Yêu cầu của dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Yêu cầu của dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường

2.1.1. Dạy học bám sát văn bản

Trước đây với mơ hình giảng văn, GV là người cảm thụ các tác phẩm văn học rồi giảng lại cho HS nghe. Như vậy, học văn nhưng HS không được trực tiếp đọc văn bản văn học, không coi việc đọc hiểu văn bản là việc của mình. Có thể nói, văn bản mà HS tiếp nhận chính là bài giảng của cơ, là các bài phân tích mẫu, các “thế bản”. Điều đó có nghĩa là suốt một thời gian dài dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng chưa đặt người học làm trung tâm. Khác với lối giảng văn, dạy học đọc hiểu văn bản luôn lấy văn bản và các hoạt động đọc hiểu văn bản của HS làm trung tâm. Quá trình dạy học đọc hiểu là dạy HS đọc hiểu trực tiếp văn bản của nhà thơ, nhà văn dưới sự hướng dẫn, gợi ý và hỗ trợ của GV. Từ đó mà HS sẽ có được những rung động, biết thưởng thức giá trị thẩm mĩ, tiếp nhận tư tưởng tình cảm, trưởng thành về nhân cách và hình thành các kĩ năng văn học. Như vậy giải quyết đúng vấn đề phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay chỉ có duy nhất con đường là dạy HS đọc hiểu

55

văn bản, đưa HS đến với văn bản văn học để HS trở thành một độc giả chủ động và sáng tạo.

Đối với thơ Đường, mỗi bài thơ được đưa vào sách giáo khoa ln có phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần dịch thơ. Trong khi dạy, GV cần lưu ý cần bám sát phần phiên âm, cho HS so sánh phần phiên âm và phần dịch thơ bởi đó mới chính là “đứa con tinh thần” của thi nhân, bản dịch thơ đôi khi chưa được sát, chưa thấy hết ý tình của tác giả. Thông qua con đường này cũng góp phần bồi dưỡng và mở rộng vốn từ Hán Việt cho HS. Như vậy, việc đọc hiểu thơ Đường trước hết phải tuân thủ nguyên tắc bám sát văn bản văn học. Giáo án của GV chủ yếu là giáo án về phương pháp đọc cho HS, phải thiết kế các hoạt động để HS tiếp xúc trực tiếp với văn bản, tự đọc văn bản.

2.1.2. Chú trọng những đặc trưng của thơ Đường.

Văn bản văn học ln mang tính đa nghĩa, tính biểu cảm, tính hình tượng và truyền cảm. Xét về mặt cấu trúc, văn bản văn học gồm: tầng ngơn ngữ, tầng hình tượng và tầng ý nghĩa. Ba tầng này đan xen hịa quyện lẫn nhau trong văn bản. Vì vậy, trong dạy đọc hiểu GV cần tổ chức cho HS từng bước hiểu được nghĩa của ngơn từ, tái hiện và lí giải được các đặc điểm của hình tượng, khám phá được ý nghĩa của văn bản, đọc được bức thơng điệp của người viết, thậm chí đồng sáng tạo cùng tác giả. Bên cạnh đó, mỗi văn bản văn học lại có những nét đặc trưng riêng về thể loại. Vậy nên, dạy đọc hiểu cần quan tâm đến đặc điểm riêng của loại và thể loại. Đây là nguyên tắc thiết yếu trong dạy học đọc hiểu và cũng là tiền đề giúp HS hình thành kĩ năng đọc để có thể tự đọc được những văn bản khác cùng thể loại.

Giống như truyện, thơ là sản phẩm của hư cấu nghệ thuật và tư duy hình tượng. Nhưng truyện phản ánh hiện thực trong đời sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn thông qua việc kể lại một câu chuyện thì thơ lại giãi

56

bày những tình cảm, cảm xúc làm nội dung và phương thức biểu đạt của người viết. Nhân vật trong thơ là nhân vật trữ tình chủ yếu hiện ra với cảm xúc, suy nghĩ. Ngôn ngữ trong thơ cũng là kiểu ngôn ngữ giàu nhạc điệu, nhạc tính và được lựa chọn trau chuốt. Vậy nên dù là thơ cách luật hay thơ tự do thì ngơn ngữ trong thơ đã được cách điệu hóa tạo nên những câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ giàu sức biểu cảm, có khả năng làm rung động trái tim người đọc, khơi gợi nơi người đọc những khoái cảm thẩm mĩ lành mạnh. Thơ có nhiều thể, mỗi bài thơ mang một chất riêng nhưng nhìn chung nhắc đến thơ là nhắc đến nội dung trữ tình, nhân vật trữ tình, tứ thơ, ngơn ngữ thơ, biểu tượng thơ...

Việc dạy học đọc hiểu văn bản thơ phải bám sát những yếu tố chung về thể loại cũng như các nét riêng trong mỗi bài thơ. Văn bản thơ có tổ chức đặc biệt, ngơn ngữ giàu nhạc điệu và hình ảnh nên khi dạy đọc hiểu thơ trước hết GV cần tổ chức cho HS đọc thành tiếng, chậm rãi, có khi đọc ngân nga để vang nhạc, sáng hình. Đọc là bước đầu tiên để giúp HS thâm nhập vào văn bản để từ đó tượng hình lên trong người đọc thế giới hình tượng và chủ thể trữ tình trong thơ. Tiếp đó, GV cần hướng dẫn HS đọc kĩ từng câu thơ, khổ thơ, phân tích và cắt nghĩa từng hình ảnh, chi tiết, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật... để phát hiện ra ý thơ, tình thơ và cảm nhận được cái hay, cái độc đáo trong cách giãi bày của tác giả. Trong quá trình đọc hiểu ý nghĩa của văn bản thơ, GV cần có cách thức khơi gợi HS liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với thực tiễn và trải nghiệm của bản thân để lí giải và đồng cảm với nhân vật trữ tình. Trên cơ sở đó, kết hợp các tri thức ngồi văn bản (thơng tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm) đưa ra nhận định về tình cảm, thái độ, tư tưởng của người viết. Khi dạy đọc hiểu văn bản thơ tùy theo thể loại, đặc trưng nghệ thuật của văn bản thơ GV có thể triển khai theo một số hướng đi như: bố cục, cấu tứ, thi luật, điểm nhìn của nhân vật trữ tình...

57

2.1.3. Gắn việc tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu thơ Đường với đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là yêu cầu rất quan trọng bậc nhất của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt động đồng thời cũng được đánh giá và thẩm định qua hoạt động nên dạy học đọc hiểu nói chung, dạy học đọc hiểu thơ Đường nói riêng thực chất là việc GV tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ HS tiến hành các hoạt động đọc hiểu văn bản. Như vậy phương pháp dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực là phương pháp tổ chức các hoạt động học thông qua một số nhiệm vụ học tập. Mỗi nhiệm vụ đó được thiết kế, chuyển giao bằng các kĩ thuật dạy học và sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học.

Song song với việc tổ chức hoạt động đọc hiểu cho HS, GV cũng cần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá. Hoạt động dạy học và việc kiểm tra đánh giá đều phải hướng đến việc hình thành và phát triển các năng lực cho HS. Điều này đặt ra yêu cầu với mỗi GV cần phải xác định các năng lực, đặc biệt là các năng lực đặc thù có thể hình thành và phát triển trong dạy đọc hiểu. Từ đó cụ thể hóa các năng lực đó dưới các biểu hiện, hành động, kĩ năng có thể đo lường và đánh giá được.

Cũng cần lưu ý thêm trong giờ đọc hiểu GV cần tôn trọng ý kiến của HS để mỗi HS có quyền đọc hiểu theo trình độ, kinh nghiệm, vốn hiểu biết, cảm xúc của mình. Khi dạy HS đọc hiểu, GV cần cho HS nêu ý kiến, phát biểu cảm nghĩ về văn bản, khuyến khích các em đưa ra các quan điểm đa dạng.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 63 - 66)