Đổi mới phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

3.2.3.Đổi mới phương pháp đào tạo

3.2. Hồn thiện chương trình đào tạo

3.2.3.Đổi mới phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo có vai trị hết sức quan trọng để truyền tải nội dung chương trình từ người dạy đến người học trên cả hai phương diện, kiến thức ở sách vở và năng lực thực tiễn. Ngành BHXH Việt Nam là ngành tổ chức đưa pháp luật BHXH vào thực tiễn, giám định viên BHYT của ngành BHXH là người tổ chức

thực hiện pháp luật về chính sách BHYT. Hơn nữa, pháp luật BHYT được hình thành qua nhiều thời kỳ, có nội dung hết sức đa dạng, phức tạp, lại thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với giám định viên BHYT lại càng đặc thù, phải bám sát thực tiễn mới mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, Trường cần xem xét đổi mới phương pháp đào tạo sao cho vừa phải phù hợp với nội dung chương trình, vừa phải phù hợp với trình độ, kiến thức và tư duy của giám định viên.

Đối với công tác giám định BHYT, số đông học viên cho rằng nội dung chương trình cịn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành còn hạn chế so với lượng kiến thức được đào tạo. Chính vì vậy, cần kết hợp hợp lý giữa đào tạo lý thuyết và thực hành để đạt hiệu quả đào tạo cao hơn.

“Giám định BHYT là nghiệp vụ khó nên trong q trình giảng dạy rất cần được trao đổi, thảo luận, liên hệ ví dụ thực tế, thực hành kỹ năng. Đặc biệt là với khối kiến thức nghiệp vụ trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu cũng như các kỹ năng, thao tác thực hiện nghiệp vụ. Nếu chỉ được học về lý thuyết là rất chung chung, khó nắm bắt được vấn đề” (nam, 34 tuổi, giám định viên BHYT,

BHXH Hà Nội)

“Với thời lượng thực hành 30 tiết tại cơ sở khám chữa bệnh là ít và chưa hợp lý so với lượng kiến thức được học, lại thực hành nhiều nghiệp vụ nên có những vấn đề kịp hỏi thầy, có vấn đề chưa kịp hiểu đã phải lướt qua. Chính vì vậy thời lượng đào tạo giữa lý thuyết và thực hành cần được sắp xếp sao cho phù hợp”

(nữ, 33 tuổi, giám định viên BHYT, BHXH Ninh Bình)

Phương pháp đào tạo hiệu quả là phải thích hợp với đối tượng người học cụ thể và điều kiện giảng dạy cụ thể. Để tiến hành cải tiến, đổi mới phương pháp đào tạo, trước hết phải làm cho đội ngũ giảng viên nhận thức được xu hướng canh tân của giáo dục. Trường cần tạo điều kiện cho giảng viên theo học những khóa đào tạo về kỹ năng, phương pháp giảng dạy; bên cạnh đó khuyến khích giảng viên tự nghiên cứu, đổi mới phương pháp của mình cho phù hợp với thực tế đối tượng. Cần làm cho giảng viên hiểu rõ phần lớn người học là CCVC đã đạt chuẩn ở những trình

độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm cơng tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề, chưa kể đến CCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, phương pháp giảng dạy với đối tượng này chủ yếu là định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề giảng viên cũng cần hướng dẫn học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Giảng viên cần xác định rõ nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch để giảng viên đánh giá.

Đối với việc cải tiến phương pháp đào tạo thời gian lên lớp giảm nhưng vai trò của giảng viên khơng vì thế mà bị lu mờ, trái lại vai trò của giảng viên càng quan trọng, càng gia tăng, đặc biệt là vai trị điều khiển, hướng dẫn, cố vấn. Vì vậy, lãnh đạo Trường, lãnh đạo các khoa, phịng cần nhìn nhận, khuyến khích và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với phương pháp mới mà giảng viên đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 84 - 86)