Sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 65 - 71)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

2.3. Đánh giá Nội dung chương trình đào tạo giám định viên bảo hiểm y

2.3.2. Sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo

Xây dựng nội dung đào tạo là việc xác định một cách hệ thống các chuyên đề học phù hợp với chuyên môn cần được đào tạo; các kỹ năng, kiến thức cần được dạy, và phân bổ thời gian hợp lý cho từng nội dung. Nội dung chương trình được coi là phù hợp khi nó đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc của học viên sau khi được

đào tạo. Để đánh giá sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo, tác giả đã dựa trên đánh giá của giảng viên - những người trực tiếp xây dựng nội dung chương trình; của học viên – những người trực tiếp lĩnh hội và tiếp thu kiến thức để ứng dụng vào thực tế công việc; và của đơn vị quản lý học viên - nơi trực tiếp quản lý, sử dụng và đánh giá chất lượng giám định viên đã qua đào tạo.

Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm trực tiếp tham gia giảng dạy của Khoa nghiệp vụ BHYT và lãnh đạo các Ban nghiệp vụ chuyên sâu. Do đó, nội dung chương trình là sát với thực tế cơng việc và công tác chuyên môn.

“Nội dung chi tiết cho từng chuyên đề đào tạo được xây dựng bởi Khoa nghiệp vụ BHYT và các Ban nghiệp vụ như Ban thực hiện chính sách BHYT, Trung tâm giám định và thanh tốn đa tuyến là những đơn vị có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ và quản lý trực tiếp về chuyên môn trong công tác giám định BHYT ở các tuyến dưới. Chính vì vậy, nội dung chương trình là sát thực và phù hợp với công tác chuyên môn, nghiệp vụ” (nam, 45 tuổi, Trưởng khoa nghiệp vụ BHYT, Trường Đào

tạo nghiệp vụ BHXH)

“Giám định BHYT là nghiệp vụ tương đối khó và phức tạp, chính vì vậy Trường cũng phải xây dựng Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, cơ bản cung cấp cho giám định viên các kiến thức đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung chương trình cho lãnh đạo các Ban nghiệp vụ trực tiếp xây dựng nên rất sát với hoạt động nghề nghiệp thực tế của vị trí giám định viên BHYT. Nhìn chung, theo đánh giá chung của người học về cơ bản Khung chương trình đào tạo dành cho giám định viên là phù hợp và cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc” (nam,

Bảng 2.8: Sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo với u cầu cơng việc STT Nội dung Rất không phù hợp Không phù hợp Khá phù hợp Phù hợp Rất phù hợp SL % SL % SL % SL %

I Khối kiến thức cơ sở

1 Tài chính BHXH, quỹ BHXH, BHYT 9 7,4 50 41,0 63 51,6

2 Đại cương về kinh tế y tế 8 6,6 45 36,8 69 56,6

3 Chính sách BHYT ở Việt Nam 1 0,8 21 17,2 100 82,0

4 Phương thức thanh tốn chi phí KCB BHYT 22 18,0 100 82,0

5 Chính sách viện phí ở Việt Nam 1 0,8 11 9,0 110 90,2

6 Phương pháp giám định chi phí KCB BHYT 5 4,1 117 95,9

7 Chính sách về thuốc BHYT 1 0,8 11 9,0 110 90,2

8 Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT 14 11, 5 108 88,5

II Khối kiến thức nghiệp vụ

1 Quy trình giám định BHYT 1 0,8 121 99,2

2 Giám định thủ tục hành chính 10 8,2 112 91,8

3 Giám định dịch vụ kỹ thuật 1 0,8 15 12,3 106 86,9

4 Giám định chi phí vật tư y tế 32 26,2 90 73,8

5 Giám định chi phí thuốc 1 0,8 121 99,2

6 Hướng dẫn tham gia đấu thầu thuốc 9 7,4 24 19,7 89 72,9

7 Lạm dụng và các BP chống LD quỹ BHYT 1 0,8 121 99,2

8 Quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần 1 0,8 121 99,2

9 Thống kê báo cáo chi phí KCB BHYT 1 0,8 121 99,2

III Khối kiến thức bổ trợ

Quan sát bảng số liệu cho thấy, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng Khung chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp và sát với yêu cầu công việc của giám định viên BHYT. Ở khối kiến thức cơ sở và khối kiến thức nghiệp vụ, khơng có ý kiến nào cho rằng nội dung chương trình là khơng phù hợp, tất cả các ý kiến đều cho rằng nội dung chương trình đào tạo là khá phù hợp, phù hợp và rất phù hợp. Chuyên đề có tỷ lệ rất phù hợp thấp nhất là Tài chính BHXH, quỹ BHXH, BHYT cũng chiếm tới 51.2%, một số chuyên đề lựa chọn tỷ lệ rất phù hợp trên 90% như: Chính sách viện phí ở Việt Nam; Phương pháp giám định chi phí KCB BHYT; Chính sách về thuốc BHYT; Quy trình giám định BHYT, giám định thủ tục hành chính, giám định chi phí thuốc; Lạm dụng và các biện pháp chống lạm dụng quỹ BHYT; Quy trình thẩm định chi phí vượt quỹ, vượt trần; Thống kê báo cáo chi phí KCB BHYT. Đối với khối kiến thức bổ trợ, chỉ có rất thấp 13.1% cho rằng chun đề về kỹ năng làm việc nhóm là khơng phù hợp.

“Nhìn chung các chuyên đề đào tạo là khá sát với công việc thực tế, nhiều chuyên đề rất hữu ích và hỗ trợ rất nhiều cho cơng việc của chúng tôi” (nam, 40 tuổi, giám định viên BHYT, BHXH Ninh Bình)

“Chương trình đào tạo nhìn chung phù hợp với yêu cầu thực tế cơng việc. Ngồi việc được trang bị các kiến thức, các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, tơi cịn được trao đổi, thảo luận một số vấn đề vướng mắc với giảng viên và đồng nghiệp đến từ nhiều đơn vị nhằm giải quyết vấn đề tốt hơn. Đồng thời được vận dụng thực hành và có những hiểu biết chuyên sâu hơn về kỹ năng nghiệp vụ, đặc biệt là các nghiệp vụ khó như giám định dịch vụ kỹ thuật, giám định chi phí vật tư y tế, giám định chi phí thuốc” (nữ 33 tuổi, giám định viên BHYT, BHXH Hà Nội)

Thông qua mức độ đáp ứng của nội dung chương trình với thực tế công việc để thấy rõ hơn sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo. Đánh giá mức độ đáp ứng là đánh giá mức độ, hiệu quả phù hợp giữa nội dung chương trình đào tạo với yêu cầu công việc mà bản thân mỗi giám định viên BHYT là người trực tiếp nắm rõ và lượng hóa được khối lượng kiến thức thu được và vận dụng vào thực tế công việc của họ.

4,1

85,2 10,7

< 50% 50% - 70% 70% - 100%

Biểu 2.4: Mức độ đáp ứng công việc sau khi hồn thành khóa học (đơn vị: %)

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Quan sát biểu đồ trên có 85,2% cho rằng sau khi hồn thành khóa học mức độ đáp ứng cơng việc đạt được từ 50 đến dưới 70%, phần cịn lại để hồn thành được công việc bản thân giám định viên phải tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc đồng thời học hỏi thêm đồng nghiệp đi trước để hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của bản thân. Có 10,7% tự tin cho rằng có thể đáp ứng từ 70 đến 100% cơng việc sau khi hồn thành khóa học, tuy chiếm tỷ lệ khơng cao và chỉ tập trung ở những học viên tích cực nhưng thể hiện được tính hữu ích của chương trình đào tạo nghiệp vụ cho giám định viên BHYT. Chỉ có rất ít 4,1% cho rằng họ chỉ đáp ứng dưới 50% yêu cầu công việc và khơng có học viên nào cho rằng khơng đáp ứng được công việc. Với kết quả trên, đánh giá của học viên về mức độ đáp ứng công việc sau khi hồn thành khóa học là khá tốt, trong đó có vai trị quan trọng của nội dung chương trình nhằm tăng hiệu quả đào tạo và tính ứng dụng của nội dung chương trình với thực tế cơng việc.

Bên cạnh đó, mức độ đáp ứng của nội dung chương trình với thực tế cơng việc cũng được thể hiện qua mức độ sử dụng tài liệu đào tạo để tra cứu phục vụ công việc.

44.3 51.6 4.1 0 10 20 30 40 50 60 Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Mức độ sử dụng tài liệu

Biểu 2.5: Mức độ sử dụng tài liệu đào tạo để tra cứu phục vụ công việc (đơn vị:%)

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Biểu đồ trên cho thấy, mức độ sử dụng tài liệu được cung cấp từ khóa học để tra cứu phục vụ công việc của học viên là khá nhiều, trong đó có 51,6% lựa chọn thỉnh thoảng tra cứu tài liệu, 44,3% học viên lựa chọn thường xuyên tra cứu tài liệu, chỉ có 4,1% học viên lựa chọn rất ít, khơng có ai lựa chọn không sử dụng tài liệu. Việc học viên thỉnh thoảng hoặc thường xuyên tra cứu tài liệu đào tạo cho thấy, về cơ bản nội dung chương trình đào tạo được xây dựng là cần thiết, phù hợp, sát với thực tế và có những đáp ứng nhất định tới yêu cầu công việc của giám định viên BHYT.

Đơn vị quản lý học viên là nơi trực tiếp quản lý và đánh giá chất lượng giám định viên sau khi được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Hiệu quả đào tạo được thể hiện rõ nhất là mức độ giải đáp những vướng mắc trong quá trình làm việc của giám định viên, vận dụng kiến thức đã học giải quyết công việc nhanh hơn, chất lượng hơn, và có thể phục vụ đối tượng tham gia khám bệnh, chữa bệnh BHYT chi tiết hơn, rõ ràng hơn.

“Trước khi được đào tạo, hầu hết giám định viên mới rất lúng túng trong giải quyết công việc. Sau khi được đào tạo, giám định viên được cung cấp kiến thức

cơ bản và cả kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, do đó họ tự tin và chủ động hơn

trong cơng việc của mình đồng thời giải quyết công việc hiệu quả hơn, cụ thể như: kiểm tra thủ tục khám chữa bệnh BHYT, kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều

trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh, kiểm tra xác định chi phí khám chữa bệnh BHYT... qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Nhìn chung, có thể thấy chương trình đào tạo cho giám định viên BHYT là hữu ích, phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu công việc chuyên môn.” (nam, 45 tuổi, cán bộ quản lý, BHXH Thanh Hóa)

Sau khi được đào tạo, học viên đã có những thay đổi tích cực về khả năng đáp ứng công việc, thao tác công việc thành thục hơn, tham mưu trong công việc tốt hơn, chủ động hơn trong giao tiếp, do đó có kết quả cơng tác chun mơn tốt hơn. Mặc dù vậy, vẫn cịn số ít cán bộ được cử đi học song khơng có thay đổi nhiều trong công việc và giao tiếp, ứng xử do yếu tố cá nhân chưa thực sự nỗ lực và cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức đã học.

Như vậy, nội dung chương trình đào tạo cho giám định viên BHYT ngành BHXH là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu công việc gắn với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của công tác giám định BHYT. Trong những năm qua hoạt động đào tạo cho thấy những tác động tích cực đến chất lượng hoạt động giám định BHYT ngành BHXH. Sau khi được đào tạo, công tác giám định được thực hiện chuyên nghiệp hơn, có định hướng và mục tiêu rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động đào tạo giám định viên Bảo hiểm y tế - Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội) (Trang 65 - 71)