Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 95 - 109)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

3.5.1.Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo

3.5. Các giải pháp khác

3.5.1.Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo giám định viên BHYT có vai trị quan trọng đối với sự phát triển và thúc đẩy tích cực đối với việc thực hiện sứ mệnh của Ngành. Cần tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong công tác đào tạo với các tổ chức quốc tế và khu vực, học tập và áp dụng phương pháp dạy học tích cực.

Hình thức hợp tác có thể là cử cán bộ, giảng viên, giám định viên BHYT sang học tập, hoặc mời chuyên gia của các nước (kể cả của các tổ chức phi Chính phủ) sang giới thiệu, giảng dạy. Qua đó, giảng viên đào tạo và giám định viên BHYT có điều kiện đi khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài và học hỏi, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của mình.

“Hàng năm, Trường vẫn cử cán bộ, giảng viên tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo do các chuyên gia nước ngoài giới thiệu các nội dung liên quan đến công tác chuyên môn. Tuy nhiên số lượng cử đi còn hạn chế, do số lượng giảng viên thơng thạo ngoại ngữ là khơng nhiều. Chính vì vậy, để tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, giảng viên của Trường phải trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ. Đồng thời Trường cần quan tâm tới việc cử cán bộ, giảng viên ra nước ngoài học tập, trao đổi kinh nghiệm” (nam, 45 tuổi, Trưởng khoa nghiệp vụ BHYT, Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH)

Để giải pháp này mang tính khả thi cần chủ động đề xuất tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước với BHXH Việt Nam. Có chính sách thu hút các nguồn tài trợ cho đào tạo, bồi dưỡng giám định viên BHYT của Ngành.

3.5.2. Giải pháp về tài chính

Vấn đề về tài chính góp phần quan trọng trong cơng tác tổ chức, thực hiện hoạt động đào tạo cho giám định viên BHYT nói riêng cũng như các nhóm vị trí việc làm khác. Nguồn kinh phí duy trì hoạt động đào tạo của Trường hiện nay dựa trên ngân sách từ BHXH Việt Nam phân bổ.

“Căn cứ vào Kế hoạch đào tạo được phê duyệt hàng năm của Trường, Ban Tài chính kế tốn sẽ có sự thẩm định và phân bổ cụ thể. Tuy nhiên, nguồn kinh phí thường được xét duyệt chậm và ít nhiều ảnh hưởng tới tính chủ động trong cơng tác đào tạo. Chính vì vậy cần phải có đề xuất với BHXH Việt Nam tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho Trường, đồng thời nhanh chóng phê duyệt nguồn kinh phí hàng năm để công tác triển khai đào tạo được kịp thời và hiệu quả” (nam,

48 tuổi, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH)

Cần sử dụng hợp lý kinh phí được cấp phục vụ cơng tác đào tạo, đồng thời cần có các hướng khai thác, tăng thu nhằm tạo nguồn tài chính phục vụ cho công tác đào tạo. Để làm được điều này cần nhanh chóng khai thác cơ sở vật chất của Trường tại các cơ sở đào tạo nhằm tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn, năm 2016, cơ sở đào tạo miền Trung tại Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động sẽ đảm bảo hội trường, phòng học, nhà ăn, nhà nghỉ cho học viên yên tâm học tập, giảm thiểu phần lớn chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, do các cơng trình nghiên cứu khoa học được BHXH Việt Nam cấp kinh phí nên trường cần tăng cường tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động dịch vụ góp phần cải thiện đời sống cho CCVC, giảng viên của Trường.

Như vậy, để khắc phục những hạn chế trong hoạt động đào tạo cho giám định viên BHYT cần thiết phải có những biện pháp sát thực nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo. Đồng thời, mỗi giải pháp cần được quan tâm, trú trọng, thực hiện đồng bộ và kịp thời nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ “chuyên nghiệp, hiện đại”, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy trong cơng việc và hết lịng phục vụ nhân dân.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm y tế là chính sách trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt chính sách BHYT sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Vai trị của những người làm cơng tác giám định BHYT trong việc triển khai và thực hiện chính sách BHYT là vơ cùng quan trọng, họ phải có đủ năng lực đồng thời phải có kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Trong những năm qua, hoạt động đào tạo cho giám định viên BHYT được lãnh đạo Ngành BHXH rất quan tâm, trú trọng và thường xuyên tổ chức. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giám định BHYT từng bước được nâng lên, hiệu quả cơng việc có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hồn thành tốt các mục tiêu phát triển chung của toàn Ngành.

Kết quả nghiên cứu “Hoạt động đào tạo giám định viên bảo hiểm y tế – Thực trạng và giải pháp” (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) tác giả đã đánh giá nhu cầu đào tạo; tìm hiểu được thực trạng hoạt động đào

tạo, trong đó đi sâu vào tìm hiểu nội chương trình đào tạo; đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, nghiên cứu đã rút ra một số kết luận như sau:

Qua phân tích nhu cầu đào tạo, hiện nay ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo chính quy về giám định BHYT do đó đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ này được lấy từ nhiều chuyên ngành với các hệ đào tạo và loại hình đào tạo khác nhau. Chính vì vậy chất lượng đội ngũ giám định viên BHYT không đồng đều và có sự chênh lệch về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ. Việc được đào tạo theo chương trình bài bản sẽ giúp giám định viên BHYT hệ thống hóa được hoạt động nghề nghiệp, hiểu nhanh vấn đề, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý, từ đó góp phần giúp giám định viên thao tác và đáp ứng công việc tốt và hiệu quả. Do đó hoạt động đào tạo giám định viên BHYT là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và không thể không làm của ngành BHXH.

Trong những năm qua, hoạt động đào tạo cho giám định viên BHYT có thể coi là một trong những nhiệm vụ mũi nhọn trong công tác đào tạo của Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH. Qua hơn mười năm, hoạt động đào tạo cho nhóm đối tượng

này vẫn thường xuyên được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Luận văn đã phân tích hoạt động đào tạo, cụ thể về: tình hình hoạt động đào tạo qua các năm, các yếu tố tác động, những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động đào tạo nhằm nắm bắt và thấy rõ thực trạng chung của hoạt động đào tạo cho giám định viên BHYT.

Tác giả xác định, nội dung chương trình đào tạo là vấn đề quan trọng và then chốt trong hoạt động đào tạo, bởi nó phản ánh, thể hiện và cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, là thành tố không thể thiếu được trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy, nội dung chương trình đào tạo giám định viên BHYT về cơ bản là phù hợp và đáp ứng yêu cầu cần thiết của công việc. Tuy nhiên nội dung đào tạo cịn mang nặng tính lý thuyết, việc kết hợp đào tạo giữa lý thuyết, trao đổi, thảo luận và thực hành nghiệp vụ còn chưa phù hợp và thiếu hợp lý, cần bổ sung thêm kiến thức mới, quy định pháp luật mới, đặc biệt là nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám định BHYT nhằm hoàn thiện hơn nữa nội dung chương trình đào tạo.

Từ phân tích thực trạng hoạt động đào tạo, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho giám định viên BHYT. Giải pháp thứ nhất là hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo. Thứ hai, hồn thiện chương trình đào tạo trong đó bao gồm: đổi mới nội dung đào tạo; chuẩn hố giáo trình, tài liệu giảng dạy và đổi mới phương pháp đào tạo. Thứ ba, phát triển đội ngũ giảng viên. Thứ tư, hồn thiện cơng tác tổ chức đào tạo trong đó tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đặc biệt là việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình đào tạo và hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Bên cạnh đó cần có các giải pháp khác như: mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và giải pháp về tài chính./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đức Anh (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức - qua thực

tiễn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ ngành Lý

luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), “Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở

Việt Nam”, NXH Văn hóa – Thơng tin

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết định 445/QĐ-BHXH ngày

11/5/2012 Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội

giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết định 1375/QĐ-BHXH ngày

15/10/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Quyết định 873/QĐ-BHXH ngày

8/8/2013 về việc ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và Tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho các nhóm CCVC ngành BHXH, Hà

Nội.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Quyết định 286/QĐ-BHXH ngày

22/3/2013 về việc ban hành Phê duyệt Đề án Tổng thể và phát triển Trường

Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, Hà Nội.

8. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 Hướng dẫn

thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), Để có nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước thế kỷ XXI, Nghiên cứu văn hóa, con

11. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), “Đào tạo nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

12. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2008), “Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luận án tiến sĩ Xã

hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

13. Lương Thị Thu Hiền (2014), “Đào tạo công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội của Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội”, Luận văn thạc

sĩ quản trị nhân lực, Trường Đại học lao động – xã hội.

14. Bùi Văn Hồng (2009), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực BHXH Việt Nam”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

15. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Trung Hưng (2006), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

17. Trần Thị Liên Hương (2013),“Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho

đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, cấp huyện của BHXH Việt Nam”, Luận

văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội)

18. Đào Phú Quý (2010), “Thuyết nhu cầu của A. Maslow với việc động viên người lao động”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26,

78-85

19. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu Xã

hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

20. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức, NXB Tư pháp, Hà Nội

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Bảo hiểm

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008) Luật cán bộ, công chức, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010) Luật viên chức,

Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày

24/01/2002 về việc chuyển giao Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hểm xã hội Việt Nam, Hà Nội

26. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày

24/01/2002 về việc chuyển giao Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hểm xã hội Việt Nam, Hà Nội

27. Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số 100/202002/NĐ-CP ngày

06/12/2002 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội

28. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội

29. Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH (2015), Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng

viên giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội

30. Trần Xuân Vinh (2008), đề tài khoa học “Cơ sở khoa học để xây dựng quy

trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2010”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

31. http://baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=397&id=11446, (Bảo hiểm

xã hội Việt Nam)

32. http://ihs.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Lists/CacNCTruoc2011/View_Detail.a spx?ItemID=51

33. http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn (Tạp chí Bảo hiểm xã hội)

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Kính gửi ơng/bà!

Đây là đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ xã hội học, tìm hiểu về “Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp”. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trên kính mong ơng/bà vui lịng đóng

góp ý kiến về vấn đề nêu trên bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Những câu trả lời của ông/bà đảm bảo cho các phát hiện từ nghiên cứu sẽ phù hợp với thực tế. Thông tin do ông/bà cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác.

Xin trân trọng cảm ơn! ***

Người phỏng vấn: …………………………………………………………..

Ngày phỏng vấn: …………………………………………………………… Địa điểm phỏng vấn: ……………………………………………………….

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin Ông/ bà cho biết một số thông tin sau:

1. Giới tính (1) Nam  (2) Nữ 

2. Tuổi: ……………………….3. Chức vụ: …………………………………….. 4. Chuyên ngành đào tạo

(1) Y, Dược ...................

(2) Luật

(3) Kinh tế, tài chính, kế tốn

   (4) Khác………………………………………………………………… 5. Trình độ học vấn: (1) Sau đại học .............................................................. (2) Đại học (3) Cao đẳng   

(4) Trung cấp

(5) Khác…………………………………………………………………

II. NỘI DUNG

Câu 1.Cơng việc ơng/bà đang làm hiện nay có đúng với lĩnh vực đã đƣợc đào tạo?

(1) Có 

(2) Khơng 

Câu 2.Chun mơn của ơng/bà có đáp ứng đƣợc nhu cầu cơng việc?

(1) Không đáp ứng được ứng được (2) Đáp ứng được một phần (3) Cơ bản đáp ứng được (4) Đáp ứng đầy đủ    

Câu 3.Thâm niên công tác trong công việc hiện tại:................................năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 95 - 109)