Hồn thiện cơng tác tổ chức đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 90 - 95)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

3.4.Hồn thiện cơng tác tổ chức đào tạo

Để hồn thiện cơng tác tổ chức đào tạo cần đảm bảo về các yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, quy trình tổ chức thực hiện công tác đào tạo. Bên cạnh đó, khi tổ chức thực hiện cũng cần chuẩn hóa các khâu trong quy trình.

3.4.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học học

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Thực tiễn cho thấy, sự thành công trong giáo dục của các nước trên thế giới bắt nguồn từ nhận thức đúng vai trị,vị trí của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia. Do vậy, người ta đầu tư tiền của cho giáo dục để đổi mới hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường, mà bản chất là đổi mới về điều kiện và phương pháp giảng dạy, học tập. Sẽ khơng có kết quả dạy và học tốt nếu không đảm bảo về cơ sở vật

chất. Các trang thiết bị kỹ thuật của nhà trường có vai trị làm cầu nối giữa kiến thức và thực tiễn, giữa học tập với thực hành.

“Hiện nay, cơ sở vật chất của Trường là rất khó khăn, Trường phải đi thuê địa điểm học, hội trường và phòng nghỉ cho học viên. Để phục vụ tốt cơng tác đào tạo cần có giải pháp giải quyết vấn đề này nhằm chủ động hơn trong tổ chức thực hiện. Trong thời gian tới, cơ sở đào tạo của Trường tại Hà Tĩnh sẽ chính thức đi vào hoạt động và sử dụng, đồng thời cơ sở đào tạo tại Hà Nội sẽ đưa vào xây dựng, tu sửa do đó về cơ bản, cơ sở vật chất sẽ được khắc phục và bước đầu đáp ứng yêu cầu đào tạo” (nam, 48 tuổi, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đào tạo nghiệp vụ

BHXH)

Trong hoạt động đào tạo giám định viên BHYT, kiến thức người học cần lĩnh hội khơng chỉ đơn thuần là các chế độ chính sách BHYT và các quy định của pháp luật mà bao gồm cả kiến thức thực tiễn để tác nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh, với đồng nghiệp để đảm bảo văn hóa cơng sở cũng như làm hài lòng đối tượng phục vụ. Với vai trò quan trọng như đã nêu ở trên, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục cho việc dạy và học phải được xem là một yêu cầu mà Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH cần phải thực hiện nếu muốn thực hiện tốt nhiệm vụ, sứ mệnh của mình.

Thứ nhất: Kiến nghị với cấp trên, đẩy nhanh tiến độ thi cơng cơng trình xây

dựng cơ sở đào tạo của Trường tại Hà Nội. Đối với cơ sở Hà Tĩnh, năm 2015 đã xây dựng hoàn thiện cần kịp thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, dịch vụ phục vụ sinh hoạt của học viên… để đảm bảo cho hoạt động dạy và học được đi vào ổn định. Theo đó, tại cả hai cơ sở đào tạo của Trường trong thời gian tới cần tổ chức thực hiện tốt những công tác sau :

Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giảng đường theo hướng đa dạng có sức chứa lớn để tổ chức các lớp học lý thuyết, thảo luận và thực hành.

Xây dựng kí túc xá cho học viên theo hướng hiện đại, đồng bộ và tiện nghi, đảm bảo nơi ăn, ở khi triệu tập học viên với số lượng lớn ở các tỉnh, thành phố về học.

Xây dựng thư viện với nguồn giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú, phục vụ công tác nghiên cứu của mọi đối tượng học viên. Thư viện cần phải được tổ chức khoa học, thuận tiện, có phịng đọc rộng rãi, thoáng mát phục vụ giảng viên và học viên đến nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin. Bên cạnh đó, thư viện cần thường xuyên bổ sung giáo trình, tài liệu bảo đảm cập nhật đủ tư liệu, thông tin cần thiết nhằm đổi mới cách dạy, cách học và tạo ra môi trường tự học tập cho giảng viên, học viên.

Thứ hai: Từ năm 2016 trở đi, các lớp đào tạo giám định viên BHYT sẽ

thường xuyên được tổ chức tại Hà Tĩnh. Trường cần sớm liên hệ với BHXH Nghệ An và BHXH Hà Tĩnh để lựa chọn các cơ sở KCB đủ điều kiện phục vụ hoạt động thực tế, thực hành nghiệp vụ.

Thứ ba: Trong phạm vi kinh phí được cấp dùng mua sắm trang thiết bị hàng

năm Trường cần lên kế hoạch ưu tiên đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ công tác dạy và học như máy chiếu, tăng âm, loa đài... Trong đó, chú trọng nâng cấp, bổ sung thêm máy tính, kết nối mạng internet và miễn phí hồn tồn cho học viên truy cập tìm tài liệu phục vụ hoạt động tự học.

“Kết nối internet phục vụ cho học viên truy cập tìm tài liệu học tập kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo là rất cần thiết đồng thời thể hiện tính chun nghiệp trong cơng tác tổ chức đào tạo” (nữ, 29 tuổi, giám định viên BHYT, BHXH

Hà Nội)

Thứ tư: Tăng cường các biện pháp bảo quản và sử dụng hiệu quả các phương

tiện kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học.

Trong nhà trường, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao tốc độ tri giác thông tin của người học mà không làm giảm chất lượng lĩnh hội, cho phép giảng viên tăng được khối lượng kiến thức truyền đạt, giảm thời gian vơ ích ở trên lớp. Thông qua việc sử dụng thiết bị kỹ thuật, chính giảng viên cũng làm tăng thêm khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của chính mình. Chính vì vậy, ngồi việc bảo quản, khuyến khích động viên giảng viên và học viên tích cực sử dụng, còn phải chú ý đến việc xây dựng, bổ sung cho phong phú vừa đảm bảo số lượng, đảm

bảo tính khoa học lại vừa đảm bảo tính hệ thống, tương ứng theo u cầu của từng mơn học.

3.4.2. Hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo CCVC là những công việc cụ thể nhằm đạt được hiệu quả trong quá trình đào tạo, gồm có các khâu: tổ chức chiêu sinh, triệu tập học viên, lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, giảng viên, kinh phí đào tạo; tổ chức quản lý học viên; tổ chức giảng dạy…

“Để tổ chức thực hiện tốt hoạt động đào tạo, với các khâu đều được thực hiện theo Quy trình tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các khoa, phòng, đồng thời phịng Đào tạo giữ vai trị chính trong việc phối hợp cơng tác giữa các khoa, phòng và nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý lớp học nhằm phục vụ hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường” (nữ, 31 tuổi, chuyên viên phòng Đào tạo, Trường Đào tạo nghiệp vụ

BHXH)

“Hiện nay Trường đang xây dựng và hoàn thiện các quy trình giải quyết công việc theo hệ thống quản lý chất lượng được công bố phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Cụ thể các quy trình liên quan tới cơng tác tổ chức đào tạo như: Quy trình xây dựng chương trình cơng tác trọng tâm hàng năm, quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng hàng năm; quy trình tuyển sinh; quy trình tổ chức, quản lý các lớp đào tạo bồi dưỡng, quy trình biên soạn, phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy. Qua đó, cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng và các khâu tổ chức thực hiện được hoàn chỉnh” (nữ, 42 tuổi, Phó trưởng

phịng Đào tạo, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH)

Như vậy, việc làm tốt từng khâu này tổ chức đào tạo có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động đào tạo, cụ thể như sau:

Khâu lên lịch giảng dạy và học tập: Lịch học cần căn cứ vào nội dung để

xây dựng cho khoa học, tuần tự, tránh trường hợp giảng viên khơng bố trí kịp thời gian nên nội dung các chuyên đề học bị đảo lộn.

Khâu bố trí địa điểm, giảng đường, phòng nghỉ: Trước mắt, do chưa có cơ sở đào tạo chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nên Trường cần lựa chọn ký hợp đồng với những cơ sở đảm bảo điều kiện về hội trường đủ sức chứa, phương tiện giảng dạy tiên tiến, có phịng nghỉ sạch sẽ, an tồn, có nhà bếp hợp vệ sinh…

Khâu quản lý học viên: Đây là khâu cơ bản nhất và khó áp dụng nhất vì học

viên là CCVC. Tình trạng bng lỏng quản lý lớp dẫn đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Tăng cường trách nhiệm của giảng viên, phối hợp với công tác điểm danh của cán bộ quản lý. Ngồi ra cần thơng tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị có người cử đi đào tạo nhằm từng bước hình thành thái độ học tập nghiêm túc, hiệu quả trong giờ lên lớp.

Khâu thi cử, đánh giá học viên: Cần xác định đúng đắn mục đích kiểm tra,

thi là một lần học viên tổng hợp những kiến thức đã được tiếp nhận trong quá trình đào tạo và nâng lên thành cơ sở, chuẩn mực cho xem xét, luận giải và tổ chức thực tế công tác của học viên. Đồng thời qua kiểm tra, thi để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Căn cứ vào đó đổi mới tổ chức kiểm tra, thi cử đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng phản ánh đúng quá trình học tập rèn luyện của mỗi học viên. Đề thi phải rõ ràng chặt chẽ, chính xác; nội dung phải bao quát được những vấn đề cơ bản của môn học và vấn đề sinh động của hiện thực thực tiễn; mục đích là phải phát huy được tính sáng tạo của học viên trong nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn và thực tế công tác; dung lượng đề thi phải phù hợp với thời gian làm bài. Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong tổ chức kiểm tra, thi, từ ra đề tổ chức kiểm tra, thi đến chấm thi, kiểm tra. Trong đó coi thi, kiểm tra phải nghiêm túc theo đúng nội quy thi; chấm thi, kiểm tra phải có đáp án, các vịng chấm thi phải được độc lập, bình đẳng, bảo đảm cơng bằng, chính xác.

Sau mỗi khóa đào tạo Trường cần phát phiếu điều tra, khảo sát lấy thông tin từ phía học viên một cách chặt chẽ, tránh làm qua loa, đại khái dẫn tới hiệu quả khảo sát khơng cao. Qua đó họp rút kinh nghiệm, dần hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 90 - 95)