Các hoạt động trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Các hoạt động trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường

Từ đặc trưng chung của hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học kết hợp với những đặc điểm riêng về thể loại của thơ, có thể đưa ra những hoạt động trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ như sau:

58

Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động tạo tâm thế cho HS.

Hoạt động này nhằm lôi cuốn, tạo sự chú ý ở HS, khơi gợi vốn sống, kinh nghiệm đọc văn của HS và đặt ra các vấn đề cần giải quyết trong bài học, giúp cho các em có tâm thế thoải mái trước khi vào bài. Hoạt động này cần tổ chức ngắn gọn, hấp dẫn và sống động. GV có thể cho HS chơi trị chơi để vừa kiểm tra kiến thức của bài cũ, vừa dẫn vào kiến thức của bài mới. GV cũng có thể đặt câu hỏi để HS huy động kinh nghiệm, trải nghiệm sống của mình về những vấn đề liên quan đến văn bản. Hoặc GV cho HS xem một đoạn Video liên quan đến bài học...

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu tri thức Ngữ văn, đọc và tìm hiểu chung về văn bản.

Mục đích của hoạt động nhằm giúp tất cả HS trong lớp làm việc trực tiếp với văn bản, tìm hiểu các yếu tố ngồi văn bản để có cái nhìn đầy đủ và chính xác về nội dung văn bản (Phương pháp đọc hiểu văn bản theo hướng tiếp cận văn hóa). Trước khi dạy thơ Đường, GV cho HS tự tìm hiểu để thuyết trình về những vấn đề tổng quan về thơ Đường và đặc trưng thi pháp của thơ Đường. Một hoạt động không thể thiếu trong giờ dạy đọc hiểu thơ Đường là đọc và tìm hiểu chú thích. GV cần hướng dẫn HS đọc cho “vang nhạc sáng hình” cả ba phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để bước đầu HS có những cảm nhận về văn bản và cất bước trên hành trình đến với thế giới nghệ thuật của nhà văn. Để hoạt động đọc đạt hiệu quả, GV cần thiết kế và chuyển giao một số nhiệm vụ đọc cho HS thực hiện trước khi lên lớp gắn liền với những sản phẩm cụ thể như: đọc tối thiểu hai lần (một lần đọc thầm, một lần đọc thành tiếng); đọc chú thích, tra từ điển để hiểu nghĩa của những từ khó; ghi lại ấn tượng, cảm nhận ban đầu về tác phẩm... Ở trên lớp, tùy theo điều kiện, GV tổ chức cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng, thi đọc diễn cảm hay xem video đọc diễn cảm... Sau bước đọc, HS tìm hiểu chú thích để hiểu nghĩa của các từ

59

trong văn bản. Trong hoạt động này, GV có thể đặt câu hỏi vấn đáp, cho HS thuyết trình hoặc lập hồ sơ người nổi tiếng để HS tìm ra được các nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của nhà thơ. Sau đó, GV hướng dẫn HS xác định hoàn cảnh sáng tác, thể loại, chủ đề... Lưu ý, GV cần khắc sâu cho HS những đặc điểm về thể loại để HS có được kiến thức cơ bản về thể loại, nhận diện và phân biệt được thể loại của văn bản. Từ đó, sau khi học xong HS nắm được cách đọc hiểu của thể loại để áp dụng đọc mở rộng các văn bản khác cùng thể loại.

Hoạt động 3: Tổ chức cho HS đọc hiểu nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

Mục đích của hoạt động này là giúp HS khám phá được ý nghĩa của văn bản và hiểu được cái hay, cái đặc sắc trong hình thức nghệ thuật thể hiện của nhà văn.

Với hoạt động này, trước hết, GV cho HS so sánh phần phiên âm với phần dịch nghĩa và dịch thơ để HS thấy được những chỗ dịch chưa sát đồng thời qua đó rèn cho HS nguyên tắc bám sát phiên âm khi đọc hiểu thơ Đường. Đây cũng chính là một trong những phương diện cơ bản của phương pháp dạy học đọc hiểu theo lý thuyết tiếp nhận.

Trong quá trình đọc hiểu, GV cần bám sát các đặc trưng về thể loại, về thi pháp của thơ Đường (Phương pháp dạy đọc hiểu theo thể loại và Phương pháp dạy học đọc hiểu theo tiếp cận thi pháp). Với thơ Đường, GV có thể hướng dẫn HS đọc hiểu theo một hoặc một số yếu tố hình thức nghệ thuật như bố cục, cấu tứ, thi luật, điểm nhìn của nhân vật trữ tình; gắn liền với với việc phân tích ngơn từ, hình ảnh, biểu tượng, các biện pháp nghệ thuật; và sự huy động vốn sống, vốn trải nghiệm cá nhân, liên tưởng, tưởng tượng của HS để các em có được sự đồng cảm với nhân vật trữ tình. Ở hoạt động đọc hiểu văn bản văn học, GV cần tránh lối dạy áp đặt về nội dung trong việc đưa ra các đề mục trong bài dạy. GV cần

60

khuyến khích HS trực tiếp tham gia, đặt mình vào nhân vật, tình thế và bối cảnh trong tác phẩm; liên hệ, huy động sự trải nghiệm của bản thân để đối thoại, phát hiện đề xuất các cách hiểu về ý nghĩa văn bản.

Hoạt động 4: Tổ chức cho HS củng cố và vận dụng thực tiễn.

Ở hoạt động này, nhằm giúp HS nắm chắc kiến thức, định hình kĩ năng và nâng cao khả năng đọc hiểu văn bản. GV cần cho HS khái quát lại các đặc điểm của thơ Đường thông qua ngữ liệu vừa tìm hiểu. Đồng thời, HS cần rút ra được cách đọc một bài thơ Đường cùng thể loại. Về hệ thống bài tập cần sắp xếp theo mức độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao; kết hợp giữa bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận; bài tập sử dụng ngữ liệu vừa học và bài tập sử dụng ngữ liệu mới (các tác phẩm cùng tác giả, cùng thể loại, cùng giai đoạn, cùng xu hướng văn học). Thông qua hoạt động này, HS cịn có thể vận dụng những tri thức trong bài học áp dụng vào thực tiễn. Đó có thể là tri thức về tác giả, tác phẩm, thể loại, cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn bản... Thực tiễn ở đây có thể là những tình huống trong cuộc sống hàng ngày khi giao tiếp với mọi người, khi đối diện với những vấn đề của cuộc sống, của việc đọc sách hoặc chính những tình huống trong học tập khi đọc hiểu các văn bản theo yêu cầu mở rộng của GV, theo yêu cầu của đề thi...

Hoạt động 5: Tổ chức cho HS tìm tịi, mở rộng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu và trải nghiệm sáng tạo.

Ở hoạt động này, GV cần có những hướng dẫn cụ thể cho HS về cách đọc, cách tìm tri thức, tìm văn bản, cách tra cứu, sử dụng các cơng cụ phục vụ cho học tập. Cùng với đó, GV cũng cần tạo ra các hoạt động trải nghiệm, sân chơi phong phú với nhiều hình thức khác nhau (làm thơ, vẽ tranh, ngoại khóa văn học...) để HS có thêm trải nghiệm, bộc lộ khả năng sáng tạo, tăng cường sự hứng thú, yêu thích của HS với thơ Đường.

61

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 66 - 70)