Quy trình dạy đọc hiểu văn bản văn học

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Quy trình dạy đọc hiểu văn bản văn học

Như đã đề cập đến ở trên, trong quá trình dạy học đọc hiểu GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cho HS đọc hiểu theo một quy trình nhất định. Quy trình ấy địi hỏi bước sau nối tiếp, mở rộng, phát triển, kiểm tra và điều chỉnh những gì đã đạt được ở bước trước. Các nhà nghiên cứu đã xác định và vận dụng thành cơng mơ hình tiến trình dạy đọc hiểu theo ba bước: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc.

Trước khi đọc: đây là hoạt động tạo tâm thế, khởi động cho HS nhằm thu hút sự chú ý, gây tò mò, huy động tri thức và trải nghiệm nền của HS đồng thời đặt ra các vấn đề cần giải quyết trong bài học. Ở bước này, GV có thể tổ chức các trò chơi, các cuộc thi hoặc sử dụng video,

18

tranh, ảnh để thiết kế phần khởi động có thể lơi cuốn được HS. Cần lưu ý dù khởi động theo cách nào cũng cần đảm bảo: ngắn gọn và phù hợp với nội dung bài học.

Trong khi đọc: Trước hết, GV cần tổ chức cho HS đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích trong SGK. Đây chính là bước đầu để HS tiếp xúc trực tiếp với văn bản. Việc đọc cho “vang nhạc, sáng hình” để đưa HS bước vào thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng, biến các con chữ như được sống dậy, chuyển vào tâm trí của mỗi HS. Từ việc đọc HS có thể nhận ra bố cục của văn bản, có những ấn tượng đầu tiên về văn bản, bước đầu có những hình dung về thế giới hình tượng trong văn bản. Sau khi đọc văn bản, GV cho HS tìm hiểu chú thích để các em hiểu được ngơn từ và mở rộng vốn từ cho bản thân. Để việc đọc văn bản và tìm hiểu chú thích đạt hiệu quả, GV cần yêu cầu HS tự đọc ở nhà hai đến ba lượt. Lên lớp, GV hướng dẫn HS cách đọc, GV đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc. Có thể tổ chức hoạt động này theo các hình thức khác nhau: đọc thầm, đọc thành tiếng, phân vai, thi đọc diễn cảm; với các bài ngắn có thể cho HS đọc cả bài, với văn bản dài GV chọn một hoặc một vài đoạn hay và ý nghĩa để đọc trên lớp. Phần trọng tâm của giờ dạy đọc hiểu là tổ chức cho HS đọc hiểu nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của văn bản nhằm giúp các em khám phá cái hay về mặt nội dung, cái đẹp về mặt nghệ thuật của văn bản. Đọc hiểu văn bản cần đi từ đọc hiểu hình thức nghệ thuật. Để làm được điều này, GV cần bám sát vào đặc trưng của thể loại. Chẳng hạn, với truyện, GV có thể hướng dẫn HS đọc hiểu theo mạch vẫn động của cốt truyện hoặc theo nhân vật; với thơ, GV định hướng HS đọc hiểu theo bố cục, kết cấu hay mạch cảm xúc... Khi đọc hiểu về nội dung, GV tránh lối áp đặt thể hiện ở đề mục trong bài. Ngược lại, GV cần khuyến khích HS đưa ra các cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của văn bản.

19

Sau khi đọc: đây là hoạt động tổ chức cho HS củng cố và vận dụng. Để củng cố kiến thức cho HS, GV có thể chuẩn bị hệ thống các câu hỏi và bài tập theo các mức độ: nhận biết, thơng hiểu và vận dụng; bài tập có thể kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận; hoặc tổ chức các trò chơi xoay quanh nội dung bài học... Trong hoạt động này, GV giúp HS đưa những tri thức trong bài học áp dụng vào thực tiễn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, khi đối diện với những vấn đề của cuộc sống. Thêm vào đó, trong q trình sau khi đọc, GV tổ chức HS tìm tịi mở rộng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu và trải nghiệm sáng tạo. Để hoạt động này đạt hiệu quả, GV cần có những hướng dẫn cụ thể cho HS về cách đọc, cách tìm tài liệu, cách tra cứu, cách sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ.

Các hoạt động tiến hành trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc cần được GV triển khai một cách linh hoạt và sáng tạo. Tùy thuộc vào kế hoạch dạy học của nhà trường, vào từng bài học, đặc điểm của lớp... GV có thể tiến hành đầy đủ các bước trên hoặc kết hợp giữa dạy học trên lớp và giao bài tập về nhà.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 26 - 28)