Nội dung chương trình đào tạo qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 61 - 65)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

2.3. Đánh giá Nội dung chương trình đào tạo giám định viên bảo hiểm y

2.3.1. Nội dung chương trình đào tạo qua các năm

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nếu chỉ trông chờ vào kiến thức sẵn học trong các trường lớp thuộc hệ thống đào tạo chính quy của giám định viên BHYT là không đủ. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ giám định viên BHYT có đạo đức và tinh thơng nghiệp vụ là rất cần thiết và cấp bách. Những người làm công tác giám định BHYT cần phải được đào tạo theo một chương trình riêng được tính tốn một cách khoa học và hợp lý. Muốn vậy cần có sự phối hợp giữa cơng tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đào tạo cán bộ cho hợp lý. Cho tới lúc này các trường thuộc hệ thống đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường dạy nghề của các Bộ, Ngành chỉ có thể cung cấp các kiến thức chung như: Luật, kinh tế, y, dược…cho người học nhưng chưa có cơ sở nào đào tạo nghiệp vụ cho chức danh giám định viên BHYT. Chính vì thế việc tuyển dụng và bố trí cán bộ đúng chun mơn, nghiệp vụ vào vị trí này là rất khó khăn.

Trước năm 2004, khi ngành BHYT chưa sát nhập vào ngành BHXH, để có người làm cơng tác giám định, cơ quan BHYT Việt Nam chỉ tổ chức lớp tập huấn ngắn ngày và chủ yếu dựa vào sự kèm cặp tại chỗ của những cán bộ đã có kinh nghiệm cho những cán bộ mới. Hoạt động học hỏi và bồi dưỡng như vậy khá linh hoạt và phần nào đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tế, tuy nhiên việc làm này chưa được tiến hành một cách thống nhất, kiến thức không ổn định, không đồng đều giữa các địa phương. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ rất khó quản lý về chất lượng đào tạo, chất lượng chuyên môn của cán bộ.

Thấy được điều đó và để kịp thời đào tạo đội ngũ giám định viên bổ sung cho địa phương, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký Quyết định số 1045/QĐ- BHXH-TCCB ngày 6/7/2004 ban hành “Chương trình khung đào tạo cơ bản giám định viên y tế”, chương trình gồm 3 phần chính:

Bảng 2.5: Chương trình khung đào tạo cơ bản giám định viên y tế năm 2004

STT Học phần Nội dung Đối tƣợng

1 1. Đại cương về y, dược - Y học cơ sở - Dược lâm sàng - Y học lâm sàng - Tổ chức y tế - Tâm lý y học - Nhóm chưa qua đào tạo về y, dược

1 2.

Nghiệp vụ giám định

BHYT

- Đại cương về chính sách BHYT ở Việt Nam

- Kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ giám định y tế

- Quản lý, sử dụng và thanh tốn chi phí thuốc BHYT

- Nhóm chưa qua đào tạo về y, dược - Nhóm đã qua đào tạo về y, dược

3. Thực tập - Kiến thức về y dược

- Nghiệp vụ giám định BHYT

(Nguồn: Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH)

Theo đó, đối với mỗi nhóm ngành đào tạo được tuyển dụng vào vị trí giám định viên BHYT đều cần phải được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung thêm chun mơn nghiệp vụ mới có thể độc lập làm việc. Cụ thể là: Đối với nhóm đã qua đào tạo về y, dược cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ giám định BHYT; Nhóm chưa qua đào tạo về y, dược cần được đào tạo cả kiến thức đại cương về y, dược và nghiệp vụ giám định BHYT. Việc được đào tạo theo chương trình bài bản sẽ giúp giám định viên BHYT hệ thống hóa được hoạt động nghề nghiệp, hiểu nhanh vấn đề, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý. Từ đó góp phần giúp giám định viên thao tác và đáp ứng cơng việc tốt và hiệu quả.

Chương trình và nội dung đào tạo hay giáo trình, tài liệu đào tạo có đặc trưng đó là tính khơng ổn định và ln địi hỏi phải được cập nhật. Nhất là đối với nghiệp vụ giám định BHYT thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung chế độ chính sách pháp luật về BHYT cho phù hợp với tình hình thực tế. Do đó với mỗi giai đoạn

chương trình và nội dung đào tạo đều được biên tập, biên soạn lại cho tương ứng và hợp lý.

Từ năm 2004 đến nay, qua 12 năm chương trình đào tạo giám định viên BHYT được đưa vào đào tạo cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Chương trình đào tạo giám định viên BHYT từ 2004 - 2015

Giai đoạn Đối tƣợng Chƣơng trình đào tạo Thời gian đào tạo

Từ năm 2004 - 2009

Giám định viên chưa qua đào tạo về y dược

- Đại cương về y, dược

- Nghiệp vụ giám định BHYT 3 tháng Từ năm

2010 – 2015

Giám định viên đã qua

đào tạo về y dược - Nghiệp vụ giám định BHYT

1 tháng 7 ngày

(Nguồn: Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, năm 2015)

Quan sát bảng trên cho thấy, giai đoạn 2004-2009, nội dung chương trình đào tạo là rất nặng. Với thời gian đào tạo là ba tháng, ngoài việc đào tạo nghiệp vụ giám định BHYT cần phải đào tạo cả kiến thức đại cương về y, dược cho nhóm đối tượng chưa qua đào tạo về y, dược. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn cho cả đơn vị đào tạo và học viên. Với đơn vị đào tạo, để đào tạo kiến thức về y, dược, giai đoạn đó phải đi thuê các cơ sở đào tạo y tế bên ngồi về dạy mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Với học viên – những người rất lạ lẫm với những kiến thức về y, dược thì việc tìm hiểu và tiếp thu mảng kiến thức này là rất khó khăn và áp lực. Những kiến thức về nghiệp vụ giám định BHYT hoàn toàn do cán bộ của ngành BHXH giảng dạy .

Hiện nay, chương trình đào tạo giám định viên BHYT được rút ngắn cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ năm 2010 đến nay, do đặc điểm tuyển dụng đầu vào của giám định viên BHYT hầu hết là cán bộ đã có trình độ chun mơn về y, dược nên chương trình đào tạo cho nhóm đối tượng này đã được lược bỏ nội dung đào tạo kiến thức về y, dược. Điều này tạo điều thuận lợi hơn cho những người làm công tác đào tạo đồng thời giảm tải áp lực cho người học là rất lớn.

Bảng 2.7: Khung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giám định viên BHYT hiện nay

STT Nội dung Thời gian đào tạo

(tiết)

I. Khối kiến thức cơ sở 50

1 Tài chính BHXH, quỹ BHXH, BHYT 5

2 Đại cương về kinh tế y tế 5

3 Chính sách BHYT ở Việt Nam 5

4 Phương thức thanh tốn chi phí KCB BHYT 10

5 Chính sách viện phí ở Việt Nam 5

6 Phương pháp giám định chi phí KCB BHYT 10

7 Chính sách về thuốc BHYT 5

8 Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT 5

II. Khối kiến thức nghiệp vụ 115

1 Quy trình giám định BHYT 15

2 Giám định thủ tục hành chính 10

3 Giám định dịch vụ kỹ thuật 20

4 Giám định chi phí vật tư y tế 20

5 Giám định chi phí thuốc 20

6 Hướng dẫn tham gia đấu thầu thuốc 5

7 Lạm dụng và các biện pháp chống lạm dụng quỹ BHYT 5 8 Quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần 10

9 Thống kê báo cáo chi phí KCB BHYT 10

III. Khối kiến thức bổ trợ 15

1 Kỹ năng lập kế hoạch công việc 5

2 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của GĐV trong bệnh viện 5

3 Kỹ năng làm việc nhóm 5

IV. Thực hành 30

V. Thi cuối khóa 25

1 Tiểu luận (về đợt đi thực tế tại cơ sở khám chữa bệnh) 20

2 Thi (viết hoặc vấn đáp) 5

Tổng số tiết 235

Đây là nội dung chương trình đã được Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH xây dựng dựa trên tính chất thực tế cơng việc của giám định viên BHYT, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản cũng như kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, đồng thời trang bị cho học viên các kỹ năng thực hành cơ bản của nghiệp vụ giám định thủ tục, hồ sơ khám chữa bệnh BHYT.

Cũng theo Khung chương trình này, có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng được đào tạo và yêu cầu đào tạo của tình hình thực tế. Cụ thể như năm 2013 và 2014 có hai lớp đào tạo nghiệp vụ cho giám định viên BHYT đối tượng là những giám định viên đã có kinh nghiệm làm cơng tác giám định BHYT chưa qua đào tạo nghiệp vụ do Ngành tổ chức. Theo đó, chương trình đào tạo dành cho nhóm cán bộ này vẫn dựa trên Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám định viên BHYT nhưng có sự rút gọn về thời gian và nội dung đào tạo, tập trung chuyên sâu vào Khối kiến thức nghiệp vụ và thời gian đào tạo là 7 ngày.

Để đáp ứng tốt hơn công tác đào tạo chung trong tồn Ngành BHXH, trong đó có hoạt động đào tạo cho vị trí việc làm của giám định viên BHYT, hiện nay Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH đang phối hợp với các trường đại học lớn, có uy tín và các Ban nghiệp vụ để xây dựng Bộ giáo trình chuẩn quốc gia về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Trên cơ sở đó, giáo trình giám định BHYT cũng sẽ được xây dựng khoa học hơn, đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với pháp luật và hợp lý về khối lượng kiến thức.

Như vậy, cùng với sự phát triển và đổi mới của chính sách BHYT và sự trú trọng trong công tác đào tạo, những năm qua nội dung chương trình đào tạo cho giám định viên BHYT cũng đã được nghiên cứu, chỉnh sửa để phù hợp với tình hình thực tế cũng như hoạt động nghiệp vụ trong công tác giám định BHYT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 61 - 65)