Chuẩn hố giáo trình, tài liệu giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 83 - 84)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

3.2.2.Chuẩn hố giáo trình, tài liệu giảng dạy

3.2. Hồn thiện chương trình đào tạo

3.2.2.Chuẩn hố giáo trình, tài liệu giảng dạy

Thứ nhất, cần rà soát và chỉnh lý tài liệu, giáo trình hiện đang sử dụng tại

Trường. Tổ chức biên soạn lại các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đảm bảo khơng trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức tiêu chuẩn với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí việc làm cho giám định viên BHYT.

“Hiện nay, Trường đã hoàn thành tập bài giảng cho giám định viên BHYT. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của công tác giám định BHYT, các chế độ, chính sách BHYT thường xuyên thay đổi, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng kéo theo những đổi mới trong cách thức thực hiện cơng việc. Vì vậy, nội dung của tập bài giảng chỉ mang tính chất định hướng, là khung sườn để giảng viên tự xây dựng giáo án phù hợp với từng thời kỳ, từng nhóm đối tượng. Bản thân các tập bài giảng chưa hoàn thiện cần bổ sung, chỉnh lý trên cơ sở thực tiễn và trí tuệ tập thể để đưa vào giảng dạy” (nam, 45 tuổi, Trưởng khoa nghiệp vụ BHYT, Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH)

Việc hoàn thiện tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo hướng bám sát thực tế chuyên môn nghiệp vụ và quản lý điều hành của giám định viên BHYT, với phương châm “lý luận gắn với thực tiễn”, “học đi đơi với hành”, bảo đảm tính tồn diện cả kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ. Một mặt phải đáp ứng các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong mỗi thời kỳ phát triển, phù hợp với đối tượng, trình độ tiếp thu của người học; mặt khác, phải phản ánh kịp thời những phát triển mới của lý luận và thực tiễn.

Thứ hai: Xây dựng mới hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ việc giảng dạy

và học tập theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Đề án tổng thể và phát triển Trường, với định hướng phát triển Trường trở thành Học viện BHXH vào năm 2020, tài liệu giảng dạy của Trường không thể dừng ở mức độ các tập bài giảng mà phải dần hoàn thiện thành giáo trình theo quy chuẩn. Cụ thể là phải xây dựng được Bộ giáo trình chuẩn quốc gia trong đó có Giáo trình giám định BHYT. Để làm được điều đó, Trường cần thành lập Hội đồng biên soạn tài liệu cấp quốc gia, giao cho các tổ biên soạn theo từng nhóm chuyên đề. Phối hợp với các Ban nghiệp vụ của BHXH Việt Nam lấy ý kiến tham khảo và củng cố nội dung thực tiễn. Trước khi hồn thành, qua kênh thơng tin nội bộ tranh thủ những đóng góp của học viên, của CCVC làm việc trực tiếp để giáo trình đạt được sự phù hợp tối đa với đối tượng đào tạo.

“Được sự quan tâm của lãnh đạo Ngành BHXH, thời gian vừa qua Trường đã phối hợp với các Ban nghiệp vụ để xây dựng đề cương ban đầu cho Bộ giáo trình chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến góp ý từ các Ban nghiệp vụ còn chậm và bị phụ thuộc nhiều. Việc triển khai xây dựng Bộ giáo trình chưa thu được những kết quả khả quan. Trong tới gian tới, Trường cần phải tập trung, quán triệt chủ trương, khẩn trương xây dựng Bộ giáo trình trong thời gian sớm nhất để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo” (nam, 48 tuổi, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đào

tạo nghiệp vụ BHXH)

Như vậy, việc chuẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy là giải pháp Trường cần đặc biệt quan tâm và sớm thực hiện. Trong đó, cần thiết phải xây dựng bản thuyết minh hay hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu đào tạo nhằm mang lại kết quả học tập cao nhất cho CCVC.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 83 - 84)