CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
3.3. Phát triển đội ngũ giảng viên
Vấn đề có tính chất quyết định góp phần nâng cao công tác đào tạo giám định viên BHYT là chất lượng đội ngũ làm công tác giảng dạy. Hiện nay, nhu cầu đào tạo ngày càng cao và với định hướng phát triển lớn mạnh trong tương lai gần, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH cần giải quyết tốt vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên qua đó kích thích cải tiến phương pháp giảng dạy. Phát triển đội ngũ giảng viên phải đảm bảo về chất lượng và số lượng, có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn cao, có nghiệp vụ sư phạm, tác phong chuyên nghiệp, năng động đáp ứng quy mô đào tạo, bồi dưỡng của Trường trong từng giai đoạn.
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên tại chỗ.
Nói cách khác, muốn nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, trước hết đội ngũ làm công tác giảng dạy hiện tại của Trường phải được đào tạo, bồi dưỡng khơng chỉ về trình độ, mà cịn về khả năng sư phạm, phương pháp giảng dạy
và kinh nghiệm thực tiễn.Thực hiện chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên theo Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục dục “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Trường Chính trị Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương”. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo hướng trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và nâng cao thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp.
Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng, giảng thử cho giảng viên của Trường. Qua đó, giảng viên tăng cường trao đổi kinh nghiệm, góp ý, hỗ trợ nhau nâng cao kiến thức nghiệp vụ, phương pháp sư phạm và trách nhiệm nghề nghiệp. Đối với giảng viên trẻ, đây là cơ hội để rèn luyện hiệu quả nhất. Để biện pháp này phát huy tối đa vai trị và ý nghĩa của nó cần thiết phải lập kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian, địa điểm, hình thức, phương pháp tổ chức và biện pháp triển khai thực hiện. Lãnh đạo Trường cần quy định việc dự giờ, giảng thử là một trong những nhiệm vụ của giảng viên và là căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá nhiệm vụ, chất lượng của giảng viên. Bên cạnh đó, thành lập một Hội đồng khoa học để đánh giá, nhận xét và làm công tác kiểm tra giáo án, đề cương bài giảng, bài soạn của cán bộ giảng viên.
“Trong Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030, Trường đặc biệt trú trọng tới hoạt động thao giảng cho giảng viên của Trường. Theo đó, giảng viên sẽ giảng thử tại các khoa, sau đó sẽ tổ chức thao giảng cấp Trường mỗi quý một lần” (nữ, 27 tuổi, giảng viên, khoa nghiệp vụ
BHYT, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH)
Tạo điều kiện cho giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ đi thực tế ở cơ sở thường xuyên. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp giảng viên có điều kiện tiếp cận với thực tiễn, nâng cao năng lực chuyên mơn, kỹ năng nghề nghiệp, nhanh chóng tiếp cận với những đổi mới trong công tác. Đồng thời, thơng qua thực tiễn, giảng viên có thể kiểm chứng lại kiến thức, kỹ năng của chình mình, ngày càng hồn thiện trình độ năng lực của bản thân. Để nâng cao hiệu quả của biện pháp này, hàng năm cơ sở
đào tạo cần phải có kế hoạch cụ thể, phân cơng rõ ràng, bố trí kinh phí đầy đủ và nhất là coi việc tham gia công tác thực tế là một tiêu chuẩn đánh giá giảng viên.
“Bản thân tôi ý thức được rằng, là một giảng viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chun mơn. Do đó, trong thời gian tới tơi sẽ xin phép lãnh đạo Trường đi thực tế tại cơ sở, cụ thể là tại phòng giám định BHYT và tại một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT để tích lũy kinh nghiệm cũng như hiểu sâu hơn về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác giám định BHYT” (nữ, 27 tuổi, giảng viên,
khoa nghiệp vụ BHYT, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH)
Thường xuyên cử giảng viên tham gia các khóa học bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do các Ban nghiệp vụ tổ chức. Qua đó, giảng viên kịp thời nắm bắt những thay đổi, điều chỉnh về chính sách BHYT cập nhật vào bài giảng của mình, tránh bị lạc hậu, đi sau những đổi mới.
Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng giảng dạy theo thông tin từ đánh giá nội dung, phương pháp giảng dạy đến tác phong, độ hấp dẫn, hiệu quả truyền đạt thông qua điều tra xã hội học, qua học viên. Từ đó tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các giảng viên, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thứ hai: Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm.
Với đặc thù đào tạo CCVC, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường còn yếu và thiếu về thực tế và kinh nghiệm, cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ nhiều nguồn bao gồm giảng viên chuyên nghiệp và giảng viên kiêm nhiệm. Họ là lãnh đạo các Ban nghiệp vụ như Ban thực hiện chính sách BHYT, Trung tâm giám định và thanh toán đa tuyến, Ban Dược và vật tư y tế hay lãnh đạo BHXH các địa phương có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Như vậy, giảng viên thỉnh giảng đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung những kiến thức thực tiễn mà giảng viên cơ hữu còn yếu, qua đó gắn lý luận với thực tiễn, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Ngồi ra, thơng qua dự giờ của giảng viên thỉnh giảng là cơ hội cho giảng viên cơ hữu của Trường học tập, trau dồi kinh nghiệm, dần làm chủ kiến thức, kỹ năng, tiến tới đảm đương nhiệm vụ giảng dạy chính.
“Giảng viên thỉnh giảng là đội ngũ giàu kinh nghiệm chuyên môn, tuy nhiên thực tế một bộ phận giảng viên kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm còn thiếu và yếu, còn giảng dạy theo phương pháp truyền thống nhàm chán và chưa thu hút được sự chú ý của học viên. Chính vì vậy cần bổ sung thêm phương pháp, kỹ năng sư phạm cho họ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo” (nam, 48 tuổi, Trưởng phòng Đào
tạo, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH)
Thứ ba: Cải tiến chế độ chính sách đối với giảng viên.
Thơng thường, tiêu chuẩn để tuyển chọn giảng viên, bên cạnh những tiêu chuẩn chung giống như tuyển chọn CCVC cịn có các u cầu cao hơn song chế độ đãi ngộ lại chưa tương xứng. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, một vấn đề cần được quan tâm hơn là việc thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên để động viên họ đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường cần thực hiện những chính sách sau:
Đảm bảo điều kiện làm việc và cơ chế chính sách đãi ngộ cho giảng viên. Hiện nay, hệ thống tiền lương còn quá nhiều bậc, tủn mủn, manh mún, trong khi mặt bằng tiền lương ở nước ta lại thấp. Trước mắt, Trường phải có chính sách ưu tiên, nâng bậc lương trước thời hạn khi giảng viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động giỏi hay phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn (thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư) để kích thích sự phấn đấu vươn lên, chuyên tâm đầu tư cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách ưu đãi giảng viên về tiền thưởng và các loại phụ cấp như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp đi lại…
Tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đi học tập, nghiên cứu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ ở nước ngồi. Trường cần tranh thủ giới thiệu giảng viên của mình tham gia các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo các chương trình, dự án hợp tác của BHXH Việt Nam.
Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với giảng viên tự túc học tập nâng cao trình độ như tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hỗ trợ trong cơng việc… Bên cạnh đó, lãnh
đạo Trường, lãnh đạo các khoa, phòng phải thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích giảng viên nỗ lực học tập.
Nghiên cứu, xúc tiến việc xây dựng quỹ khuyến khích “giảng viên giỏi” trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoặc có những sáng kiến, đề tài có giá trị sử dụng cao trong thực tiễn.
Thứ tư: Bồi dưỡng nguồn giảng viên cho tương lai.
Nhu cầu đào tạo ngày càng gia tăng đòi hỏi Trường phải xây dựng kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng giảng viên ngay từ bây giờ. Ngoài việc ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có trình độ cao, được đào tạo ở nước ngoài Trường cũng cần tuyển chọn những sinh viên giỏi học đúng chuyên ngành trong nước để bồi dưỡng. Muốn vậy, Trường cần có chính sách thu hút nhân tài tương xứng như tuyển thẳng, không qua kỳ thi sát hạch; có chính sách đãi ngộ phù hợp về lương, thưởng và các loại phụ cấp; tạo môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo cơ hội thăng tiến; xây dựng chế độ phúc lợi như ưu đãi về nhà ở, phương tiện làm việc, đi lại; có các cơ chế khuyến khích khác như vinh danh, khen thưởng…