Nhu cầu đào tạo giám định viên bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 34)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

2.1. Nhu cầu đào tạo giám định viên bảo hiểm y tế

2.1.1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi của giám định viên bảo hiểm y tế

2.1.1.1. Cơ cấu độ tuổi của giám định viên bảo hiểm y tế

Đối với mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hướng tới công việc là khác nhau. Độ tuổi cũng là yếu tố tác động nhất định đến việc xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với từng vị trí cơng việc của người lao động nói chung và giám định viên BHYT nói riêng.

Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức cán bộ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2015, tồn Ngành có 2370 cán bộ cơng tác tại vị trí giám định viên BHYT. Số liệu cho thấy độ tuổi trung bình của giám định viên BHYT là 38 tuổi trong đó người lớn tuổi nhất là 59 tuổi và người trẻ tuổi nhất là 22 tuổi. Cụ thể có 18,4% giám định viên BHYT có độ tuổi dưới 30 tuổi. Nhóm giám định viên BHYT chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm tuổi từ 30 đến dưới 40 chiếm 38,9%. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cũng rất lớn tới 30,0% là nhóm từ 40 đến dưới 50 tuổi. Thấp nhất là nhóm từ 50 tuổi trở lên chỉ với 12,7%. Như vậy có thể thấy hai nhóm từ 30 đến dưới 50 tuổi là nhóm nhân lực chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 68,9%

18.4 38.9 30 12.7 < 30 tuổi 30 - <40 tuổi 45 - <50 tuổi > 50 tuổi

Nhóm giám định viên BHYT trẻ là nhóm cán bộ mới vào Ngành, có nhiều lợi thế nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong q trình thực hiện cơng việc.

“Giám định bảo hiểm y tế là một nghiệp vụ rất khó và phức tạp. Hiện nay trong cả nước chưa có cơ sở nào đào tạo chính quy và bài bản về cơng việc này. Chính vì vậy giám định viên trẻ tuổi mặc dù là những người năng động, nhanh nhạy có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và tiếp thu công việc tốt nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong xử lý công việc do chưa được đào tạo bài bản và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt là kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp, với bệnh nhân chưa cao” ( nam, 45 tuổi, cán bộ quản lý, BHXH Thanh Hóa)

Như vậy có thể thấy ưu thế của giám định viên trẻ tuổi là sự nhạy bén trong công việc, tuy nhiên họ lại gặp nhiều khó khăn trong q trình làm việc có thể kể như: thiếu kinh nghiệm trong giải quyết công việc, kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp, với bệnh nhân chưa tốt. Chính vì vậy, đây là nhóm cán bộ trong thời gian tới rất cần được quan tâm tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ chun mơn cũng như các kỹ năng cần thiết để giải quyết tốt cơng việc.

Nhóm cán bộ đáp ứng tốt nhất cơng việc cả về khả năng nhạy bén và trình độ chun mơn là nhóm cán bộ từ 30 đến dưới 50 tuổi, đây cũng là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất tới 68,9% tổng số giám định viên BHYT toàn Ngành. Họ là những người hầu hết đã được tham gia các khóa đào tạo giám định viên BHYT do Ngành tổ chức, cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

“Tôi đã công tác trong Ngành được nhiều năm nên có nhiều kinh ngiệm trong giải quyết cơng việc. Tơi cũng đã được tham gia khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tuy nhiên cũng đã từ cách đây 5-6 năm. Tôi rất muốn được tham gia thêm các khóa đào tạo nhằm bổ sung những kiến thức nghiệp vụ mới cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc” (nữ, 39 tuổi, giám định viên BHYT, BHXH Ninh Bình)

Chính vì vậy đây cũng là nhóm cán bộ rất có nhu cầu về đào tạo, đặc biệt là đào tạo lại nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức nghiệp vụ mới giúp giám định viên đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 12,7% nhưng nhóm cán bộ cao tuổi từ 50 tuổi trở lên lại có thâm niên và bề dày kinh nghiệm chuyên môn. Với độ tuổi này, xét về mặt sinh học, nói chung sức khỏe đã yếu, tính năng động và nhanh nhạy bị hạn chế, làm việc chóng mệt mỏi. Chính vì vậy, đây là nhóm thường ít được tham gia các khóa đào tạo về chun mơn nghiệp vụ do Ngành tổ chức.

2.1.1.1. Cơ cấu giới tính của giám định viên bảo hiểm y tế

Nguồn nhân lực ngành BHXH nói chung và giám định viên BHYT nói riêng có một đặc điểm rất dễ nhận thấy đó là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Tính chung trong tồn Ngành thì tỷ lệ giám định viên BHYT là nữ giới gấp 1,4 lần so với nam giới.

41.5 40.8 41.3 42.2 44.2 30.6 69.4 55.8 57.8 59.2 58.5 58.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Tồn Ngành Hà Nội Hồ Chí Minh Đà Nẵng Bắc Giang Lâm Đồng

Nam Nữ

Biểu 2.2: Cơ cấu giới tính của giám định viên BHYT tại ngành BHXH (đơn vị: %)

(Nguồn: số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2015)

Qua biểu đồ cho ta thấy, ở hầu hết các đơn vị thì tỷ lệ nữ giám định viên BHYT luôn cao hơn tỷ lệ nam giám định viên BHYT. Trong 2370 giám định viên của tồn ngành có tới 58,5% là nữ giới, cịn lại 41,5% là nam giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam giới và nữ giới là 17%. Tỷ lệ chênh lệch này cũng được thể hiện qua con

phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Giang tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam. Thậm chí, tại BHXH Lâm Đồng tỷ lệ chênh lệch giới tính lên tới 2,3 lần, trong đó tỷ lệ nữ là 69,4% và tỷ lệ nam là 30,6%.

Thực tế giám định BHYT là một nghiệp vụ khó và phức tạp nhưng tỷ lệ nữ giới lại cao hơn nam giới do có nhiều ngun nhân. Mỗi giới tính đều có ưu điểm và nhược điểm đối với mỗi vị trí cơng tác của giám định viên BHYT. Trước hết đây là công việc có nhiều áp lực nhưng tính chất cơng việc ổn định, địa điểm làm việc thuận tiện, ít phải đi lại, mơi trường làm việc nhân văn nên có nhiều vị trí phù hợp với nữ giới hơn nam giới. Ngoài ra, đối với các vị trí như: hành chính, lưu trữ, tổng hợp, kế tốn tính chất cơng việc nhàn hơn, địi hỏi người làm phải có tính chịu khó, tỉ mỉ, hay đối với vị trí tiếp đón và tư vấn thì cịn cần phải có sự khéo léo, mềm dẻo, tinh tế trong giao tiếp. Đây là những đặc điểm phù hợp hơn với nữ giới. Đối với các vị trí như: giám định, thẩm định hồ sơ, chi phí địi hỏi u cầu cơng việc cao và tính chất cơng việc phức tạp sẽ phù hợp hơn với nam giới.

Tuy nhiên, đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý tại các Phòng giám định BHYT của các tỉnh như: Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng, Trưởng nhóm giám định tại bệnh viện lại do nam giới nắm giữ nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2015, số cán bộ quản lý trong cơng tác giám định BHYT tồn Ngành có 57,4% là nam giới và 42,6% là nữ giới. Tỷ lệ chênh lệch nam giới cao hơn nữ giới là 14,8%. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do nam giới có nhiều thời gian dành cho cơng việc hơn, nữ giới vừa phải đảm nhận cả nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan vừa phải lo việc gia đình, chăm sóc con cái nên thời gian đầu tư cho cơng việc bị hạn chế hơn rất nhiều.

Như vậy, giới tính là một trong những yếu tố tác động nhất định đến hiệu quả cơng việc. Mỗi giới tính lại phù hợp với từng vị trí cơng việc khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp của vị trí đó. Giới tính cũng có ảnh hướng nhất định tới hoạt động đào tạo.

“ Tơi chỉ có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn từ 5-7 ngày. Đối với khóa đào tạo dài 1 tháng hoặc 3 tháng mà phải xa nhà quả là tơi rất khó để tham gia. Bởi vì

là phụ nữ ngồi việc phải hồn thành cơng việc tại cơ quan tơi cịn phải chăm sóc gia đình, con cái nên khơng thể n tâm khi tham gia các khóa đào tạo như thế”

(nữ, 40 tuổi, giám định viên BHYT, BHXH Ninh Bình)

Xác định nhu cầu đào tạo cũng có mối tương quan nhất định tới giới tính của đối tượng được đào tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như hiệu quả đáp ứng công việc sau đào tạo.

2.1.2. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của giám định viên bảo hiểm y tế

Giám định viên BHYT là những người trực tiếp triển khai, thực hiện và đưa chính sách BHYT tới những người tham gia BHYT. Bệnh nhân có hài lịng với chế độ chính sách BHYT được hưởng hay không phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giám định viên BHYT. Một trong những yếu tố cấu thành nên chất lượng đội ngũ chính là trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo chính quy về giám định BHYT do đó đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ này được lấy từ nhiều chuyên ngành với các hệ đào tạo và loại hình đào tạo khác nhau. Chính vì vậy chất lượng đội ngũ giám định viên BHYT khơng đồng đều và có sự chênh lệch về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ.

Căn cứ vào vị trí và nhu cầu cơng việc có thể phân chia giám định viên BHYT theo trình độ chun mơn thành hai nhóm:

Bảng 2.1: Các chuyên ngành đào tạo của giám định viên BHYT

Chuyên ngành đào tạo Số ngƣời Tỷ lệ (%)

1. Nhóm ngành đào tạo về Y, Dược 1573 66,4

Bác sỹ 648 27,3

Dược sỹ 509 21,5

Điều dưỡng, y tá, y tế công cộng, phục hồi chức năng 416 17,6

2. Nhóm ngành chưa qua đào tạo về Y, Dược 797 33,6

Luật 148 6,2

Kinh tế, tài chính, kế tốn, quản trị kinh doanh 589 24,9

Chuyên ngành khác: sinh học, môi trường... 13 0,5

Tổng cộng 2370 100

(Nguồn: số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2015)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, các chuyên ngành đào tạo của giám định viên BHYT rất đa dạng, tuy nhiên khơng phải nhóm ngành nào cũng đáp ứng tốt nhu cầu cơng việc. Nhóm ngành đã qua đào tạo về Y, Dược chiếm tỷ lệ rất lớn lên tới 66,4% giám định viên toàn ngành và gấp đơi so với nhóm ngành chưa qua đào tạo về Y, Dược chỉ chiếm 33,6%. Theo đó chuyên ngành bác sỹ gồm: Bác sỹ đa khoa, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ chuyên khoa Ngoại, bác sỹ chuyên khoa Nội, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ sản, bác sỹ nhãn khoa, bác sỹ chuyên khoa y học dân tộc…chiếm tỷ lệ cao nhất tới 27,3%. Chuyên ngành dược sỹ cũng chiếm tỷ lệ cao lên tới 21,5% và các chuyên ngành cịn lại của nhóm thứ nhất cũng chiếm tới 17,6%. Sở dĩ đây là nhóm ngành chính và chiếm tỷ lệ cao nhất là do nhóm có lợi thế tốt nhất, họ được trang bị bài bản các kiến thức về y, dược nên hỗ trợ rất tốt cho công tác giám định BHYT. Cụ thể như: giám sát thực hiện chỉ định xét nghiệm, thủ thuật, chụp chiếu, đối chiếu số liệu chi phí của phơi điều trị, xử lý các lạm dụng trong khám, điều trị bệnh… Chính bởi vậy nhóm này thường được phân cơng cơng tác giám định tại các cơ sở khám chữa bệnh và trực tiếp giám định hồ sơ thụ hưởng chế độ chính sách BHYT cho người bệnh.

Đối với nhóm ngành chưa qua đào tạo về Y, Dược chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể: chuyên ngành Luật chiếm 6,2%; nhóm chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế tốn, quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành này lên tới 24,9%; chuyên ngành công nghệ thông tin chỉ chiếm 2,0% và thấp nhất là chuyên ngành khác như: công nghệ sinh học, sinh học, môi trường… chỉ chiếm 0,5%. Giám định viên thuộc nhóm này thường gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ do chưa có kiến thức cũng như sự hiểu biết nhất định về y, dược cũng như kiến thức về nghiệp vụ giám định BHYT. Do đó với nhóm ngành

này phù hợp hơn với các vị trí khác của cơng tác giám định như: Hành chính, tổng hợp, thống kê, lưu trữ, kế tốn tại cơ quan BHXH.

Tìm hiểu về sự phù hợp của chuyên ngành đào tạo với vị trí cơng tác của giám định viên BHYT có thể thấy:

“Giám định viên BHYT dù làm việc ở vị trí nào cũng phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về y, dược học. Đối với các chuyên ngành chưa qua đào tạo về y, dược cán bộ cần phải được đào tạo ngắn hạn về y dược để hiểu được về các loại bệnh, thuốc, vật tư y tế và chi phí chỉ định cho từng loại bệnh… Ngồi ra họ cịn phải nắm chắc về nghiệp vụ giám định thì mới có thể đáp ứng được u cầu cơng việc. Nhìn chung với các chuyên ngành đã qua đào tạo về y, dược thì phù hợp với vị trí giám định tại cơ sở KCB để trực tiếp giải quyết hồ sơ hưởng chế độ chính sách BHYT. Cịn đối với các chuyên ngành cịn lại thì phù hợp hơn với giám định viên làm việc tại cơ quan BHXH” (nam, 45 tuổi, cán bộ quản lý, BHXH Thanh Hóa)

Hay đánh giá chất lượng đội ngũ giám định viên BHYT:

“Việc tuyển dụng các chuyên ngành đã qua đào tạo về y, dược thường rất khó khăn do đội ngũ này chỉ đủ để phục vụ ngành y tế nên giám định viên BHYT được tuyển dụng từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Thậm chí nhiều giám định viên thường trực tại các bệnh viện khơng hề được đào tạo chính quy bài bản về y, dược nhưng vẫn phải làm việc tại vị trí này do không thể tuyển dụng đủ cán bộ đúng u cầu cơng việc. Tất nhiên sau đó họ được tham gia các khóa đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ nên về cơ bản cũng đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng chất lượng cán bộ chưa cao. Hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ đúng hoặc gần chuyên ngành đào tạo dễ hơn các năm trước nên chất lượng cán bộ tốt hơn hẳn” (nam, 45 tuổi, cán bộ quản lý, BHXH Thanh Hóa)

Chất lượng đội ngũ giám định BHYT không chỉ thể hiện ở chuyên ngành đào tạo mà còn thấy rõ qua trình độ đào tạo. Hiện nay chất lượng tuyển dụng đầu vào khắt khe vào cao hơn trước rất nhiều nên chất lượng đội ngũ cũng có những chuyển biến tích cực.

8.3

13.4

68.1

10.2

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Biểu 2.3: Trình độ đào tạo của giám định viên BHYT (đơn vị: %)

(Nguồn: số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2015)

Biểu đồ cho thấy nhóm có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất tới 78,3%, trong đó đại học chiếm 68,1%, sau đại học chiếm 10,2%; nhóm trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ với 8,3%, tiếp đến là nhóm cao đẳng cũng chỉ chiếm 13,4% tổng số giám định viên BHYT tồn ngành. Sở dĩ có các con số này là bởi vì từ năm 2012 đến nay trong cơng tác tuyển dụng cán bộ của ngành chặt chẽ và yêu cầu cao hơn, đòi hỏi cán bộ phải tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với một số nhóm ngành khó tuyển dụng như bác sỹ, dược sỹ, đa số họ ra trường đều muốn làm việc tại các bệnh viện, phịng khám đúng chun mơn hơn và mức lương họ nhận được cũng sẽ khá hơn nên ngành Bảo hiểm xã hội đã và đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giám định viên. Chính vì vậy để thu hút đội ngũ cán bộ có chun mơn Ngành đã có những ưu tiên tuyển dụng đặc cách với trình độ y, dược từ đại học trở lên. Đối với nhóm trung cấp và cao đẳng có trình độ đào tạo mặc dù không cao nhưng lại có thâm niên và kinh nghiệm tốt do được tuyển dụng vào ngành từ trước những năm 2010. Nhưng nếu chúng ta vẫn tiếp tục tuyển dụng đầu vào với chất lượng không cao và phải tốn kém rất nhiều thời gian, kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng họ thì mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc sẽ gây lãng phí rất lớn. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 34)