Đặc trưng thi pháp của thơ Đường

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Tổng quan về thơ Đường và đặc trưng của thơ Đường

1.4.2. Đặc trưng thi pháp của thơ Đường

Từ lâu, thơ Đường được biết đến là mẫu mực của thơ ca cổ điển Trung Quốc với thi pháp hết sức phong phú và đa dạng. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tơi chỉ trình bày một số phương diện tiêu biểu sau:

1.4.2.1. Con người trong thơ Đường

Con người vừa là đối tượng phản ánh trong văn học vừa là mục đích của văn học. Trong thơ Đường cũng vậy. Con người trong thơ Đường trước hết là tổng hòa của những quan hệ, con người là trung tâm của vũ trụ. Quan niệm con người vũ trụ cho rằng con người có liên quan mật thiết với trời đất và vũ trụ. Con người là tiểu vũ trụ được bao quanh bởi đại vũ trụ. Hình ảnh con người ln xuất hiện trong tư thế vũ trụ, hiên ngang “đầu đội trời, chân đạp đất”, nối đất với trời. Cũng chính vì đứng giữa không gian bao la rộng lớn của đất trời, giữa dịng thời gian trơi chảy khơng ngừng mà con người ít nhiều cảm thấy cơ đơn, nhỏ bé. Vì thế con người ln khao khát vượt thời gian tìm lại hơm qua vươn tới ngày mai, vượt khơng gian để có mặt khắp mọi nơi nhưng thực tế đành bất lực. Thơ Đường đặc biệt quan tâm và thể hiện mối quan hệ tương giao hịa hợp giữa con người với con người. Hình ảnh con người hữu tâm, con người tri

32

âm được bộc lộ rõ trong đề tài bằng hữu. Thơ giai đoạn Sơ Đường và Thịnh Đường ít nói đến tình cảm gia đình, tình u nam nữ mà nói nhiều đến tình bạn. Tình bạn là quan hệ bình đẳng, là thuần túy tình cảm tự nhiên khiến thi nhân dễ dàng giãi bày tâm sự và luôn khát vọng tri âm. Giai đoạn này, khó tìm thấy một nhà thơ nào khơng viết về đề tài tình bạn. Đi tìm là tìm bạn, cuộc gặp gỡ cũng là gặp bạn, nhớ hay mong cũng là nhớ mong về bạn. Đó là Lý Bạch trong nỗi nhớ Đỗ Phủ (Sa Khâu Thành

hạ ký Đỗ Phủ), là Đỗ Phủ khi xa cách với Thiên mạt hoài Lý Bạch, Đơng nhật hữu hồi Lý Bạch... Thơ viết để gửi tặng cũng phần nhiều là tặng bạn

với Tặng Uông Luân của Lý Bạch, Tặng Lý Bạch của Đỗ Phủ, Ký Vi Chi của Bạch Cư Dị... Và tất nhiên khi người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ phải chia xa thi nhân đau lòng khi phải tiễn biệt. Hình ảnh con người vũ trụ xuất hiện nhiều trong bộ phận thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn.

Ngược lại, với bộ phận thơ sáng tác theo khuynh hướng hiện thực hình ảnh con người xuất hiện là con người xã hội. Ở đây là con người được nhìn nhận, được xem xét trong những mối quan hệ xã hội. Đó chính là thần dân với qn vương, là chiến binh trong chiến tranh, là kẻ sĩ với xã hội và chủ yếu là con người bất hạnh. Xã hội với những biến động lớn lao, nhiều giá trị bị đảo lộn khiến một bộ phận thi nhân thay đổi điểm nhìn. Hiện thực đau thương, đói khổ và cả chết chóc của nhân dân đời Đường chiến loạn và suy thoái đã trở thành đối tượng được phản ánh trong thơ. Tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ với một loạt những bài thơ như: Tự kinh phó Phụng Tiên, Mạnh Vân Khanh, Binh xa hành, Tuế án thành, Bành Nha hành, Thùy lão biệt... Ông về với nhân dân, cuộc sống gần gũi với người

dân khiến ông tận mắt chứng kiến những cảnh tượng tang thương và xót xa. Với thơ Đỗ Phủ, lần đầu tiên hình ảnh người dân đen, người lính được đặt vào vị trí trung tâm mà kể lể, thở than và tố cáo. Bên cạnh đó, là Bạch Cư Dị với Thôn cư khổ hàn, Ca vũ, Lý Thân với Mẫn nông, Vương Kiến

33

với Thủy phu dao... Đến với thơ hiện thực, mọi thảm cảnh của người dân đều được phản ánh một cách chân thực như đang bày ra trước mắt người đọc. Điều đáng chú ý con người xã hội chủ yếu được phản ánh trong quan hệ đối lập tương phản giữa cuộc sống cơ cực, đói khổ, lầm than của dân đen với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ của bọn vua quan. Qua đó, ta thấy được tấm lịng nhân đạo của thi nhân và lời tố cáo cũng từ đó mà hiện ra thật đanh thép và thuyết phục.

Như đã nói ở trên, trong thơ Đường có hai kiểu con người cơ bản là con người vũ trụ và con người xã hội. Do chịu sự chi phối của mỹ học truyền thống nên trong thơ Đường con người vũ trụ vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu con người vũ trụ đạt đến trình độ tuyệt vời thì con người xã hội lại đạt đến độ sâu sắc mà các nhà thơ đời sau khó sánh kịp. Có thể nói, cả con người vũ trụ và con người xã hội đều có vai trị và cống hiến quan trọng trong thi pháp thơ Đường, góp phần đưa thơ Đường đến vị trí đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Quan niệm về con người là phạm trù cơ bản của thi pháp thơ Đường nên nó sẽ chi phối tất cả các yếu tố khác về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể loại, kết cấu và ngôn ngữ.

1.4.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tác nên trong tác phẩm nghệ thuật. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng của thi pháp. Thời gian nghệ thuật là phương tiện để tác giả phản ánh đời sống, thể hiện cảm xúc và tư tưởng của mình; với bạn đọc, nó là tín hiệu để giải mã bản chất của hình tượng.

Trong thơ Đường, thi nhân đặc biệt quan tâm đến thời gian. Có thể chia thời gian trong thơ Đường thành hai kiểu thời gian nghệ thuật cơ bản là thời gian vũ trụ và thời gian đời thường.

34

Thời gian vũ trụ trong thơ Đường có mối quan hệ biện chứng với không gian. Thời gian và không gian thống nhất lại làm nên vũ trụ. Vì vậy, thi nhân có thể dùng khơng gian để thể hiện thời gian hoặc ngược lại dùng thời gian để thể hiện không gian. Trong thơ Đường xuất hiện rất nhiều địa danh và thời gian luôn ln có mặt cùng với khơng gian trong mối quan hệ không thể chia cắt. Phương thức để thể hiện thời gian cũng rất đa dạng. Thơ Đường thường ưu tiên cho thời quá khứ, thời quá khứ chủ yếu được thể hiện dưới hai dạng là thời gian hoài cổ (như bài Bạch đế

thành hoài cổ của Trần Tử Ngang, Vịnh hồi cổ tích của Đỗ Phủ, Xích Bích hồi cổ của Đỗ Mục...) và thời gian kí ức (với bạn cũ, quê cũ, tình cũ

như bài Tống Nguyệt Nhị xứ An Tây của Vương Duy, Dạ vũ kí bắc của Lí Thương Ẩn, Thu hứng 1 của Đỗ Phủ, Đăng lâu của Dương Sĩ Ngạc...). Đối với thơ Đường, những cái cũ mới là những cái được trân trọng, gắn bó bởi cái cũ là cái đã được kiểm nghiệm, đã qua thử thách. Thi nhân thường hoài cổ, đem cái cổ về trong hiện tại để làm thước đo, làm chuẩn mực cho mọi giá trị. Ngồi thời gian q khứ cịn được nhắc đến với dạng thời gian ký ức. Hoài cổ là thời gian của quá khứ xa xăm còn ký ức thuộc về quá khứ gần. Một thao tác thường gặp ở thơ Đường là biến thời gian thành ký ức, hiện tại nhiều khi được cảm nhận như quá khứ gần. Các hình ảnh của hiện tại có thể trở thành ký ức, gợi đến không gian và thời gian thuộc về quá khứ để con người hoài niệm. Muốn lưu giữ kỉ niệm, muốn khoảnh khắc ngày hôm nay khơng mất đi thi nhân đã biến nó thành ký ức để nâng niu, để cất giữ. Thêm vào đó, họ hồi cổ chính vì thương kim, vì bất mãn với hiện tại và lo cho tương lai. Như vậy, việc đặt con người trong thời gian quá khứ chính là để nhắc nhở con người phải biết ơn quá khứ, phải sống trách nhiệm ở giây phút hiện tại, cố gắng hết mình cho tương lai. Đó là ý nghĩa nhân văn đích thực, là căn nguyên sâu xa của thời gian vũ trụ trong thơ Đường.

35

Thời gian đời thường trong thơ Đường xuất hiện trong dòng thơ hiện thực phản ánh đời sống của con người xã hội. Nhìn chung, thời gian được nhắc đến ở đây chủ yếu là thời gian của hiện tại, có tính chất cụ thể, trực cảm. Thi nhân không kể về cái đã qua thuộc về quá khứ xa xăm mà kể về những cái đang diễn ra. Đó cũng là thời gian của công việc, thời gian của lao động nên đầy gấp gáp, tất bật mang tính kí sự chứ khơng khoan thai, nhàn nhã như thời gian vũ trụ. Đặc biệt, do tính chất tự sự mà xuất hiện kiểu thời gian đồng hiện. Kiểu thời gian này là điểm mới của thời gian nghệ thuật trong thơ Đường. Thi nhân có thể miêu tả hai bức tranh chỉ cách nhau gang tấc với hai sự kiện xảy ra cùng một lúc nhưng đối lập nhau một trời một vực.

Tóm lại, trong thơ Đường thời gian vũ trụ là thời gian thuộc về quá khứ, lấy quá khứ để bộc lộ tâm trạng của thi nhân còn thời gian đời thường là thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt gắn với đời sống thực tại của con người. Cả hai kiểu thời gian nghệ thuật trên đều mang những nét riêng với đề tài, cách thể hiện hoàn toàn khác biệt nhưng cả hai đều tiêu biểu cho thời gian nghệ thuật trong thơ cổ điển của Trung Quốc và có ảnh hưởng sâu đậm đến các sáng tác thơ chữ Hán và chữ Nôm của thơ Trung đại Việt Nam.

1.4.2.3. Không gian nghệ thuật

Trong cuốn Về thi pháp thơ Đường của Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử cho rằng: “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con người thì thời gian, khơng gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm thụ về thế giới và con người. Bởi vì người ta khơng thể cảm thụ bất cứ cái gì ngồi không gian và thời gian” [46]. Cũng giống như con người và thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ Đường bao gồm: không gian vũ trụ và không gian đời thường.

Trước hết, không gian vũ trụ được hiểu là nơi tồn tại của con người vũ trụ. Con người là trung tâm của vũ trụ, trung tâm của trời đất. Từ điểm

36

trung tâm đó, con người có thể nhìn ra bốn phương, tám hướng nên khơng gian vũ trụ cũng sẽ được mở ra theo mọi hướng; không gian trong thơ Đường cũng ln mang tính chất đối xứng, con người chính là tâm đối xứng của không gian ấy. Giữa vũ trụ bao la, mênh mông, con người càng trở nên nhỏ bé, cơ độc. Từ đó mà trong con người ln dấy lên khát khao hòa nhập cùng vũ trụ, khát vọng chiếm lĩnh không gian. Để chiếm lĩnh không gian vũ trụ, con người thường dùng hai cách lên cao (đăng cao) hoặc đi xa (viễn du), tạo thành hệ thống không gian cao - viễn.

Các thi nhân khi thể hiện con người vũ trụ thường chọn cách bước lên cao, không gian thẩm mĩ mở ra với quan niệm: cao - đẹp. Ở tư thế “đăng cao” con người bước vào lịng của vũ trụ, thấy được vị trí trung tâm của mình và cảm thấy gần với trời hơn. Hàng loạt bài thơ Đường thể hiện điều này: Đăng U Châu đài ca (Trần Tử Ngang), Đăng Quán Tước

(Vương Hoán Chi), Đăng Tổng Trì các (Sầm Tham), Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài (Lý Bạch)... Nếu khơng ở tư thế đăng cao thì họ cũng

phải ở vị trí trên cao rồi. Đó là Hồng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Vạn Tuế lâu,

Phù Dung lâu (Vương Xương Linh)... Đăng cao làm cho tâm hồn có thể tự do phóng chiếu vào khơng gian vũ trụ, làm cho hồn mình giao tiếp và tương thông với vũ trụ.

Mặc dù yêu không gian tĩnh nhưng con người trong thơ Đường lại rất thích đi xa đến thiên lý vạn lý để mở rộng sự hiểu biết, để kết bạn bốn phương. Tuy nhiên, họ cũng ngại đi xa vì sợ rơi vào cảnh lữ thứ tha hương, phải xa rời những gì thân thuộc, những gì yêu thương nhất. Sự khát khao chiếm lĩnh và nỗi lo sợ trước những điều mới lạ đều cuốn hút con người khiến họ rất quan tâm đến khơng gian. Ta có thể thấy khơng gian có mặt ở hầu hết tất cả các bài thơ Đường, thậm chí nó xuất hiện ngay nhan đề bài thơ (Đằng Vương các tự - Vương Bột, Bạch Đế thành hoài cổ - Trần Tử Ngang, Thạch Đầu thành - Lưu Vũ Tích, Há Giang

37

lăng - Lý Bạch, Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu...). Do không gian vũ trụ là không gian mở ln hướng đến cao và xa nên kích thước của nó thường là kích thước lớn (thiên lý, vạn lý, tam thiên trượng, tam thiên xích...), là những tính từ chỉ sự cao viễn vô biên. Việc tạo dựng nên khơng gian vũ trụ chính là để đem khơng gian nội tâm giao hịa và tương thơng cùng thế giới. Thế giới nội tâm luôn tương thông với thế giới ngoại cảnh, với không gian vũ trụ. Thơ Đường đã đưa khơng gian nội tâm hịa vào thế giới mênh mơng khiến bạn đọc có cảm giác bước vào thế giới của sự hòa điệu.

Tuy nhiên, sự hòa điệu của thế giới nghệ thuật Đường thi bị phá vỡ khi con người xã hội xuất hiện, với tư cách là thần dân xuất hiện. Điều này đồng nghĩa với việc không gian vũ trụ nhường chỗ cho không gian đời thường. Kiểu không gian này ta thấy nhiều trong thơ hiện thực với không gian tồn tại của người “dân đen”. Đây chính là khơng gian đời thường, không gian sinh hoạt. Khơng cịn mang sự cao, xa, thống đãng của không gian vũ trụ, không gian đời thường chật trội, phồn tạp. Khoảng khơng gian này có xu hướng thu hẹp, dồn nén con người vào những xó xỉnh của cuộc sống sinh hoạt, con người khơng cịn thả hồn trên bầu trời mênh mông, rộng lớn mà lo bám sát mặt đất để sinh tồn đầy khó nhọc. Lúc này khơng gian được nhắc đến là những thơn, xóm, làng mạc cụ thể ở hiện tại, là chiến trường thảm khốc với bao cuộc giao tranh. Không gian đời thường với những số đo rất thường, rất gần gũi, cụ thể được miêu tả rất cụ thể và tỉ mỉ. Ta bắt gặp rất nhiều trong thơ Đỗ Phủ không gian ấy, thứ không gian rất đời, rất thực và vô cùng giản dị.

Hai không gian tiêu biểu của thơ Đường: không gian vũ trụ - không gian đời thường luôn được đặt trong thế tương quan đối lập. Ta có thể dễ dàng nhận thấy, không gian vũ trụ luôn chiếm ưu thế. Thứ không gian yên tĩnh, cao vời, xa xăm ấy là đặc trưng khi nhắc đến không gian nghệ thuật trong thơ Đường. Tuy nhiên cũng phải khẳng định vai trị khơng nhỏ của

38

không gian đời thường. Tóm lại, cả hai kiểu khơng gian nghệ thuật trong thơ Đường đều đạt đến trình độ cổ điển và tiêu biểu cho khơng gian nghệ thuật thơ Trung Quốc.

1.4.2.4. Thể loại và kết cấu

Các nhà thơ Đường sử dụng hai thể thơ chính là cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) và kim thể (hay cận thể, gồm luật thơ và tuyệt cú). Thơ cổ thể có từ đời Hán, thơ kim thể được manh nha từ thời Lục triều, rõ nhất ở thời Tề, Lương và hoàn thiện ở đời Đường.

Thơ cổ thể gồm hai dạng là cổ phong và nhạc phủ. Cổ phong chủ yếu có năm chữ hoặc bảy chữ. Dạng nhạc phủ là tên gọi chung của nhiều thể khác nhau, thường được phổ nhạc. Trong thơ cổ thể khơng bị gị bó bởi số câu, số chữ. Niêm luật, cách gieo vần và đối ngẫu cũng không quy định nghiêm ngặt. Do đó, thơ cổ phong biểu hiện được nhiều sắc thái tình cảm, gần gũi với đời sống cũng như phản ánh được những vấn đề xã hội rộng lớn. Tiêu biểu cho thơ cổ thể, có thể kể đến: Thạch Hào lại của Đỗ Phủ, Trương tiến tửu của Lí Bạch, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị...

Thơ kim thể hay còn gọi là thơ Đường luật. Thơ kim thể chia làm hai dạng chính: luật thi và tuyệt cú. Trong đó, luật thi gồm thất ngơn bát cú luật thi (thất luật) và ngũ ngôn bát cú luật thi (ngũ luật); tuyệt cú gồm ngũ ngôn

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)