Kết luận về thực trạng dạy học thơ Đường hiện nay

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6. Thực trạng của dạy học thơ Đường hiện nay

1.6.3. Kết luận về thực trạng dạy học thơ Đường hiện nay

Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy về phía chương trình: Các bài thơ được chọn giảng thuộc nhiều thể thơ khác nhau nhưng đều là những đại diện tiêu biểu cho một thời đại hoàng kim của thơ ca

51

Trung Quốc. Tuy nhiên đối với HS lớp 7 để cảm nhận được thơ Đường một cách sâu sắc và thấu đáo thì khơng dễ. Trong thời gian 45 phút là khá hạn hẹp để vừa tìm hiểu cả về tác giả, hồn cảnh sáng tác, thể thơ, vừa tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Về phía GV, phần lớn GV đã nhận thức được về tầm quan trọng của dạy học đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn nhưng những buổi tập huấn về phương pháp dạy đọc hiểu văn bản văn học cũng như phương pháp dạy đọc hiểu thơ Đường chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng, GV cịn khá lúng túng khi dạy đọc hiểu thơ Đường. Trong bài dạy, GV cũng quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản, bám sát phần phiên âm, cho HS liên hệ thực tiễn; GV cũng tạo điều kiện để HS được thuyết trình, được trao đổi, thảo luận. Tuy nhiên, GV vẫn thiên về cách dạy học truyền thống, chưa kết hợp tốt các kĩ thuật và phương pháp dạy học hiện đại; trong giờ một số GV chưa tạo cơ hội cho HS được bày tỏ quan điểm của mình. Các giờ dạy vẫn nặng về cung cấp nội dung với ngữ liệu có sẵn trong sách giáo khoa. Việc dạy HS cách để tự đọc hiểu một tác phẩm thơ Đường chưa được chú trọng.

Đối với HS, qua khảo sát chúng tôi thấy các em đã có ý thức chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa và yêu cầu của GV; trong giờ có tinh thần phát biểu xây dựng bài, hợp tác và trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Song nhiều em vẫn chưa chú trọng việc đọc hiểu thơ Đường, vốn từ Hán Việt chưa phong phú, khả năng vận dụng và sáng tạo sau khi tiếp nhận văn bản còn nhiều hạn chế. Trong giờ học, HS còn e dè chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân hoặc tranh luận, phản biện để bảo vệ quan điểm của mình. Hầu hết, sau giờ học HS chưa tìm đọc mở rộng các tác phẩm cùng chủ đề, cùng thể loại.

52

Từ việc khảo sát ý kiến của GV và HS khơng chỉ giúp chúng tơi có được những nhận xét, đánh giá khách quan về thực trạng dạy thơ Đường mà còn là cơ sở đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

53

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi đã xác định được khái niệm đọc hiểu, vai trò của đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, quy trình đọc hiểu và một số phương pháp dạy học đọc hiểu. Trong đó, chúng tơi tập trung đề cập đến đọc hiểu văn bản theo tiếp cận thi pháp, đọc hiểu văn bản theo thể loại, đọc hiểu văn bản theo tiếp cận văn hóa và đọc hiểu văn bản theo lý thuyết tiếp nhận. Mỗi phương pháp dạy học đọc hiểu có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nội dung từng bài, đối tượng tiếp nhận, mục đích sư phạm để người GV lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp dạy học đọc hiểu sao cho hiệu quả.

Trong chương 1 của luận văn cũng đã đề cập đến những vấn đề tổng quan của thơ Đường về bối cảnh và thời đại. Cùng với đó, chúng tơi đã chỉ ra những đặc trưng thi pháp của thơ Đường như con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, thể loại và kết cấu. Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng để chúng tôi đưa ra những đề xuất về phương pháp dạy học đọc hiểu thơ Đường.

Bên cạnh đó, xuất phát từ mục tiêu và những yêu cầu đối với dạy học Ngữ văn bậc THCS trong chương trình 2018, chúng tơi nhận thấy dạy học đọc hiểu là phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn phù hợp và hiệu quả. Dạy học đọc hiểu góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực cốt lõi (năng lực tự học và tự chủ; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học). Dựa trên những cơ sở lí luận và thực trạng dạy học đọc hiểu thơ Đường hiện nay ở trường THCS, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Đường ở THCS và đề xuất các phương pháp dạy học đọc hiểu thơ Đường nhằm góp phần phát triển năng lực đọc hiểu và bồi dưỡng tình yêu thơ Đường cho HS THCS.

54

CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU THƠ ĐƯỜNG CHO HS THCS

Khác với lối dạy học cũ, GV là trung tâm với vai trò là người truyền thụ kiến thức với phương pháp chính là thuyết trình. Dạy học theo hướng phát triển năng lực phải lấy HS làm trung tâm. Trong đó, GV là người hướng dẫn, định hướng để HS tự lĩnh hội tri thức, trở thành người đọc độc lập và sáng tạo. Dạy học đọc hiểu văn bản muốn phát huy được năng lực của HS thì vấn đề quan trọng bậc nhất là cần thay đổi phương pháp dạy học. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra những yêu cầu của dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường và đề xuất một số phương pháp dạy học đọc hiểu thơ Đường cho HS THCS.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 59 - 63)