Đánh giá chất lượng Nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 71 - 78)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

2.3.3.Đánh giá chất lượng Nội dung chương trình đào tạo

2.3. Đánh giá Nội dung chương trình đào tạo giám định viên bảo hiểm y

2.3.3.Đánh giá chất lượng Nội dung chương trình đào tạo

Xét một cách tổng thể, nội dung chương trình đào tạo cho giám định viên BHYT được xây dựng dựa trên thực tế công việc, thực tế chun mơn nghiệp vụ, chính vì vậy về cơ bản nội dung chương trình là phù hợp và đáp ứng yêu cầu công việc của giám định viên khi tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn vào nghiên cứu vấn đề, nội dung chương trình đào tạo vẫn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục, chỉnh sửa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu công việc của giám định viên BHYT.

Có nhiều ý kiến học viên cho rằng nội dung chương trình về cơ bản là đáp ứng yêu cầu cần thiết cho cơng việc, tuy nhiên nội dung đào tạo cịn mang nặng tính lý thuyết, việc kết hợp đào tạo giữa lý thuyết, trao đổi, thảo luận và thực hành nghiệp vụ còn chưa phù hợp và thiếu hợp lý. Một số nội dung cịn tham kiến thức, một số nghiệp vụ khó, phức tạp cần được liên hệ thực tế, trao đổi, thảo luận để vấn đề được dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn thì lại bị lược bỏ do thời gian đào tạo hạn chế. Phần thực hành nghiệp vụ cuối khóa đào tạo được học viên cho rằng quan trọng nhưng thời gian thực hành là quá ít so với lượng kiến thức được đào tạo.

Bảng 2.9: Đánh giá của học viên về từng chuyên đề lựa chọn lý thuyết hay thực hành

STT Nội dung Lý thuyết

Thực hành

Cả LT và TH

SL % SL % SL %

I. Khối kiến thức cơ sở

1 Tài chính BHXH, quỹ BHXH, BHYT 116 95,1 6 4,9

2 Đại cương về kinh tế y tế 122 100

3 Chính sách BHYT ở Việt Nam 116 95,1 6 4,9

4 Phương thức thanh tốn chi phí KCB BHYT 87 71,3 1 0,8 34 27,9

5 Chính sách viện phí ở Việt Nam 115 94,3 1 0,8 6 4,9

6 Phương pháp giám định chi phí KCB BHYT 87 71,3 1 0,8 34 27,9

7 Chính sách về thuốc BHYT 121 99,2 1 0,8

8 Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT 121 99,2 1 0,8

II. Khối kiến thức nghiệp vụ

1 Quy trình giám định BHYT 1 0,8 121 99,2

2 Giám định thủ tục hành chính 83 66,4 1 0,8 40 32,8

3 Giám định dịch vụ kỹ thuật 3 2,5 119 97,5

4 Giám định chi phí vật tư y tế 122 100

5 Giám định chi phí thuốc 3 2,5 3 2,5 116 95

6 Hướng dẫn tham gia đấu thầu thuốc 88 72,1 4 3,3 30 24,6

7 Lạm dụng và các BP chống LD quỹ BHYT 81 66,4 14 11,5 27 22,1

8 Quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần 2 1,6 11 9.0 109 89.4

9 Thống kê báo cáo chi phí KCB BHYT 2 1,6 9 7,4 111 91,0

III. Khối kiến thức bổ trợ

1 Kỹ năng lập kế hoạch công việc 27 22,1 44 36,1 51 41,8

2 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của GĐV trong BV 39 32,0 35 28,7 48 39,3

3 Kỹ năng làm việc nhóm 31 25,4 54 44,3 37 30,3

Quan sát bảng số liệu cho thấy, việc kết hợp đào tạo giữa lý thuyết và thực hành là rất thiết thực và được học viên rất quan tâm nhằm đạt hiệu quả cao trong

đào tạo.

Đối với khối kiến thức cơ sở, phần lớn học viên đều thấy cần thiết tập trung chuyên sâu về lý thuyết bởi vì đây là khối kiến thức cơ sở, hỗ trợ kiến thức nền tảng và cơ bản cho công việc chuyên môn của công tác giám định BHYT, sau khi được đào tạo cùng với việc nghiên cứu tài liệu liên quan có thể cơ bản nắm được nội dung cần đào tạo phục vụ cho công việc. Yêu cầu của học viên về kỹ năng thực hành đối với khối kiến thức cơ sở là rất ít, trong đó có hai chun đề về Phương thức thanh tốn chi phí KCB BHYT và Phương pháp giám định chi phí KCB BHYT có 27,9% cho rằng cần được đào tạo cả về lý thuyết và thực hành để hiểu sâu hơn vấn đề và vận dụng vào thực tế công việc tốt hơn. Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao, nhưng đây là những đề xuất cần thiết và hữu ích cho những người xây dựng nội dung chương trình xem xét, nghiên cứu và chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu thực tế công việc của giám định viên BHYT.

Đối với khối kiến thức nghiệp vụ, phần lớn học viên đều cho rằng cần phải kết hợp đào tạo cả về lý thuyết và thực hành, trong đó nhiều chuyên đề được học viên lựa chọn với tỷ lệ rất cao trên 90% như: Quy trình giám định BHYT, giám định dịch vụ kỹ thuật, giám định chi phí vật tư y tế, giám định phi phí thuốc; Quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần; Thống kê báo cáo chi phí KCB BHYT. Sở dĩ vậy là do, giám định BHYT là nghiệp vụ khó, phức tạp và nhiều kiến thức trừu tượng nếu chỉ cung cấp kiến thức về lý thuyết thì sẽ rất khó nắm bắt tốt được vấn đề. Đồng thời, khối kiến thức nghiệp vụ gồm những chuyên đề, nội dung gắn liền trực tiếp với thực tế công việc hàng ngày, trong đó có ba chuyên đề quan trọng nhất và xuyên suốt trong hoạt động giám định hồ sơ khám chữa bệnh BHYT gồm: Giám định dịch vụ kỹ thuật; Giám định chi phí vật tư y tế; Giám định chi phí thuốc được giám định viên rất quan tâm, đặc biệt là kỹ năng thực hành. Chính vì vậy, việc đưa kỹ năng thực hành vào nội dung chương trình là rất cần thiết và thiết thực, giúp học viên nắm chắc kiến thức và áp dụng vào thực tế cơng việc tốt hơn. Có ba chun đề:

Giám định thủ tục hành chính; Hướng dẫn tham gia đấu thầu thuốc; Lạm dụng và các biện pháp chống lạm dụng quỹ BHYT là những chun đề có tính chất nghiệp vụ đơn giản, dễ hiểu hơn nên nhiều học viên cho rằng nội dung đào tạo chủ yếu về phân tích lý thuyết và dành thời gian thực hành cho các chuyên đề phức tạp. Với thời gian thực tế 30 tiết tương ứng ba ngày tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT hoặc tại cơ quan BHXH, học viên được thực hành các kỹ năng liên quan đến khối kiến thức nghiệp vụ một cách chuyên sâu và kỹ càng hơn.

Đối với khối kiến thức bổ trợ, rất nhiều học viên có ý kiến cho rằng ngồi việc giảng dạy về lý thuyết cần chuyên sâu về kỹ năng thực hành. Vì đây là kiến thức bổ trợ kỹ năng mềm, nếu chỉ giảng về lý thuyết là rất chung chung, không cụ thể. Việc đưa kỹ năng thực hành như lập kế hoạch cơng việc, thảo luận nhóm, thực hành nhóm, đánh giá kết quả làm việc nhóm đồng thời có các ví dụ, liên hệ với thực tế công việc về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với người bệnh là rất cần thiết, cung cấp cho học viên, đặc biệt là học viên trẻ tuổi những kỹ năng mềm quan trọng, giúp học viên tự tin và thực hiện công việc tốt hơn.

Trên thực tế, nhiều giám định viên BHYT gặp khó khăn khi áp dụng kiến thức đã đào tạo vào thực tế công việc. Với cùng một nội dung chương trình, cùng một giảng viên và cùng một phương pháp giảng dạy, đối với mỗi người mức độ, khả năng tiếp thu lượng kiến thức là khác nhau. Chính bởi vậy, có người lĩnh hội kiến thức tốt, nhiều, nhưng cũng có những người lại lúng túng, khó hiểu và mức độ tiếp thu hạn chế. Khó khăn thường gặp khi áp dụng kiến thức đã đào tạo vào thực tế công việc là do kiến thức về nghiệp vụ giám định BHYT chưa thực sự vững vàng, một số chuyên đề kiến thức nghiệp vụ còn trừu tượng, kỹ năng thực hành lý thuyết trong mơi trường thực tế cịn yếu và nhịp độ công việc ở cơ sở KCB quá nhiều gây áp lực, căng thẳng cho giám định viên BHYT nhưng lại là môi trường tốt để vận dụng và kiến thức đã học vào thực tế. Rõ ràng với mỗi người họ tự thấy có những khó khăn riêng, nhưng phần lớn đều cho rằng kỹ năng thực hành lý thuyết trong mơi trường thực tế cịn thiếu cần thời gian để trau dồi. Tại Khung chương trình đào tạo cho giám định viên BHYT cũng đã xây dựng 30 tiết thực hành kiến thức nghiệp

vụ, tuy nhiên với thời lượng ngắn, lại thực hành nhiều nghiệp vụ nên có những vấn đề kịp hỏi thầy, có vấn đề chưa kịp hiểu đã phải lướt qua. Chính vì vậy, thời gian thực hành nghiệp vụ quan trọng nhất chính là thời gian sau khi được đào tạo, học viên quay trở lại đơn vị và cọ sát trực tiếp với cơng việc, dần dần giải quyết khó khăn trong cơng việc, tích lũy, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

“Đa số họ gặp lúng túng khi vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi giám định BHYT là nghiệp vụ khó, địi hỏi phải trải qua thực tế nhiều. Thời gian đào tạo khơng thể tìm hiểu hết được, địi hỏi giám định viên BHYT phải vừa nghiên cứu tài liệu đã được học đồng thời vận dụng vào thực tế cơng việc mới có thể nắm rõ được vấn đề” (nam, 45 tuổi,

cán bộ quản lý, BHXH Thanh Hóa)

“Việc đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác chuyên mơn cần phải có một thời gian nhất định. Đó là q trình người học phải chủ động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đồng thời biết kết hợp quá trình đào tạo với quá trình tự học của bản thân, luôn học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Nếu người học không biết kết hợp quá trình đào tạo và tự đào tạo của bản thân thì khơng thể nâng cao được năng lực chun mơn, không phát huy được kết quả học tập vào thực tế, càng khơng thể có phát minh sáng kiến mới trong công việc” (nam, 45 tuổi, Trưởng

khoa nghiệp vụ BHYT, Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH)

Bên cạnh các ý kiến về việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thì các ý kiến bổ sung thêm, cập nhật kiến thức mới, các quy định, chế độ chính sách pháp luật mới liên quan tới công tác giám định BHYT nhằm hoàn thiện hơn nội dung chương trình đào tạo của học viên là rất thiết thực. Khối kiến thức cơ sở, một số ý kiến cho rằng nội dung đào tạo cần giảng sâu hơn về: Phương thức thanh tốn chi phí khám chữa bệnh BHYT; Chính sách viện phí ở Việt Nam; Phương pháp giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT. Khối kiến thức nghiệp vụ, đa phần các ý kiến cho rằng cần chuyên sâu hơn một số nghiệp vụ trong khối kiến thức nghiệp vụ cụ

phí thuốc; quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần. Quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần và Thống kê báo cáo chi phí khám chữa bệnh BHYT một số ý kiến cho rằng cần hướng dẫn bài tập cụ thể trong giáo trình để học viên nắm bắt vấn đề tốt hơn. Khối kiến thức bổ trợ, khơng có ý kiến nào đề nghị đào tạo chun sâu về khối kiến thức này.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm giám định BHYT (phần mềm HMS) được nhiều học viên quan tâm và mong muốn được

đào tạo để phục vụ tốt hơn cho công việc. Hơn thế nữa, phần mềm thường xuyên có sự thay đổi và điều chỉnh. Đặc biệt tháng 9/2015, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam về đẩy mạnh tin học hóa BHYT với mục tiêu hồn thành việc kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT với cơ quan quản lý BHYT và BHXH, cổng thông tin Giám định BHYT đã chính thức được triển khai. Đây là giải pháp kết nối liên thông hệ thống thông tin y tế giữa 63 Sở Y tế, 63 Cơ quan BHXH, 1.356 bệnh viện các tuyến, 704 cơ quan bảo hiểm xã quận/huyện, 704 trung tâm y tế huyện; 710 trung tâm y tế cơ quan xí nghiệp và 11.105 trạm y tế xã phường trên cả nước [31]. Cổng thơng tin Giám định BHYT có ưu điểm lớn là khả năng truy cập trực tuyến cùng hệ thống phân tích và cảnh báo nghi vấn hồ sơ, thông tin giúp các cán bộ giám định có thể thực hiện cơng việc thống kê, sàng lọc số liệu nhanh chóng và chính xác. Nhờ hệ thống này cơ quan bảo hiểm xã hội có dữ liệu phục vụ thanh quyết tốn hằng ngày thay vì đợi bệnh viện tổng hợp hằng tháng; khai thác thơng tin chính xác việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế trên tồn thành phố; tình hình sử dụng thuốc, vật tư… của tất cả cơ sở y tế trên địa bàn. Hệ thống này cũng giúp lọc phát hiện sai sót, hồ sơ trùng, cảnh cáo hồ sơ bất thường, chưa hợp lệ. Cơ quan BHXH qua đó cũng biết được cơ sở nào thu giá không đúng quy định, tự ý nâng giá. Chắc chắn điều này sẽ giúp giám định viên giảm tải một khối lượng lớn công việc, tuy nhiên nếu không được hướng dẫn cẩn thận sẽ gây lúng túng, khó khăn, áp lực mới cho giám định viên trong quá trình thực hiện. Trên thực tế trong Khung chương trình đào tạo cho giám định viên thì nội dung về sử dụng phần mềm giám định BHYT chỉ được giảng lướt qua rất nhanh tại

chuyên đề Thống kê báo cáo chi phí KCB BHYT. Do đó, cần phải đưa nội dung về công nghệ thông tin vào Khung chương trình đào tạo như một chun đề chính của Khối kiến thức nghiệp vụ hoặc cán bộ cần được tham gia một khóa đào tạo riêng về ứng dụng phần mềm trong thực hiện thao tác nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn yêu cầu cơng việc trong tình hình mới hiện nay. Đây là nghiệp vụ xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc và nhu cầu thiết thực của học viên rất cần được bổ sung vào nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ cho giám định viên BHYT.

Ngoài ra, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cần được chú trọng và thường xuyên tổ chức hơn nữa, đặc biệt là hoạt động đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu. Đồng thời, cần kịp thời bổ sung thêm các nội dung, chính sách mới liên quan đến nghiệp vụ giám định BHYT để giám định viên được lĩnh hội những kiến thức và quy định mới của pháp luật về chính sách BHYT.

Cùng với sự phát triển và thay đổi tồn diện của chính sách BHYT, để tăng cường đẩy mạnh công tác giám định BHYT, BHXH Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động đào tạo cho những người trực tiếp thực hiện công tác này. Qua phân tích thực trạng cho thấy, hoạt động đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giám định viên BHYT thời gian qua rất được quan tâm và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công việc. Tuy nhiên kết quả đó cịn nhiều hạn chế và bất cập so với mục tiêu Ngành BHXH đề ra. Chính vì vậy cần phải sớm có các giải pháp hiệu quả và đồng bộ để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cho giám định viên BHYT phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 71 - 78)