Kết quả điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6. Thực trạng của dạy học thơ Đường hiện nay

1.6.2. Kết quả điều tra khảo sát

1.6.2.1. Kết quả qua điều tra, khảo sát GV:

Qua thu thập, xử lí và phân tích số liệu, chúng tơi thu được kết quả như sau: (Bảng tổng hợp ý kiến của GV xin xem ở phụ lục)

Trong 27 thầy cô được khảo sát, khi được hỏi về vai trò của dạy học đọc hiểu trong dạy học bộ môn Ngữ văn 55,6% GV đánh giá ở mức rất cần thiết, 44,4% GV đánh giá ở mức cần thiết. Qua đó có thể thấy, GV đang nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học đọc hiểu.

Với câu hỏi về vai trò của các hoạt động trong giờ dạy học đọc hiểu thơ Đường như: tổ chức cho HS tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản, tổ chức cho HS đọc diễn cảm, cho HS so sánh bản phiên âm và bản dịch thơ và tạo điều kiện cho HS liên hệ với thực tiễn gần như 100% thầy cô tham gia khảo sát đều thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên. Khảo sát về mức độ cho HS hình dung lại thế giới nghệ thuật trong văn bản, tạo điều kiện cho HS nêu quan điểm riêng về các yếu tố trong văn bản và tạo điều kiện cho HS tiếp cận với các tác phẩm cùng thể loại và các tác phẩm cùng chủ đề cho thấy số thầy cô thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên vẫn chiếm đa số (44,5% - 59,3%), số cịn lại thỉnh thoảng có thực hiện. Qua đó ta nhận thấy GV cũng đã rất quan tâm đến mục tiêu phát triển kĩ năng đọc, mở rộng các tác phẩm ngoài SGK, và hướng đến việc trao quyền cho HS trong giờ đọc hiểu, phá bỏ lối giảng văn, bình văn.

48

Khi khảo sát về phương pháp dạy học đọc hiểu thơ Đường, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV chưa chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại để đạt được mục tiêu bài học. Hầu hết GV sử dụng phương pháp theo gợi ý của sách giáo viên khơng cịn phù hợp. Các phương pháp được GV thường xuyên sử dụng là vấn đáp (rất thường xuyên là 77,8% và thường xuyên là 22,2%) và thảo luận nhóm (66,7%). Các phương pháp như thuyết trình, tranh luận, nêu và giải quyết vấn đề ít khi được sử dụng. Như vậy, có thể thấy mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của dạy học đọc hiểu nhưng GV còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp dạy học hiện đại để đạt hiệu quả cao trong dạy học đọc hiểu.

Với khảo sát về cách sử dụng bài tập đọc hiểu thơ Đường cho thấy 14,8% GV chỉ cho HS làm bài tập có trong sách giáo khoa, 22,2% GV thường xuyên giao bài tập trong sách giáo khoa, ít khi soạn thêm các bài tập mới, chưa mở rộng ngữ liệu cho HS. Phần lớn GV hoặc thường xuyên sử dụng bài tập sách giáo khoa hoặc có kết hợp với bài tập ngồi nhưng số lượng chưa nhiều.

Với câu hỏi về các khó khăn khi dạy học thơ Đường, chúng tôi nhận được những phản hồi như sau: Về chương trình với thời lượng 45 phút cho một bài thơ Đường không đủ để GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản một cách đầy đủ và chi tiết. Thêm nữa thơ Đường không nằm trong giới hạn thi vậy nên việc học thơ Đường cũng ít được HS chú trọng. Về phía GV: việc tổ chức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp dạy học đọc hiểu trong mơn Văn nói chung và trong giảng dạy thơ Đường nói riêng cho GV chưa được tổ chức thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Về phía HS: ngại học Văn là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đối với HS THCS, thơ Đường có khoảng cách thời gian và văn hóa với các em là quá lớn. Thơ Đường chứa nhiều điển tích, điển cố, chịu sự quy định chặt chẽ về niêm luật của thể loại; tính hàm súc, cơ đọng “ý tại ngơn

49

ngoại” khiến HS thấy khó khăn trong q trình đọc hiểu. Vốn từ Hán Việt của HS cịn nhiều hạn chế. Bản dịch thơ nhiều khi chưa sát với phiên âm gây ra sự lúng túng cho HS khi tiếp nhận văn bản.

1.6.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát HS:

Qua thu thập, xử lí và phân tích số liệu, chúng tơi thu được kết quả như sau: (Bảng tổng hợp ý kiến của HS xin xem ở phụ lục)

Khi được hỏi về cảm nhận của HS khi học thơ Đường, số HS rất thích và cảm thấy thích học thơ Đường là khơng nhiều (6,6%; 15,3%), số HS khơng thích thơ Đường có con số tương đối lớn (21,9%).

Với câu hỏi khảo sát về mức độ của các hoạt động chuẩn bị trước khi học một bài thơ Đường con số thống kê được như sau: số HS đọc kĩ bài thơ chiếm 63,3%, số HS coi trọng việc tìm hiểu các thơng tin về tác giả chiếm khoảng 54,8%, số HS xác định thể thơ chiếm 55,1%, số HS xác định bố cục bài thơ chiếm 68,8%, số HS soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp chiếm 75,5%. Số còn lại các con thỉnh thoảng có thực hiện hoặc thực hiện nhưng bỏ qua một số thao tác như đọc, tìm hiểu tác giả, chia bố cục... đặc biệt là khơng tìm hiểu nghĩa các từ Hán Việt. Như vậy, ta có thể thấy vẫn nhiều HS chưa chú trọng khâu chuẩn bị bài hoặc chuẩn bị qua loa. Đây cũng là một trong những ngun nhân chính dẫn đến khó khăn khi tiếp nhận văn bản.

Khi được hỏi về mức độ thực hiện các hoạt động trong giờ đọc hiểu như sự tích cực trong giờ, việc thực hiện tốt các yêu cầu của GV cũng như phối hợp có hiệu quả giữa hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân số HS chọn mức độ rất thường xuyên chiếm khoảng 12,3% - 20,8%, số HS chọn mức độ thường xuyên chiếm từ 22,5% - 28,2%. Phần lớn các con lựa chọn mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi. Một số HS trầm, chưa tích cực (từ 6,6% - 8,8%). Trong giờ việc chủ động phản biện, đặt câu hỏi với GV về nội dung bài học và thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân trước tập thể lớp, tranh luận để

50

bảo vệ ý kiến cá nhân khơng có HS nào chọn mức độ rất thường xuyên, con số thường xuyên cũng tương đối ít (12,6% - 14,2%). Ngược lại, số HS lựa chọn mức độ không bao giờ chiếm tỉ lệ tương đối cao (38,9% - 44,6%). Từ đó cho thấy trong giờ đọc hiểu về thơ Đường HS chưa thực sự tích cực và chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động của HS sau giờ đọc hiểu cho thấy số HS học thuộc thơ ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên không nhiều (7,9% - 9,6%). Đa số các con ngại học thuộc thơ Đường. Bên cạnh đó, việc làm bài tập ở nhà theo yêu cầu của GV là tương đối cao (rất thường xuyên là 38,4%, thường xuyên là 44,9%) nhưng số HS tự tìm bài đọc mở rộng không được thực hiện ở mức độ thường xuyên, con số thỉnh thoảng và hiếm khi cũng không cao (11,5% - 15,3%). Sau giờ đọc hiểu trên lớp, các con cũng thỉnh thoảng và hiếm khi trao đổi với bạn bè hoặc hỏi lại GV những vấn đề chưa rõ xoay quanh văn bản. Tóm lại, việc đọc hiểu thơ Đường chưa được HS chú trọng đúng mực, các con chỉ thực hiện bám sát theo yêu cầu sách giáo khoa chưa áp dụng để giải mã các tác phẩm cùng thể loại, cùng tác giả để nâng cao kiến thức.

Khi được hỏi về những khó khăn khi học thơ Đường, đa số HS cho rằng: Thơ Đường có nhiều từ khó, nhiều điển tích, điển cố để hiểu được các con phải tìm hiểu thêm nhiều tư liệu bên ngoài (chủ yếu là trên Internet), thơ Đường quy định nghiêm ngặt về luật thơ, chữ ít nhưng ý nhiều nên khó để các em nắm bắt hết, các bài thơ đưa vào chương trình học đã ra đời từ rất lâu nên nhiều chỗ không phù hợp với thực tế các con đang trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 56 - 59)