Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 28 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội Pareto, nhất là Max Weber, sau này T.Parson phát triển thêm và du nhập vào Mỹ. V. Pareto nhà xã hội học người Ý, là người đầu tiên đưa ra khái niệm hành động xã hôi khi ông phân biệt hai loại hành động xã hội của con người là hành động mang tính logic và hành động phi logic. Tuy nhiên, người có cơng lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học - một trong những nhà lý luận có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt. Theo ông, hành động xã hội là một hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan, là hành động có tính đến hành vi của người khác vì vậy nó được định hướng tới người khác trong đường lối và quá trình hành động. [15, tr.199]. Hành động xã hội được phân chia làm 4 loại là hành

động hợp lý về mục đích, hành động hợp lý về giá trị, hành động hợp lý theo truyền thống, hành động hợp lý theo cảm xúc. Weber cho rằng tất cả các loại hành động của con người đều thuộc một trong bốn loại hành động này. Tuy nhiên, sự tồn tại của bốn loại hành động này không phải độc lập với nhau mà chúng đan xen, bổ trợ và đặc biệt trong thực tiễn ranh giới giữa các hành động khơng phải lúc nào cũng có thể minh định được.

Tacot Parson, định nghĩa: Hành động là một quá trình trong một hệ thống tác

nhân - tình huống mà hệ thống đó có ý nghĩa động cơ đối với tác nhân cá nhân hay trong trường hợp của một tập thể, các cá nhân thành viên của tập thể. [15, tr.229].

Cấu trúc hành động: Các yếu tố được phân hóa và kết hợp của một hệ thống tác nhân - tình huống.

Theo Parsons, một đơn vị hành động được cấu tạo bởi năm yếu tố vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan, cụ thể: Mục đích của hành động; Phương tiện thực hiện để hành động; Điều kiện diễn ra hành động; Các chuẩn mực để lựa chọn mục đích và phương tiện hành động cho phù hợp; Sự nỗ lực những thao tác, công việc cần làm để thực hiện hành động. Cấu trúc của hành động được quy chiếu, triển khai trên các cấp độ hệ thống khác nhau trong đó hệ thống xã hội chỉ là một trong các hệ thống của nó.

Parsons phân biệt ít nhất bốn cấp độ hệ thống và cho rằng thơng qua q trình xã hội hóa cá nhân, hành động của con người được hình thành và biểu hiện trên cấp độ hệ thống từ cấp hành vi của cơ thể lên cấp nhân cách, cấp xã hội và cấp văn hóa. Tất cả các cấp độ hệ thống hành động từ cấp hành vi đến cấp văn hóa đều phải đương đầu với các vấn đề về chức năng “những nhu cầu” của tổng hệ thống, đó là vấn đề thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khn mẫu.

Hành động được hình thành các kiểu, loại, hay dạng thức khác nhau là do tác động của những yếu tố định hướng mà Parsons gọi là các biến khuôn mẫu. Parsons nêu ra năm biến khn mẫu của việc xác định vai trị đó là: Sự lựa chọn động cơ, tình cảm giữa sự thiên vị và sự vơ tư; Sự lựa chọn lợi ích giữa các cá nhân và lợi ích

tập thể; Sự lựa chọn phương thức hành động giữa giành lấy và gán cho Sự lựa chọn quy mơ của lợi ích giữa lợi ích đặc trưng riêng và lợi ích phổ biến chung.

Các lý thuyết xã hội vốn dĩ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi chúng có chung một đối tượng rộng lớn là con người, mối quan hệ và xã hội. Chính vì thế dù nhà nghiên cứu đứng trên đơi chân của lý thuyết nào thì cũng cần đến những cách tiếp cận của các lý thuyết khác. Lý thuyết hành động xã hội cũng như vậy, cách nhìn về hành động của con người muốn đạt đến sự xác thực và có sức mạnh cần phải đặt trong sự phối hợp với quan điểm chức năng, tương tác, cấu trúc. Bên cạnh sự phối hợp đó thì lý thuyết hành động xã hội cũng trợ giúp và bổ sung cho cả những lý giải hành vi có bằng chứng sâu rộng, đồng thời giúp lý giải vĩ mô không quá trừu tượng và chung chung. Những đóng góp đó của lý thuyết hành động xã hội cho thấy đây là một trong những phương pháp luận có và trị quan trọng hàng đầu không chỉ trong xã hội học mà còn trong các khoa học xã hội nhân văn khác.

Theo lý thuyết hành động xã hội, có thể thấy rằng để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giám định viên BHYT cần phải tăng cường hoạt động đào tạo. Ở đây, đào tạo là một hành động xã hội, các hành động tương tác giữa giữa người dạy là Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH và người học là giám định viên BHYT góp phần tạo nên chất lượng hoạt động đào tạo.

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBVC ngành BHXH; nghiên cứu khoa học; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Sau khi Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” của Chính phủ ra đời, BHXH Việt Nam đã có những thay đổi lớn về tổ chức, trong đó

có việc thành lập Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH với tư cách là một đơn vị đào tạo độc lập của ngành.

Nhận biết được vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo CCVC ngành BHXH, đến năm 2008 Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng BHXH được nâng cấp thành Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH theo Quyết định số 4656/QĐ-BHXH ngày 23/9/2008 của BHXH Việt Nam.

Năm 2013, Trường được BHXH Việt Nam phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn 2030” kèm theo Quyết định số 286/QĐ-BHXH ngày 22/3/2013. Theo lộ trình Đề án đưa ra, đến năm 2020 Trường sẽ trở thành Học viện BHXH đáp ứng yêu cầu đào tạo trong, ngoài ngành và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường:

Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch đào tạo dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường phù hợp với Đề án tổng thể phát triển Trường và Quy hoạch phát triển nhân lực ngành BHXH.

Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC của hệ thống BHXH Việt Nam theo mục tiêu, đối tượng, nội dung và chương trình được phê duyệt:

Tổ chức và phối hợp thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp theo hạng viên chức.

Tổ chức và phối hợp thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho viên chức theo vị trí việc làm của ngành.

Thực hiện cấp chứng chỉ cho học viên sau khi kết thúc các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định của pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn giáo trình, tài liệu theo các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của ngành và phát hành sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Thực hiện liên kết, hợp tác với các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ, tư vấn thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm chức của Trường, đáp ứng cơ bản yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Ngành.

Thống kê, tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Trường theo quy định.

Xây dựng và quản lý thư viện của Trường để phục vụ nhu cầu của học viên và CCVC ngành BHXH về tra cứu thông tin, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành và các tư liệu khác có liên quan.

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định. Thực hiện chế độ tài chính, kế tốn của Trường theo quy định.

Quản lý CCVC; quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao.

Cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH hiện nay gồm Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học, 03 phòng chức năng, 04 khoa nghiệp vụ, cơ sở đào tạo miền Trung và các tổ chức đoàn thể.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đào tạo nghiệp vụ BHXH

(Nguồn: Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, năm 2015)

Tổ chức hành chính Đào tạo Kế tốn Nghiệp vụ BHXH Nghiệp vụ BHYT Đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ quản lý Công nghệ thông tin Cơ sở miền Trung Đảng bộ Cơng đồn Đoàn thanh niên BAN GIÁM HIỆU PHÒNG CHỨC NĂNG KHOA NGHIỆP VỤ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 28 - 34)