơng tốt thì tương quan này là nghịch, nhà quản lý cần phải xem xét để điều chỉnh, tăng cường quản lý. Để so sánh tương quan nói trên, chúng tơi dùng cơng thức tính hệ số tương quan Spearman.

* Việc xử lý kết quả được thực hiện như sau:

B1. Lập bảng tổng hợp và gán điểm cho phiếu trưng cầu ý kiến:

Quan trọng/Trung bình: 2 điểm; Khơng quan trọng/Chưa tốt: 1 điểm.

- Nếu câu hỏi có 4 mức độ trả lời: Rất quan trọng/ Tốt: 4 điểm; Quan trọng/ Khá: 3 điểm; Bình thường/ Trung bình: 2 điểm; Khơng quan trọng/ Chưa tốt: 1 điểm.

- Với câu hỏi có n mức độ trả lời thì điểm tối đa là n và tối thiểu là 1.

B2. Tính X trung bình (X ) theo ngun tắc sau: (với câu hỏi 3 mức độ trả lời và tương tự cho câu hỏi có n mức độ trả lời).

- Gọi n là số người được hỏi ý kiến;

n1 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Tốt;

n2 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Trung bình; n3 Là số người đánh giá mức độ thực hiện không tốt;

n1 × 3đ + n2 × 2đ + n3 × đ Sẽ tính được X =

N

Nhận xét: Với câu hỏi đóng 3 mức độ trả lời (1 X 3) và X  2,5: Đánh giá là Tốt; 1,5  X  2,5: Mức trung bình; X < 1,5: Khơng tốt.

B3. Và cũng tính đươc: X NT , X TH bằng công thức

N X X  i

B4. Xếp thứ bậc cho từng nội dung: Có bao nhiêu nội dung thì có bấy

nhiêu thứ bậc, xếp theo điểm trung bình (X ) từ cao xuống thấp; (lưu ý: nếu có 2, 3... nội dung được đánh giá ngang điểm thì việc xếp thứ bậc sẽ tính trung bình cộng và được xếp cùng thứ bậc. Ví dụ: Có hai nội dung có điểm cao nhất và bằng nhau, thứ bậc của chúng được xếp trong khoảng 1 và 2, trung bình cộng là 1,5 thì chúng sẽ cùng được xếp thứ bậc là 1,5).

B5. Tính hệ số tương quan Spearman bằng công thức:

 1 6 1 2 2     N N D R i

Với: R: Hệ số tương quan thứ bậc.

i

D : Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng đem ra so sánh của nội dung đánh

N: Số nội dung đánh giá. 2

i

D

 : Tổng bình phương hiệu số hai thứ bậc.

Nhận xét: 1R1; Nếu R > 0: tương quan là thuận; R < 0: tương quan tương nghịch, 1 > R  0.7: tương quan chặt chẽ, 0.7 > R  0.5: tương quan, 0.5 > R  0.3: tương quan không chặt, 0.3 > R: không tương quan.

* Tiến hành khảo sát nghiên cứu:

Đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung quản lý trong thời gian qua (Phiếu trưng cầu ý kiến).

2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ

Hoạt động chăm sóc trẻ của cán bộ, giáo viên trường mầm non Thực hành được tiến hành theo quy chế chuyên môn hiện hành. Giáo viên tại các lớp là người trực tiếp tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ theo chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Bảng 2.1 Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non Thực hành.

STT Hoạt động chăm sóc trẻ (X ) Thứ bậc

1 Chăm sóc ni dưỡng trẻ 2.71 3

2 Chăm sóc giấc ngủ 2.57 4

3 Chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ 1.84 6

4 Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn 2.8 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 31)