Đổi mới nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

3.2. Hồn thiện chương trình đào tạo

3.2.1. Đổi mới nội dung đào tạo

Xuất phát từ thực trạng trình độ đội ngũ giám định viên BHYT hiện nay cùng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, nội dung chương trình giảng dạy cho giám định viên BHYT cần sửa đổi theo hướng bổ sung các kiến thức cơ bản mà cán bộ còn khiếm khuyết như: kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, hành chính, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác. Nội dung bồi dưỡng các kiến thức trên cần đảm bảo trang bị cho cán bộ các năng lực cơ bản về mặt tri thức chuyên môn và việc sử dụng các công cụ bổ trợ, năng lực hiện đại hố cơng việc quản lý, năng lực thực hành. Cụ thể, chương trình đào tạo cho giám định viên BHYT cần được đổi mới vể các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Đổi mới nội dung trang bị kiến thức chuyên ngành.

Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ dùng để giảng dạy giám định viên BHYT không thể chỉ dừng ở việc nhắc lại các quy định của pháp luật, cũng không nên chỉ là việc sắp xếp lại các nội dung có sẵn theo quy định. Để việc dạy và học cho giám

định viên BHYT trở nên thiết thực thì nội dung này cần đổi mới theo hướng là kết quả tích lũy của kỹ năng và kinh nghiệm. Nói cách khác, nội dung giảng dạy phải là sự vận dụng các quy định vào hồn cảnh thực tế thơng qua các tình huống cụ thể; chỉ ra cho người học cách thức giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc; hướng dẫn họ cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong một thao tác công việc. Như vậy, nội dung đào tạo kiến thức chuyên môn phải bám sát thực tế, thay đổi theo thực tế và đảm bảm hiệu quả khi ứng dụng vào thực tế.

“Công tác giám định BHYT là hoạt động chuyên môn cần phải phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy trình thủ tục, hồ sơ, chế độ chính sách. Bởi vậy, đây được xác định là nghiệp vụ khó và phức tạp hơn so với các nghiệp vụ khác của Ngành. Hơn nữa, tính chất nghiệp vụ thường xun có sự thay đổi, điều chỉnh trong chế độ chính sách cụ thể như: Chính sách viện phí, chính sách về thuốc, giá thuốc BHYT, chính sách BHYT… Do đó, để đáp ứng yêu cầu đào tạo cần phải thường xuyên cập nhật, bổ sung chính sách mới, bám sát thay đổi theo thực tế để điểu chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu công việc hiện nay của giám định viên BHYT” (nam, 41 tuổi, Trưởng phòng nghiệp vụ Giám định, Ban thực hiện

chính sách BHYT, BHXH Việt Nam)

“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam về đẩy mạnh tin học hóa BHYT với mục đích hồn thành việc kết nối liên thơng giữa các cơ sở khám chữa bệnh với cơ quan quản lý BHYT, BHXH, tháng 9/2015 Cổng thơng tin Giám định BHYT đã chính thức được triển khai. Đây là một hướng đi mới trong công tác giám định BHYT, giúp giám định viên giảm tải áp lực cơng việc. Chính vì vậy việc đào tạo về ứng dụng cơng nghệ thông tin, sử dụng cổng thông tin, phần mềm nghiệp vụ giám định là rất thiết thực trong thời gian tới” (nam, 45 tuổi,

cán bộ quản lý, BHXH Ninh Bình)

Thứ hai: Tăng cường trang bị những lý luận cơ bản về quản lý Nhà nước,

khoa học quản lý và kiến thức pháp luật cho CCVC.

Kiến thức bổ trợ bao gồm ngoại ngữ, tin học, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm nghiệp vụ, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch... là những công cụ hỗ trợ giúp giám định viên BHYT đáp ứng công việc với chất lượng cao. Trước thực tế hội nhập và ứng dụng công nghệ thơng tin rộng khắp càng địi hỏi giám định viên BHYT phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các kiến thức, kỹ năng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)