Đọc hiểu văn bản theo thể loại

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Một số phương pháp dạy đọc hiểu văn bản

1.3.2. Đọc hiểu văn bản theo thể loại

Trong thể loại văn học ln có sự thống nhất, quy định lẫn nhau của các loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức kết cấu, hình thức nhân vật và hình thức của lời văn. Vậy nên nhắc đến phương pháp đọc hiểu văn bản không thể không nhắc đến phương pháp đọc hiểu văn bản theo thể loại. Ở đây, người viết sẽ đi sâu vào việc đọc hiểu văn bản theo thể loại ở mảng hai chính là văn bản thơ trữ tình và văn bản truyện.

Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình:

Dạy học đọc hiểu văn bản thơ phải bám sát những đặc trưng riêng của thể loại cùng với việc chú ý đến các tri thức ngồi văn bản đặc tính riêng của mỗi bài.

Đọc thơ phải bắt đầu từ việc đọc ngôn từ thơ. Trước hết HS phải đọc đúng từ ngữ, đọc đúng thanh điệu và nhịp điệu. Bên cạnh đó, ngơn từ thơ ln mang tính biểu tượng, tính đa nghĩa nên đọc thơ cần đọc các biểu tượng thơ. Điểm quan trọng nhất khi đọc ngôn từ thơ là tìm ra từ ngữ, những câu thơ quan trọng, tiêu biểu của bài thơ. Việc này giúp ta dần dần nắm bắt được nội dung, ý nghĩa của toàn bài.

Để hiểu nghĩa và ý nghĩa của bài thơ cần chú ý đọc cấu trúc câu thơ. Trong thơ để tăng hiệu quả gợi cảm, để tạo ấn tượng mạnh các nhà

22

thơ có thể sử dụng đảo ngữ. Với thơ cổ cần ý đến phép đối, trong thơ hiện đại cấu trúc câu thơ đa dạng hơn: câu dài, câu ngắn, có thể kể đến cả dấu câu... Nếu bỏ qua cấu trúc câu thơ, ta không hiểu được dụng ý, ý đồ mà tác giả đang muốn làm nổi bật.

Muốn hiểu thơ, thưởng thức thơ không thể khơng tìm đến tứ thơ hay còn gọi là thi tứ. Tứ trong bài thơ mang cấu trúc gồm hai yếu tố chính là: hình tượng và cảm xúc. Để hiểu được tứ thơ, cần xem xét về tình, về lí, về cảnh, về sự được nói đến trong bài thơ. Nắm được tứ thơ của toàn bài cần hiểu được tứ của câu, tứ của cặp câu, tứ của đoạn thơ.

Thơ trữ tình là tiếng nói của tâm hồn. Vậy nên, việc đọc hiểu ngôn từ, đọc hiểu cấu trúc câu thơ, đọc hiểu tứ thơ đều nhằm đạt đến cái đích cuối cùng là cảm nhận được hồn thơ trong tác phẩm. Mỗi bài thơ là một biểu hiện của tâm hồn, là một biểu hiện của một cái tôi nhạy cảm, luôn ý thức về đời. Từ đó ta có thể tìm được cái tơi, cái cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ. Tuy nhiên, cái tơi trong thơ ca khơng trùng khít với con người thực của tác giả. Đó là cái tơi được xây dựng qua sự sáng tạo của tác giả. Muốn tìm ra cái tơi trong tác phẩm khơng phải điều dễ dàng. Người đọc cần đối chiếu, so sánh với các tác giả khác.

Tóm lại, để đọc hiểu thơ trữ tình địi hỏi người đọc phải phát huy trí tưởng tượng và sự cảm thụ của mình. Ở đây, khơng bắt buộc mọi người đều cảm thụ như nhau. Người đọc có thể tự mình khám phá theo cách hiểu của mình, miễn là khơng mâu thuẫn với ngữ cảnh. Đọc hiểu thơ cũng cần hình thành quan niệm của người đọc về tác phẩm, về nhà thơ. Qua việc đọc hiểu thơ trữ tình cũng góp phần nâng cao năng lực thẩm mĩ của con người, làm giàu cho đời sống tâm hồn của mỗi cá nhân.

Đọc hiểu văn bản thơ Đường:

Thơ Đường rất hàm súc, tương đối khó với HS THCS, GV cần trang bị thêm cho các em những tri thức cơ bản về thơ Đường (thời đại,

23

thi pháp, đặc trưng...), đưa nội dung thơ Đường vào các tiết chuyên đề hoặc ngoại khóa để HS trao đổi và tìm hiểu. GV có thể cung cấp cho các em hoặc yêu cầu HS tự sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu, những đoạn phim liên quan đến các tác giả, tác phẩm. Đó là cách giúp HS hào hứng và ghi nhớ lâu hơn.

Để dạy tốt tác phẩm thơ Đường, quan trọng nhất là GV cần cho HS trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. Đây là một yêu cầu bắt buộc khi dạy học đọc hiểu. Với thơ Đường, GV cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm cả ba phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để tạo khơng khí học tập tích cực và tạo khơng khí Đường thi cho giờ dạy học.

Trong các bài thơ Đường, bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ có sự khác nhau khá xa về mặt ngơn từ nên việc bám lấy ngôn từ để tìm hiểu, phân tích bài thơ là rất khó. Vậy nên, khi dạy thơ Đường, GV phải hướng dẫn HS đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa và dịch thơ, từ đó giúp các em vượt qua “rào cản” về ngôn ngữ để thấu hiểu được những nội dung, tư tưởng mà thi nhân muốn gửi gắm. Cùng với đó, GV cần định hướng cho HS tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm như: tác giả, bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác. Đây là những kiến thức nền giúp HS hiểu và cảm nhận tốt hơn về tác phẩm.

Thêm vào đó, thơ Đường có thi pháp đa dạng, phong phú, đa dạng, mang một màu sắc rất riêng, độc đáo. GV cần hướng dẫn, gợi mở để HS phát hiện ra những đặc điểm thi pháp trong thơ Đường như:

- Về đề tài: trong thơ Đường đề tài thường trang trọng, cái tơi với tính chất “phi cá thể”, ước lệ là rất phổ biến.

- Về quy tắc niêm - luật - vần - đối: Một bài thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc niêm - luật - vần - đối rất chặt chẽ.

- Về ngôn ngữ: thơ Đường cơ đọng, hàm súc, “ý tại ngơn ngoại”, ít khi đi vào miêu tả chi tiết, ngôn ngữ thơ thường mang nhiều tầng nghĩa.

24

Chính từ những đặc điểm trên nên khi dạy thơ Đường, GV cần hướng dẫn HS tìm chất “Đường thi” qua việc tìm thi đề, thi tứ và thi ý từ đó giúp HS có thể hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ. Để làm được điều đó, trong giờ dạy đọc hiểu GV cần đối thoại, tạo tình huống có vấn đề, gợi ý, dẫn dắt cũng có thể cho HS thảo luận nhóm bằng để HS tự mình tìm được con đường thâm nhập vào tác phẩm. Cũng cần lưu ý thêm, khi dạy thơ Đường, GV cần đặt bài thơ đó trong hệ thống đề tài cùng với các bài thơ khác. Ở đây, GV có thể u cầu HS tự sưu tầm, tìm hiểu thêm những bài thơ, câu thơ cùng chủ đề để HS phát hiện ra nét độc đáo, sáng tạo của mỗi thi nhân. Qua đó giúp HS có cái nhìn tồn diện hơn về tác phẩm đồng thời giúp các em phát huy khả năng so sánh đối chiếu giữa văn bản này với văn bản khác. Từ đó, HS có thể cảm thụ và ghi nhớ tác phẩm sâu sắc hơn.

Đọc hiểu văn bản truyện:

Văn bản truyện là văn bản được sáng tác theo lối hư cấu. Mỗi văn bản là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Khi dạy đọc hiểu văn bản truyện bên cạnh những đặc điểm riêng về thi pháp, phong cách nghệ thuật của nhà văn, đặc sắc về nghệ thuật và nội dung trong từng tác phẩm, GV cần hướng dẫn HS bám sát những đặc trưng cơ bản của văn bản truyện như: cốt truyện, người kể chuyện, lời trần thuật. Với truyện ngắn cịn có tình huống truyện.

Dạy đọc hiểu văn bản truyện, trước tiên GV phải cho HS đọc văn bản truyện để nắm được cốt truyện và hệ thống nhân vật, Sau đó, tùy theo đặc trưng nổi trội của mỗi truyện GV sẽ hướng dẫn HS đọc hiểu ý nghĩa của truyện theo diễn biến cốt truyện, theo nhân vật, theo kết cấu, theo tình huống truyện, theo bối cảnh hoặc theo mạch kể của người kể chuyện. Tùy vào nội dung từng bài, GV có thể vận dụng một trong số những cách thức

25

trên hoặc cũng có thể kết hợp nhiều cách thức đọc hiểu để HS cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc và những điểm độc đáo về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)