Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, ông được coi là người tiên phong đi đầu trường phái tâm lý học nhân văn. Trường phái này được xem như là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính là Phân tâm học và chủ nghĩa hành vi. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở cấp bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Năm 1943, ơng đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về bậc thang nhu cầu của con người.

Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã

man" của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần. [18, tr.78- 79].

Cấu trúc Tháp nhu cầu có 5 tầng (xem hình trên), trong đó:

1. Tầng thứ nhất (Physiological): là các nhu cầu thuộc về “thể lý” bao gồm các nhu cầu như: Đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tiết, tình dục.

2. Tầng thứ hai (Safety): nhu cầu an toàn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản…

3. Tầng thứ ba (Love/belongging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn được trực thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.

4. Tầng thứ tư (Esteem): bao gồm các nhu cầu được kính trọng, được quý mến, tin tưởng, địa vị, danh tiếng, thành đạt…

5. Tầng thứ năm (Self-actualization): là các nhu cầu tự thể hiện bản thân như khả năng trình diễn, khả năng sáng tạo…

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an tồn có an tồn về tính mạng và an tồn về tài sản.

Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người ln có nhu cầu u thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng cơng”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tơn vọng và kính nể.

Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một

cơng việc nào đó theo sở thích và chỉ khi cơng việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại.

Tôi áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu là để làm rõ nhu cầu của con người trong công việc. Không chỉ đơn thuần là hồn thành cơng việc hiện đang có mà họ phải thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Nhờ đó con người sẽ được phát triển toàn diện hơn, nhiều cơ hội khẳng định bản thân hơn trong công việc, đồng thời sẽ đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của bản thân, của gia đình và xã hội. Với đề tài tơi đang nghiên cứu, giám định viên BHYT được đào tạo với chất lượng tốt sẽ đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo Ngành cũng như xã hội giao phó, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ những người trực tiếp thực hiện chính sách BHYT, góp phần phát huy tốt chính sách ưu việt và lý tưởng của BHYT với mọi bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 26 - 28)