Thực trạng chỉ đạo các hoạt động chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 44 - 48)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trƣờng Mầm non

2.4.1. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng

Trong quản lý các hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non thì việc quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc trẻ là vơ cùng quan trọng, nhiệm vụ này quyết định lớn đến chất lượng chăm sóc trẻ của trường mầm non. Để có số liệu đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ, qua khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, GV, NV về hoạt động này, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý chỉ đạo các hoạt động

chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ với (1X3); n = 28

STT Các biện pháp đã thực hiện Nhận thức tầm quan trọng Đánh giá mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng

ngày cho trẻ 2.50 3 2.64 1

2 Chỉ đạo thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm,

cho trẻ ăn đúng định lượng theo độ tuổi. 2.86 1 2.45 3 3 Chỉ đạo thực hiện giờ ăn của trẻ chu đáo,

hợp vệ sinh. 2.39 6 1.86 7

4 Chỉ đạo thực hiện vệ sinh lớp học và môi

trường sạch sẽ, gọn gàng. 2.43 5 2.43 4

5 Chỉ đạo thực hiện vệ sinh trẻ sạch sẽ, trẻ thực

hiện tốt các kỹ năng VS theo yêu cầu độ tuổi. 1.86 7 2.29 6 6 Chỉ đạo thực hiện chăm sóc giờ ngủ chu đáo. 2.46 4 2.61 2 7 Chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức

khỏe và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. 2.61 2 2.36 5 Điểm bình quân: X N T = 2.44 X T H= 2.37 Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2 có thể thấy:

- Nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp: Đa số CBQL và GV được hỏi ý kiến đều nhận thức rất cao về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các BP quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc trẻ. Điểm tổng hợp cho các biện pháp quản lý nêu trên ( XN T = 2,44 ) và biện pháp có điểm nhận thức thấp nhất ở mức ( X N T = 1,86); Các biện pháp được nhận thức quan trọng nhất là BP7 có XMax= 2,86). Như vậy, biện pháp thực hiện tốt công tác chăm

sóc sức khỏe và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ là vấn đề được nhiều CBQL và GV quan tâm.

- Đánh giá mức độ thực hiện: Đa số ý kiến cho rằng mức độ thực hiện ở các BP, phù hợp với tầm quan trọng của BP, điểm bình quân ở mức Trung bình (X TH = 2,37), các biện pháp bị đánh giá cịn yếu là BP3: “Chăm sóc giờ ăn của trẻ chu đáo, hợp vệ sinh, giáo viên động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất” được cho là yếu nhất ( X T H= 1,86), BP5: “Vệ sinh trẻ luôn sạch sẽ, trẻ nắm vững và thực hiện tốt các kỹ năng vệ sinh theo yêu cầu độ tuổi” (X TH = 2,29). Cũng cần phải triển khai thực hiện tốt hơn là BP7: “Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ” (X = 2,36).

Nếu tính hệ số tương quan Spearman, có R = 0,57 chứng tỏ mức độ nhận thức và thực hiện là tương quan. Nghĩa là, các biện pháp được nhận thức quan trọng hơn thì cũng được triển khai thực hiện tốt hơn, tuy nhiên mức độ thực hiện các BP chưa phù hợp với tầm quan trọng của nó, nhận thức được BP là rất quan trọng nhưng chỉ thực hiện ở mức trung bình hoặc chưa tốt.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Điểm nhận thức Điểm thực hiện

Biểu đồ 2.7 Tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ

Đi sâu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn GV về các biện pháp ở mức trung bình và chưa tốt, kết quả như sau:

* BP3: “Chăm sóc giờ ăn của trẻ chu đáo, hợp vệ sinh, giáo viên động

viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất "

xuất sẽ phát triển tốt về mọi mặt và ngược lại… Khi xây dựng kế hoạch chăm sóc ni dưỡng trẻ nhiệm vụ này được đặt nên hàng đầu, giáo viên phụ trách các lớp là người thực hiện nhiệm vụ tổ chức giờ ăn cho trẻ. Đa số giáo viên cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức giờ ăn cho trẻ song vẫn còn một số tồn tại: Quát mắng trẻ nếu không may trẻ làm đổ cơm canh, thức ăn hoặc trẻ ngậm lún; chuẩn bị đồ dùng phục vụ trong giờ ăn chưa thật hợp vệ sinh, chưa quan tâm đến việc động viên, kích thích trẻ có nhu cầu ăn ngon miệng, hết xuất.

Nguyên nhân của các hiện tượng nêu trên là:

- Trong các lớp có quá nhiều trẻ lười ăn, ngậm, lún…khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên gặp nhiều khó khăn.

- Hiện tại số trẻ của các lớp trong trường đều đông (gấp 1,5 lần so với quy định) nên giáo viên vất vả nhiều trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ.

- Mặt khác bữa ăn chính của trẻ vào buổi trưa sau khi giáo viên đã tổ chức một loạt hoạt động buổi sáng cho trẻ nên cũng đã thấm mệt nên khi có nhiều trẻ ngậm lún, nơn trớ dẫn đến việc giáo viên mất bình tĩnh

* BP7: “Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ”

- Đối với các trường mầm non Thực hành cơng tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo tuyệt đối an tồn cho trẻ là vơ cùng quan trọng. Việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn tốt cho trẻ góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường. Tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn cịn một số tồn tại: Trẻ bị ngã, va đập, trẻ cấu cắn nhau dẫn đến phụ huynh khơng hài lịng.

Nguyên nhân: Do số trẻ đông nên việc quan sát của giáo viên khó khăn. Giáo viên mầm non thực hiện quá nhiều công việc trong một ngày nên khả năng bao quát hạn chế. Một số trẻ quá hiếu động, tăng động nên chưa có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình.

BP5: “Vệ sinh trẻ ln sạch sẽ, trẻ nắm vững và thực hiện tốt các kỹ năng vệ sinh theo yêu cầu độ tuổi”

Ở các trường mầm non việc dạy cho trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vệ sinh rửa tay, lau mặt là việc khó, nhất là với các cháu lớp 3 tuổi do trẻ cịn nhỏ, định hướng trong khơng gian của trẻ chưa tốt, hơn nữa trẻ mẫu giáo 3 tuổi vừa ở nhà trẻ nên mà ở nhà trẻ khâu vệ sinh cháu được các cơ làm vì vậy trẻ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các thao tác vệ sinh nhất là thời gian đầu năm học. Hơn nữa các thao tác rửa tay, lau mặt được chia ra nhiều bước nhỏ lại thực hiện trong cùng một lúc nên trẻ dễ bị nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non thực hành – đại học hải phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 44 - 48)