CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Một số phương pháp dạy đọc hiểu văn bản
1.3.1. Đọc hiểu văn bản theo tiếp cận thi pháp
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn
học Trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục, 1999) khẳng định: “Thi pháp khơng phải là ngun tắc có trước, nằm bên ngồi, mà là ngun tắc bên trong vốn có của sáng tạo nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng tác
20
nghệ thuật, gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa, nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật”. Như vậy, tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp chính là cách giúp ta thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả, nắm bắt được các mã văn hóa nghệ thuật mà tác giả sử dụng, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm. Dạy học đọc hiểu theo tiếp cận thi pháp sẽ góp phần giúp HS hiểu sâu, nắm vững hơn về tác phẩm. Đây là một hướng tiếp cận phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại.
Đọc hiểu văn bản từ góc độ thi pháp trước hết cần quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người. Người đọc tìm hiểu cách nhà văn gọi tên nhân vật, miêu tả ngoại hình, hành động, ngơn ngữ và tâm lí của nhân vật. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người sẽ thấy được chiều sâu bên trong chi phối cách xây dựng nhân vật của nhà văn, sẽ có được những tiêu chí đánh giá giá trị nhân văn trong các hiện tượng văn học.
Đọc hiểu theo góc độ thi pháp học rất coi trọng vấn đề thời gian nghệ thuật. Thời gian khơng chỉ là đối tượng mà cịn là nhân tố cấu thành nên văn bản. Trong đó, thi pháp học đặc biệt quan tâm đến thời gian trần thuật (thời gian biểu diễn bằng phương tiện ngôn từ) với mở đầu và kết thúc của trần thuật; nhịp độ, tốc độ của trần thuật. Thời gian trần thuật góp phần thể hiện tiết tấu của bức tranh đời sống; tư tưởng, tình cảm của người trần thuật. Ngoài ra, thi pháp học cũng quan tâm đến thời gian được trần thuật với các bình diện thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai; đi kèm với nó là quan niệm và ý thức về thời gian.
Không gian nghệ thuật là yếu tố khơng thể bỏ qua khi đọc văn theo góc độ thi pháp học. Với tư cách là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, khơng gian có thể được thể hiện ở các phạm trù: cao - thấp, rộng - hẹp, trong - ngoài, trên - dưới cũng có thể gắn với các địa điểm cụ thể như: sông núi, nhà cửa, con đường, bầu trời, trên lầu... Mỗi kiểu không gian được lựa
21
chọn đều gắn đặc điểm của thế giới nghệ thuật được tái hiện và cũng thể hiện quan niệm của tác giả về khơng gian. Chính vì vậy, chỉ ra quan niệm này cũng là chỉ ra cảm nhận của tác giả về cuộc sống, qua đó giúp người đọc thấy được chiều sâu trong tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Tóm lại, đọc văn từ góc độ thi pháp học là hướng tiếp cận quan trọng, người đọc bám sát vào văn bản là có cơ sở tiến hành hoạt động đọc. Trong dạy đọc hiểu văn bản, GV cần cho HS tiếp xúc trực tiếp với văn bản, từ chính ngơn từ để giải mã văn bản, để khám phá thế giới nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm và thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản.