Hoạt động đào tạo giám định viên bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.4. Hoạt động đào tạo giám định viên bảo hiểm y tế

Đào tạo giám định viên BHYT chính là hoạt động đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức chỉ giới hạn trong phạm vi những người thực hiện công tác giám định BHYT trong hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương, được xác định theo các đối tượng cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản luật khác có liên quan.

Do nhu cầu công tác trong các đơn vị sự nghiệp và thực hiện chuẩn hóa các chức danh cần đào tạo nên việc đào tạo cho cán bộ là thực sự cần thiết. Đào tạo CCVC giữ vai trò trang bị những kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu về kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo hành chính, hiểu được tiểu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm, chế độ công vụ, trách nhiệm của CCVC. Qua việc đào tạo, CCVC cần chuyển hóa những kiến thức đã được đào tạo về trình độ chun mơn trước khi đảm nhận vị trí việc làm kết hợp với kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu được đào tạo khi tiếp nhận công việc mới vào trong cương vị cơng tác của mình.

“Hoạt động đào tạo giám định viên BHYT là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng dành cho nhóm cán bộ thực hiện công tác giám định BHYT thuộc ngành BHXH. Đây là hoạt động nhằm bổ sung, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu cũng như các kỹ năng, thao tác nghiệp vụ giám định BHYT, từ đó từng bước nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ, đảm bảo giải quyết tốt công việc chuyên môn” - nam, 48 tuổi, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đào tạo nghiệp vụ

BHXH.

Như vậy, hoạt động đào tạo giám định viên BHYT nhằm triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo cụ thể theo quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Để xây dựng kế hoạch đào tạo cần phải xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung chương trình đào tạo, lựa chọn giảng viên, xác định thời điểm và địa điểm đào tạo… Tiếp theo đó là công tác tổ chức thực hiện theo kế hoạch, công tác tổ chức quản lý lớp học và cuối cùng là đánh giá công tác tổ chức đào tạo. Công tác tổ chức, quản lý có sự chun mơn hóa các khâu và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các khoa, phòng nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Cụ

thể trong hoạt động đào tạo giám định viên BHYT cần phải có sự phối kết hợp giữa Khoa nghiệp vụ BHYT, Phịng Đào tạo, Phịng Kế tốn, Phịng Tổ chức hành chính. Trong khn khổ luận văn, tác giả sẽ tiến hành đi sâu tìm hiểu những vấn đề của hoạt động đào tạo giám định viên BHYT để hiểu rõ và có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 25 - 26)